III. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
3.1.3. Đặc điểm về kinh tế xã hội của làng Vạn Phúc Hà Đông.
Vạn Phúc với 12 thôn và thôn nào cũng sản xuất, kinh doanh chủ yếu lụa tơ tằm. Chỉ cịn một số ít các hộ sản xuất nơng nghiệp. Phường có dịng sơng Nhuệ chảy qua, đây là nơi chứa nước thải và là nơi cung cấp nước cho các hộ sản xuất nông nghịêp.
Trong những năm qua, nhu cầu thị trường trong nước và ngoài nước về tiêu thụ các sản phẩm lụa tơ tằm rất cao, khả năng của chúng ta có thể đáp được với khối lượng lớn, khả năng cạnh tranh của các sản phẩm lụa của chúng ta là rất cao. Trong khi đó, chúng ta lại khơng dám sản xuất với khả năng có thể, chỉ sản xuất với khối lượng rất ít để đáp ứng một phần thị trường trong nước và nước ngoài. Làng lụa Vạn Phúc cũng như nhiều địa phương, cơ sở sản xuất lụa khác trong nước, vì vậy, trong những năm qua, với sự chỉ đạo của các cấp ban ngành của tỉnh Hà Tây, làng Vạn Phúc đã có sự thay đổi cần chú ý, số lượng LĐ, số hộ tham gia sản xuất đang dần tăng lên, các ban ngành đã có sự thay đổi trong phương thức kích thích đầu tư cho các đơn vị sản xuất mở rộng quy mô sản xuất. Cụ thể như sau:
3.1.3.1. Về đất đai.
Được thể hiện trong biểu3:
Tổng diện tích đất tự nhiên 143,97 ha khơng đổi qua các năm, nhưng trong cơ cấu thì lại có sự thay đổi đáng kể. Diện tích đất nơng nghiệp có xu hướng giảm mạnh từ 42,32% tổng diện tích đất tự nhiên năm 2001, chỉ cịn 38.15% tổng diện tích đất tự nhiên năm 2002, chỉ cịn 33,21% năm 2003 tổng diện tích đất tự nhiên. Và tốc độ giảm này lại có xu hướng giảm mạnh hơn qua các năm và được thể hiện ở tốc độ tăng trưởng qua các năm, năm 2002 so năm 2001 là 90,15% và năm 2003 so với năm 2002 là 87,06%. Mặt khác, diện tích các loại đất khác lại tăng dần qua các năm, đặc biệt là diện tích đất chuyên dùng tăng từ 32,99% tổng diện tích đất tự nhiên năm 2001, lên
36,32% tổng diện tích đất tự nhiên năm 2002, lên 43,08% tổng diện tích đất tự nhiên năm 2003. Trong đó, diện tích đất xây dựng là tăng mạnh nhất, điều này một phần cho thấy được vấn đề đầu tư cho phát triển của làng nghề đang có xu hướng tăng cao.
Tóm lại, trong 3 năm qua, cơ cấu diện tích có sự thay đổi theo chiều hướng rất có lợi cho sư phát triển của làng nghề truyền thống lụa tơ tằm Vạn Phúc thể hiện rõ là tỷ lệ diện tích đất NN trên một khẩu NN có sự giảm sút từ 3,06 sào năm 2001, xuống còn 2,78 sào năm 2002, còn 2,43 sào năm 2003 và cùng với sự giảm sút này cịn có sự giảm sút của diện tích đất NN/1 LĐNN như trong biểu 3. Mặt khác, là diện tích đất chuyên dùng trên một hộ có sự gia tăng năm 2001 là 0,57 sào, năm 2002 có 0,63 sào, năm 2003 có 0,74 sào. Nhưng nhìn chung, diện tích đất nơng nghiệp bình qn của một LĐNN vẫn cịn rất cao, trong khi đó diện tích đất chun dùng vẫn cịn rất thấp. Trong những năm tới, các cấp phường cần có sự điều chỉnh để tạo điều kiện cho các hộ sản xuất được sử dụng đất với diện tích lớn hơn, thuận lợi cho việc mở rộng quy mô sản xuất của các hộ.
3.1.3.2. Về dân số và lao động.
Thể hiện ở biểu 4:
Tổng số nhân khẩu qua các năm có sự gia tăng, nhưng với tốc độ chậm lại, năm 2002 so với năm 2001 là 100,24%, năm 2003 so với năm 2002 là 100,22%. Sự gia tăng này do nhân khẩu NN có xu hướng giảm, nhưng lại giảm chậm hơn là số nhân khẩu phi NN tăng lên. Đây là dấu hiệu đầu tiên cho thấy sự thay đổi trong cơ cấu lao động của làng. Ngoài ra, tổng số nhân khẩu tăng lên ở đây cũng có thể là do nguyên nhân tổng số hộ tăng lên qua các năm, năm 2001 có 2239 hộ, năm 2002 có 2245 hộ, năm 2003 có 2251 hộ. Trong đó có sự giảm xuống của hộ có thu nhập chính từ NN, từ 327 hộ năm 2001 xuống cịn 325 hộ năm 2002, xuống còn 322 hộ năm 2003 (mặc dù có
Luận văn tốt nghiệp NguyÔn Thuú D¬ng KTB 45
tốc độ giảm xuống có giảm), sự tăng lên của hộ có thu nhập chính từ TM, DV và XD, cùng với sự tăng lên của hộ có thu nhập chính từ TTCN mà chủ yếu ở đây là hộ sản xuất lụa tơ tằm truyền thống cho thấy, cách nhìn nhận của các hộ nơi đây đã có sự thay đổi, chuyển dần sang làm các ngành nghề XD, DV, TM và TTCN, giảm dần hộ làm NN, phù hợp với quá trình CHH- HĐH NN, NT của Đảng và Nhà nước Việt Nam.
Về lao động, LĐ trong độ tuổi LĐ có sự gia tăng, năm 2002 tăng 11 người với tốc độ gia tăng 100,24% so với năm 2001, năm 2003 tăng 15 người với tốc độ gia tăng 100,32% với năm 2002 nhưng vẫn ở mức 52% tổng nhân khẩu. Nhưng trong cơ cấu LĐ trong độ tuổi LĐ lại có sự thay đổi, LĐNN có sự giảm xuống (năm 2001 có 395 LĐ, năm 2002 cịn 389 LĐ, năm 2003 còn 381 LĐ), nhưng LĐNN kiêm làm TTCN và LĐ phi NN có sự tăng lên, với tốc độ tăng cũng tăng qua các năm như trong biểu 4. Và vấn đề chú ý ở đây là LĐNN kiêm làm TTCN, LĐ làm TTCN, không chỉ tăng lên về số lượng mà tốc độ gia tăng cũng có sự tăng lên, tuy khơng phải là con số lớn. Điều này giúp chúng tơi có thể khẳng định rằng, sự đầu tư cho TTCN (mà chủ yếu là sản xuất lụa tơ tằm truyền thống) đang tăng lên và có thể tăng hơn nữa trong những năm tới.
Tóm lại, với bình qn LĐNN/ Hộ có TN chính từ NN giảm dần, LĐ làmTTCN/ Hộ TTCN, LĐ kiêm làm TTCN/ Hộ NN kiêm TTCN tăng dần qua các năm,cho thấy rõ rằng, hiệu quả của việc khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống lụa tơ tằm nơi đây đang dần được hiện ra và đang theo chiều hướng tốt. Nhưng LĐ TTCN vẫn chỉ ở con số trên 35% tổng số LĐ trong độ tuổi trong làng. Vì thế, các cấp ban ngành cần có những chỉ đạo cụ thể, giúp cho địa phương tăng với tốc độ LĐ TTCN cao hơn nữa, nhằm nâng cao khả năng sản xuất lụa tơ tằm truyền thống này, thu hút được nhiều lao động trong và ngồi làng hơn nữa, từ đó có khả năng nâng cao được thu nhập cho người sản xuất cũng như LĐ nơi đây, phát huy hết tiềm năng sẵn có trong làng.
3.1.3.3. Về cơ sở hạ tầng.
Được thể hiện ở biểu 5:
Biểu 5: Một số cơ sở hạ tầng của Phường Vạn Phúc qua 3 năm (2001-2003)
Chỉ tiêu ĐVT 200
1 2002 2003
So sánh (%) 02/01 03/02 BQ
I. Đường giao thông Ha 9,77 10,11 10,41
103,4