IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1.1. Tình hình phát triển sản xuất và kinh doanh của làng nghề truyền thống Lụa tơ tằm Vạn Phúc.
Phúc - Hà Đơng.
4.1.1. Tình hình phát triển sản xuất và kinh doanh của làng nghề truyền thống Lụa tơ tằm Vạn Phúc. truyền thống Lụa tơ tằm Vạn Phúc.
Nghề dệt lụa có từ xa xưa trên đất Việt Nam. Thế kỷ XV, lụa Việt Nam đã theo chân thương gia lên tầu biển đi tới bạn bè xa gần bốn phương. Lụa ở Việt Nam có nhiều nơi sản xuất nhưng đối với người gắn bó với lụa, khơng thể khơng nhắc đến Lụa Vạn Phúc (thuộc thị xã Hà Đông, Hà Tây), một vùng dệt lụa thủ công lâu đời và lừng danh với các sản phẩm độc đáo.
Em về Vạn Phúc cùng anh
Áo lụa em mặc thêm thanh vẻ người
Tương truyền, bà Lã Thị Nga, một cô gái làng (từ thời Cao Biền) làm tiết độ sứ ở nước ta. Bà đã đưa đến nghề dệt lụa thô sơ với sản phẩm lụa mộc mạc, bình dân (sau này bà được phong là thành Hồng làng).
Từ khi có go võng (thế kỷ XVI) nghề dệt Vạn Phúc được cải tiến, phát triển mạnh mẽ và cho ra đời nhiều mặt hàng độc đáo, cao cấp như gấm, lụa, the, lĩnh… với nhiều hoa văn sinh động, tinh tế.
Từ thời phong kiến nghề dệt Vạn Phúc đã nổi tiếng khắp kinh đô Thăng Long, sản phẩm ở đây đã được sử dụng may quốc phục. Đến đời Nguyễn, triều đình đã đón một số nghệ nhân nổi tiếng vào kinh thành Huế để dạy thêu, dệt gấm cho các cung nữ. Gia đình cụ Đỗ Văn Sửu đã từng dệt bức trướng tặng vua Tự Đức, được triều đình Huế khen ngợi, con trai cụ Sửu là Đỗ Văn ái đã dệt long bào dâng hiến vua Khải Định
Những năm đầu thế kỷ XX, lụa Vạn Phúc đã được nhiều người nước ngoài biết đến. Các sản phẩm tơ lụa được bày bán trong các cửa hiệu nổi tiếng
ở phố Hàng Ngang, Hàng Đào như hiệu Quảng Hưng Long…Tại đây, lụa Vạn Phúc được khách du lịch, các nhà buôn Pháp, Nhật, Hồng Kơng, Thái Lan, Campuchia đến mua. Trước đó lụa Vạn Phúc đã được đi dự đấu xảo tại Pari.
Để có được một tấm lụa, phải cần cơng sức của nhiều người, qua nhiều công đoạn: quay tơ, làm hồ, dệt cửi, nhuộm. Một khung dệt cần có 5 người, dệt the, lụa hoa cần có 6 người. Nhưng với sự bùng nổ KHCN và công nghệ mới, người Vạn Phúc đã kịp thời bắt nhập, phát huy sáng tạo, cải tiến máy móc. Họ đã cải tạo khung cửi cổ dệt the, lụa trơn thành khung dệt đa nâng, với nhiều hoa văn, đủ mầu sắc. Khi nhà máy dệt Nam Định ra đời, các khung dệt chạy bằng điện với năng suất cao, các nghệ nhân nơi đây đã cùng nhau tìm hiểu và cải tiến thành máy Zắc- ka bây giờ ( mỗi lần dệt lắp được 20- 25 kim, trước chỉ được 8- 10 kim). Phương pháp này đã đem lại hiệu quả cao cho làng nghề.
Năm 1962, HTX dệt Vạn Phúc được thành lập, với hơn 400 xã viên, có gần 200 khung dệt và khoảng 100 náy dệt cải tiến chạy điện. Các mặt hàng sản xuất chủ yếu trong thời kỳ này có lụa trơn, sa tanh hoa, vải phin, khăn mành, mành cọ. Từ năm 1962- 1975, sản lượng hàng năm lụa đạt mức 300.000m.
Sau ngay miền Nam giải phóng, thống nhất đất nước, làng Vạn Phúc có thêm 120 máy dệt Hồng Kông (được chuyển từ Nam ra), người Vạn Phúc bắt đàu cải tiến máy dệt tổng hợp sang máy dệt lụa tơ tằm. Mỗi năm HTX dệt Vạn Phúc sản xuất ra hàng triệu mét lụa một năm và vải các loại phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Cuối những năm 90, khi Đông Âu tan dã, cũng như các làng nghề truyền thống khác, Vạn Phúc mất thị trường chính tiêu thụ hàng hóa, nghề dệt đình đốn, nhiều lao động phải bỏ nghề, đời sống nhân dân gặp khó khăn. Nhưng sau đó HTX đã đưa tồn bộ số máy dệt chuyển giao cho các xã viên, từ đó người dệt phải tự tìm kiếm đầu vào và dàu ra cho các sản phẩm. Các hộ xã viên đó mạnh dạn vay vốn ngân hàng để lập xưởng, mua tơ
Luận văn tèt nghiÖp Ngun Th D¬ng KTB 45