IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.3.5. Sản phẩm và thị trường tiêu thụ sản phẩm của làng nghề truyền thống Lụa tơ tằm Vạn Phúc.
thống Lụa tơ tằm Vạn Phúc.
Sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm là yếu tố quyết định cho cả quá trình sản xuất, nếu sản phẩm tốt, cộng với thị trường tiêu thụ cao thì sẽ làm cho giá trị sản phẩm mang lại tất sẽ cao. Nhưng ở Vạn Phúc thì hai vấn đề này đang gặp khơng ít khó khăn.
Về tiêu thụ sản phẩm: Cả q trình sản xuất có tốt, có rẻ, nhưng nếu khơng tiêu thụ được sản phẩm thì kết quả sản xuất cũng chỉ là con số không. Nhưng đặc điểm của các hộ sản xuất nơi đây là thường sản xuất theo đơn đặt hàng và với các hộ sản xuất với khối lượng nhỏ thì được các thương gia đến tận nhà mua, một số ít là tiêu thụ tại địa phương (trong các quầy hàng của làng) và xuất khẩu thì rất ít. Đây là ưu thế của các hộ sản xuất nhỏ ở Vạn Phúc, nhưng còn nhỏ so với tiềm năng sản xuất của các hộ. Trong những năm vừa qua, để giải quyết vấn đề này, các cấp lãng đạo trong làng đã tạo điều kiện cho các hộ sản xuất kinh doanh tham gia vào các cuộc hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao, các hội chợ giới thiệu sản phẩm tại các quốc gia khác trên thế giới, mở các trang web để giới thiệu sản phẩm lụa truyền thống… Ngoài ra, được sự chỉ đạo của tổng cục du lịch tỉnh Hà Tây, các cửa hàng, đường xá được nâng cấp để làng một mặt có thể khai thác tốt các dịch vụ du lịch, một mặt giới thiệu cho các du khách các sản phẩm, nhằm tìm kiếm và mở rộng thị trường. Đây là giải pháp rất lạc quan. Nhưng có một vấn đề các hộ kinh doanh trong làng, họ chưa có khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh khi giao dịch với khách nước ngoài mặc dù họ rất niềm nở, cửa hàng trưng bày đẹp mắt, điều này ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng tiêu thụ sản phẩm của các hộ này. Chúng ta rất mong chờ vào kết quả của các định hướng này trong các năm tới.
Về sản phẩm: Đó là yếu tố gần như quyết định đến khả năng tiêu thụ của sản phẩm và nó là sự kết hợp của chất lượng (tỷ lệ tơ tằm trong một sản phẩm), mẫu mã kiểu cách các sản phẩm, khổ vải, mầu sắc. Một thực tế đặt ra với chất lượng sản phẩm, người tiêu dùng thì có nhu cầu sử dụng cao nhưng lại địi hỏi có giá rẻ, nên năm 2003 chúng ta nếu đi vào các cửa hàng kinh doanh tơ lụa thì chỉ có một số ít là sản phẩm tơ tằm do các hộ dệt tại đây sản xuất, còn lại rất nhiều mặt hàng vải tơ lụa chủ yếu của trung quốc nhập lậu vào, với mẫu mã, mầu sắc rất đẹp, rẻ hơn nhưng chất lượng kém hơn (độ bền không cao, không mát và mềm mại như các sản phẩm nơi đây sản xuất). Đối với người tiêu dùng sành vải tơ lụa thì điều này ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của làng nghề. Cịn về mẫu mã sản phẩm thì thường xuyên được thay đổi rất phù hợp với thi hiếu người tiêu dùng, nhưng giá cả cho 1 bộ mẫu mã sản phẩm là khá cao, dẫn đến, các hộ sản xuất nhỏ thường ít chú ý tới việc thay đổi mẫu mã, chỉ sản xuất với các mẫu mã truyền thống có từ nhiều năm trước, hoặc có sự thay đổi khi trong họ hàng bạn bè cho mượn hay trao đổi mẫu mã cho nhau để sản xuất, nhưng số hộ này có rất ít. Chính vì thế, số hộ sản xuất đều quanh năm và với khối lượng sản phẩm lớn là rất ít. Nếu như được đầu tư nhiều hơn thì khả năng sản xuất và kinh doanh của các hộ nơi đây có thể được tăng lên đáng kể. Còn đối với mầu sắc của sản phẩm, dường như đã đáp ứng được thị hiếu người tiêu dùng, nhưng lại kém chất lượng, chỉ đẹp ở thời gian đầu, sau một vài lần giặt thì các màu này bị thay đổi, điều này ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng sản phẩm, sẽ dẫn đến mất uy tín đối với các sản phẩm lụa tơ tằm Vạn Phúc. Chính vì thế, để tránh những vấn đề xảy ra trên cần có cơ quan chức năng đứng ra kiểm định chất lượng các loại vải khi đươc ra thị trường để tiêu thụ.