IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.3. Những yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển làng nghề truyền thống Lụa tơ tằm Vạn Phúc Hà Đông.
thống Lụa tơ tằm Vạn Phúc - Hà Đông.
4.3. 1. Vốn.
Đây là yếu tố hết sức quan trọng đối với bất kỳ một làng nghề truyền thống nào đó là nhân tố cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh. Mà làng nghề truyền thống lụa Vạn Phúc cũng khơng nằm ngồi các làng nghề đó. Nó quan trọng đối với hộ sản xuất, kinh doanh vì nó sẽ quyết định tới quy mơ sản xuất, kinh doanh của các nhóm hộ, điều này lại quyết định tính kinh tế, các hộ có quy mơ sản xuất càng cao thì các sản phẩm làm ra có tính hiệu quả càng cao, và với mức đầu tư cho sản xuất một loại sản phẩm càng cao thì mang lại thu nhập bình qn trên một cơng lao động càng cao.. Mặt khác, đầu tư cho sản xuất phải cần một lượng vốn rất lớn. Chính vì thế, trong năm qua có rất nhiều hộ có như cầu về vốn lớn để mở rộng sản xuất kinh doanh, hiện tại tổng số vốn các hộ nơi đây đã vay vốn lên đến 9 tỷ đồng, với số vốn vay khá lớn đó thì các hộ sản xuất, kinh doanh các sản phẩm tơ lụa phát triển tương đối so với các năm trước cả về quy mô sản xuất, cũng như khai thác tốt hơn công suất làm việc của máy dệt, nhưng thực tế vẫn chưa thể khai thác hết nhu cầu cao của người tiêu dùng trong và ngoài nước.
4.3.2. Đầu vào.
Yếu tố đầu vào (tơ tằm) là một trong những yếu tố ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng sản xuất và chất lượng sản phẩm tơ tằm, và đó là giá cả và mùa vụ.
Đầu tiên đó là giá cả. Với nguồn vốn hạn hẹp chỉ cho phép người dệt mua với khối lượng tơ nhất định để phục vụ cho sản xuất, có chăng một phần là tích lũy cho sản xuất giai đoạn sau. Vì, nếu giá đầu vào thấp thì khơng có khó khăn gì cho người dệt mua tơ tằm về dệt ngay cả khi người dệt phải phát huy hết công suất sản xuất của máy để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tăng cao.
Nhưng nếu giá tơ tằm quá cao thì họ lại chỉ sản xuất cầm chừng, chỉ khi nào nhu cầu tiêu dùng lên quá cao, mà chưa được đáp ứng thì họ mới phải mua tơ tằm về để sản xuất. Phản ứng này hết sức phổ biến của các hộ sản xuất nơi đây, họ thường xuyên phải đối diện với sự thay đổi đó. Năm 2003 là một năm có sự thay đổi khá rõ rệt mà phần trên chúng tôi đã nêu ra. Sự thay đổi này được giải thích như sau:
Thứ nhất: Đó là giá cả tơ tằm thế giới. Nếu như trên thị trường tơ tằm thế giới lên cao, thì tơ tằm trong nước được tập trung chủ yếu là xuất khẩu, nếu như giá tơ tằm trong nước không cao bằng. Dẫn đến thị trường tơ tằm trong nước giá tăng cao và khan hiếm cho sản xuất. Người dệt lúc này thu quy mô sản xuất lại, nếu như nhu cầu tiêu dùng không thay đổi. Ngược lại, nếu như giá cả trên thị trường thế giới thấp, thì tơ tằm trong nước có mức giá thấp như thị trường trên thế giới, khi đó các hộ dệt bắt đầu mua vào với lượng nhất định tùy theo khả năng và nhận biết của họ.
Thứ hai: Đó là mùa vụ tơ tằm. Vào thời điểm thu hoạch và được mùa thì giá tơ rất rẻ, chất lượng tơ thường rất tốt. Đây là thời gian thuận lợi cho người dệt mua tơ về phục vụ sản xuất và một phần tích lũy nếu có khả năng. Nhưng nếu vào mùa thu hoạch, người trồng dâu nuôi tằm không được mùa tơ thì tơ tằm rất khan hiếm, giá tơ tằm lên rất cao, chất lượng thường không tốt. Người dệt lụa chỉ có thể nhập tơ lúc này khi họ thật sự cần thiết và thường khơng có sự tích lũy.
Ngồi hai lý do trên, thì người dệt nơi đây chưa có một tổ chức nào đứng ra thu mua tơ tằm và bán cho người dệt với giá hợp lý, không bị ảnh hưởng lớn lắm của biến động giá tơ.
Trong những năm qua, HTXTTCN đã chuyển dệt sang làm hoạt động dịch vụ cho sản xuất TTCN mà chủ yếu là dịch vụ cho sự phát triển sản xuất lụa tơ tằm. Nhưng do số vốn hiện có của HTX thì việc thu mua tơ tằm vào
Luận văn tèt nghiÖp Ngun Th D¬ng KTB 45
những thời vụ được mùa và giá rẻ cịn rất hạn chế, chỉ có thể bình ổn được giá tơ tằm ở thời điểm giá quá cao thường vào cuối năm ( tháng 11 cuối năm sang tháng 3 sang năm), nhưng với khối lượng tơ cịn ít so với nhu cầu của hộ dệt đáp ứng nhu cầu tăng cao vào cuối năm. Vì thế, vào thời điểm này hộ sản xuất vẫn phải mua tơ tằm từ thị trường trơi nổi với giá cao.
Chính vì những lý do trên, mà người dệt nơi đây thường tin tưởng vào giá cả của họ mua từ các thương gia mang đến tận nhà, và nhận biết chất lượng tơ tằm qua kinh nghiệm của mình. Vì thế, với làng phát triển ngành nghề truyền thống như Vạn Phúc thì rất cần có những cơ quan, tổ chức cung cấp thông tin cho hộ sản xuất về thị trường đầu vào, có những dự đốn trong tương lai để hộ sản xuất có những ứng phó để phục vụ cho sản xuất. Đặc biệt là tổ chức thu mua tơ tằm cho các hộ sản xuất vào đầu mùa tơ tằm, để bán cho các hộ vào thời điểm cuối thời vụ, khan hiếm tơ tằm. Để cho các hộ sản xuất khơng phải lo lắng tích lũy tơ tằm từ đầu vụ, tập trung vào sản xuất để mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng mà không cần phải có số vốn lớn, để có số tiền quay vòng cao.
4.3.3. Lao động.
Với lao động chủ yếu là nữ, tuổi đời cịn trẻ, thì lao động nơi đây đã đáp ứng được yêu cầu của công việc dệt lụa tơ. Ngồi ra, nếu nhu cầu lao động cao thì việc huy động là khơng gặp khó khăn kể cả việc đào tạo lao động phục vụ sản xuất không tốn kém thời gian, tiền bạc là bao, tại hình thức đào tạo chủ yếu theo phương pháp truyền nghề trong phạm vi gia đình, nhưng các nghệ nhân và lao động làm trong các nghề như may mặc, thêu… thì lại rất thiếu, lao động có trình độ thì khơng có nhiều. Và trong hộ gia đình sản xuất kinh doanh kiến thức, kinh nghiệm kinh doanh trong cơ chế thị trường còn rất ít, quản lý theo kinh nghiệm là chính, nên các hộ sản xuất cịn gặp rất khó khăn khi muốn tăng năng suất lao động, mở rộng quy mô sản xuất khi mà khả năng tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm kém, không nhanh nhạy với nhu cầu
thay đổi của thị truờng về mẫu mã mầu sắc, loại vải thì có sản xuất bao nhiêu cùng khơng mang lại tính kinh tế theo quy mơ, mà cịn có khả năng ứ động vốn dẫn đến phá sản. Ngoài ra, trong những năm qua, nhu cầu các sản phẩm như quần áo, mũ giầy… có xu hướng tăng rất cao và có thể tăng hơn nữa, nhưng cần có sự đầu tư hơn nữa cho người lao động về trình độ tay nghề làm các sản phẩm hợp thời trang này đáp ứng nhu cầu mua tốt hơn cho các du khách… Từ đó có thể tăng thu nhập cho các nghề khác như dịch vụ du lịch, may, thêu…phát triển hơn nữa ngành nghề truyền thống lụa tơ tằm nơi đây.