Đánh giá chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường trung học phổ thông cát hải thành phố hải phòng (Trang 58)

2.5.1. Ưu điểm

Về công tác bổ nhiệm và quy hoạch tổ trưởng chuyên môn: Hiệu trưởng

đã thực hiện tốt cơng tác bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó các TCM. Cơng tác bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó chun mơn được thực hiện theo các quy trình chặt chẽ, khoa học.

Về quản lý việc xây dựng và thực hiện kế hoạch của TCM: Hiệu

trưởng đã thực hiện triển khai xây dựng kế hoạch theo đúng các bước, hướng dẫn TCM và giáo viên về công tác xây dựng kế hoạch của TCM, nhóm chuyên môn và các cá nhân. Các kế hoạch đều có mẫu hướng dẫn thực hiện chung, đảm bảo sự thống nhất trong nhà trường.

Về công tác quản lý hoạt động dạy học: Nhà trường đã thực hiện tốt công tác quản lý hồ sơ chuyên môn của giáo viên. Công tác kiểm tra hồ sơ chun mơn được thực hiện có hiệu quả, có kiểm tra định kỳ và kiểm tra đột xuất. Công tác quản lý việc dự giờ, hội giảng, thao giảng được tiến hành theo kế hoạch và quyết định thực hiện theo từng tháng.

Về quản lý hoạt động sinh hoạt của TCM: TCM thực hiện nghiêm túc

công tác quản lý hồ sơ CM của GV, việc xây dựng và thực hiện chương trình, kế hoạch DH, kế hoạch GD, cơng tác kiểm tra đánh giá cho điểm của TCM. Bên cạnh đó, cơng tác quản lý dự giờ, hội giảng, thao giảng được TCM thực hiện có hiệu quả và có chất lượng.

Về quản lý cơng tác kiểm tra, đánh giá hoạt động tổ chuyên môn: Nhà

trường đã làm tốt công tác kiểm tra hồ sơ tổ chuyên môn và giáo viên. Nội dung đánh giá việc thực hiện kế hoạch chuyên môn của tổ trưởng thông qua các hoạt động kiểm tra cũng được Hiệu trưởng quan tâm, chú ý.

2.5.2. Hạn chế

Công tác xây dựng kế hoạch của TCM cịn mang nặng hình thức, đối phó, các chỉ tiêu xây dựng cịn chưa sát với thực tế. Cơng tác kiểm tra, rà soát, điều chỉnh việc thực hiện kế hoạch của TCM và tổ viên trong năm học chưa được thực có hiệu quả.

Nhận thức của giáo viên về đổi mới phương pháp dạy học cịn nhiều hạn chế. Cơng tác bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên chưa được quan tâm đúng mức. Việc bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ chủ yếu thực hiện theo các chuyên đề của Sở, nhà trường chưa có những chuyên đề bồi dưỡng riêng. Công tác quản lý giờ dạy của giáo viên chưa chặt chẽ, vẫn cịn có hiện tượng giáo viên ra sớm vào muộn.

Hiệu trưởng chưa bao quát hết hoạt động của tổ chuyên môn, công tác kiểm tra, đánh giá chưa thường xuyên chặt chẽ dẫn đến việc xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch cá nhân chưa nghiêm túc. Hơn nữa, việc uốn nắn, sửa chữa những sai lệch của giáo viên không được thực hiện kịp thời,

Hiệu trưởng chưa kịp thời tư vấn, thúc đẩy các hoạt động của tổ chuyên môn. Việc xử lý giáo viên vi phạm chưa kiên quyết, còn cả nể.

Do chưa được bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý nên tổ trưởng chun mơn chưa có phương pháp làm việc khoa học, chưa hình dung hết cơng việc quản lý tổ chun mơn nên chưa tích cực trong hoạt động của tổ. Việc kiểm tra, đánh giá hoạt động chuyên môn của tổ chuyên mơn chưa sâu sát, cịn mang nặng tính hình thức báo cáo. Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý hoạt động tổ chun mơn ít, tài liệu tham khảo về hoạt động tổ chuyên môn hầu như khơng có. Vì vậy, nội dung và hình thức hoạt động tổ chun mơn cịn nghèo nàn, mang tính hình thức. Những vấn đề này ảnh hưởng lớn đến việc quản lý các hoạt động chung của nhà trường cũng như quản lý các hoạt động tổ chuyên môn của Hiệu trưởng.

2.5.3. Nguyên nhân và bài học

Qua quá trình khảo sát thực trạng quản lý hoạt động tổ chuyên môn của Hiệu trưởng trường THPT Cát Hải, Hải Phòng thấy rằng công tác quản lý chun mơn nói chung, cơng tác quản lý hoạt động tổ chun mơn nói riêng của Hiệu trưởng tương đối bài bản, khoa học và có tác dụng nhất định. Nguyên nhân của những thành công là Hiệu trưởng nhà trường đã nhận thức đúng đắn về quan điểm, đường lối, chính sách giáo dục của Đảng. Hiệu trưởng đã nghiên cứu và bám sát nội dung quản lý hoạt động tổ chuyên môn theo điều lệ trường phổ thông và các văn bản quy định của Bộ GD&ĐT. Các biện pháp Hiệu trưởng áp dụng vào thực tế cơ bản đã được nghiên cứu để phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường.

Tuy nhiên, công tác quản lý hoạt động tổ chuyên môn của Hiệu trưởng cũng có những hạn chế nhất định mà qua phần đánh giá thực trạng đã nêu rõ. Nguyên nhân của những hạn chế đó là Hiệu trưởng chưa thật coi trọng việc quản lý chỉ đạo các hoạt động tổ chuyên môn, chưa chỉ đạo một cách đều tay các hoạt động khác. Đôi khi lồng ghép việc quản lý chỉ đạo hoạt động tổ

chuyên môn. Công tác kiểm tra hoạt động của tổ chuyên môn chưa thường xuyên; cán bộ quản lý dự sinh hoạt với tổ chun mơn ít.

Với những đánh giá thực trạng, phân tích làm rõ nguyên nhân của những hạn chế trong việc thực hiện các biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn, vấn đề đặt ra cho cho công tác quản lý hoạt động tổ chuyên môn của Hiệu trường THPT Cát Hải, Hải Phòng như sau:

Trường THPT Cát Hải là một trường huyện đảo, số học sinh ít, giáo viên phân bổ về tổ chuyên môn mỗi người một chun mơn, hay nói cách khác tổ chuyên môn là tổ ghép cho nên khơng có điều kiện trao đổi kinh nghiệm cũng như kiến thức chuyên môn. Tổ chức các hoạt động chuyên môn không thể đi sâu vào từng môn do lực lượng q mỏng. Vì vậy, cần có biện pháp quản lý, chỉ đạo hoạt động tổ chun mơn mang tính đồng bộ, đặc biệt có thể tạo điều kiện cho giáo viên trong trường được tham gia thường xuyên các hoạt động chun mơn và có chất lượng.

Tiểu kết chƣơng 2

Qua kết quả khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động TCM ở trường THPT Cát Hải, theo các nội dung: Bổ nhiệm và quy hoạch tổ trưởng chuyên môn; quản lý việc xây dựng và thực hiện kế hoạch của tổ chuyên môn; quản lý hoạt động dạy học của tổ chuyên môn; quản lý công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng của giáo viên; quản lý hoạt động sinh hoạt của tổ chuyên môn; quản lý công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động của tổ chuyên môn và của giáo viên

Hiệu trưởng nhà trường đã thực hiện tốt cơng tác bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó các TCM; triển khai xây dựng kế hoạch theo đúng các bước, hướng dẫn TCM và giáo viên về công tác xây dựng thực thi kế hoạch của tổ, nhóm chun mơn.

Về cơ bản, TTCM đã thực hiện tốt công tác quản lý hồ sơ chuyên môn của tổ và của giáo viên; quan tâm thỏa đáng đến đổi mới PPDH ở các TCM, đã có những quan tâm nhất định đến việc bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng đổi mới PPDH; xây dựng và thực hiện đầy đủ chương trình, kế hoạch dạy học, kế hoạch giảng dạy, công tác kiểm tra đánh giá cho điểm của TCM. Bên cạnh đó, cơng tác quản lý dự giờ, hội giảng, thao giảng được TCM thực hiện có hiệu quả và có chất lượng.

Nhưng bên cạnh đó cũng cịn nhiều những điểm hạn chế, mặt yếu, chưa làm được. Đó là năng lực quản lý của đội ngũ tổ trưởng, tổ phó CM; cơng tác xây dựng, thực hiện kế hoạch; quản lý hoạt động dạy học; quản lý hoạt động sinh hoạt của TCM cũng cịn hạn chế. Trên cơ sở thực tiễn đó, cần có những biện pháp tăng cường quản lý hoạt động TCM ở trường THPT Cát Hải để tiếp tục đưa nhà trường phát triển lên một tầm cao mới, theo định hướng phát triển chiến lược đã xây dựng.

CHƢƠNG 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THƠNG CÁT HẢI,

HẢI PHỊNG

3.1. Định hƣớng phát triển giáo dục của thành phố Hải phòng từ 2010 - 2020 và của Huyện đảo Cát Hải

3.1.1. Định hướng chung:

- Triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội XIV Đảng bộ thành phố Hải Phòng nhiệm kỳ 2010 - 2015 và các nghị quyết của Đảng về Giáo dục và Đào tạo; Nghiêm chỉnh thi hành Luật giáo dục (2009); Xây dựng các chương trình hành động nhằm cụ thể hóa các nghị quyết của Đảng về giáo dục, tạo động lực hoàn thành thắng lợi mục tiêu phát triển Giáo dục - Đào tạo (2010 - 2020).

- Quy hoạch mạng lưới Giáo dục từ Mầm non đến Đại học để đáp ứng về quy mô, chất lượng, cơ cấu ngành nghề đào tạo, loại hình đào tạo cho tất cả các ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội của thành phố.

- Củng cố và giữ vững, đảm bảo tốt công tác phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập THCS, phổ cập gióa dục trung học phổ thơng và nghề cho Huyện đảo cũng như tồn thành phố.

- Tiếp tục thực hiện đổi mới nội dung, chương trình giáo dục phổ thơng, nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện; duy trì phát triển chất lượng giáo dục mũi nhọn, khắc phục cơ bản sự chênh lệch chất lượng giữa thành phố, thị trấn và các xã trong thành phố.

- Đẩy mạnh công tác xã hội hóa theo tinh thần nghị quyết 05/2005/NQ - CP, ngày 18/04/2005 của chính phủ nhằm phát triển và thực hiện đa dạng hóa các loại hình trường lớp, tạo cơ hội cho mọi người được học tập thường xuyên và học tập suốt đời.

- Rà soát và đánh giá phân loại để quy hoạch đào tạo tuyển dụng đội ngũ nhà giáo, Cán bộ quản lý giáo dục nhằm đạt được trình độ đào tạo chuẩn

100%, trên chuẩn 65 % vào năm 2020, đáp ứng đủ về số lượng, đồng bộ cơ cấu, loại hình đào tạo.

- Đẩy mạnh phong trào xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia; Phấn đấu 400 trường vào năm 2020, huy động mọi nguồn lực tăng cường xây dựng cơ sở vật chất trường học theo phương châm: Chuẩn hóa, hiện đại hóa, phấn đấu đến năm 2020 đạt 95 đến 100% phòng học kiên cố, cao tầng.

- Tham mưu với UBND Thành phố rà soát điều chỉnh, bổ sung các chính sách địa phương nhằm khuyến khích xã hội hóa Giáo dục - Đào tạo thu hút nhân tài phục vụ cho thành phố Hải Phòng.

- Tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “Hai tốt”, hồn thành xuất sắc các tiêu chí theo chỉ tiêu của Bộ để giáo dục Hải Phịng đứng vị trí cao về công tác thi đua.

3.1.2. Định hướng phát triển giáo dục bậc Trung học phổ thông của Huyện đảo Cát Hải đảo Cát Hải

- Củng cố vững chắc kết quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 1, phổ cập giáo dục trung học cơ sở; phấn đấu đến năm 2020 toàn huyện đạt phổ cập giáo dục tiểu học đứng độ tuổi mức độ 2 và phổ cập giáo dục bậc Trung học và nghề ở cả 3 tiêu chuẩn. Đổi mới sâu sắc, toàn diện phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh; đổi mới phương pháp, nội dung kiểm tra, đánh giá, thi cử của học sinh; tập trung nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt là giáo dục kỹ năng sống, giáo dục đạo đức, giáo dục truyền thống trong các nhà trường.

- Chú trọng nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ (tiếng Anh) trong các trường phổ thông nhằm nâng cao năng lực, kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh của học sinh, cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển ngành kinh tế mũi nhọn của huyện là du lịch - dịch vụ trong thời gian hiện tại và những năm tiếp theo. - Chú trọng xây dựng các trường học đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục theo bộ tiêu chí kiểm định chất lượng của Bộ Giáo dục và Đào tạo; phấn đấu đến năm 2020 có trên 60% số trường đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục ở

mức độ 2, mức độ 3. Tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất chuẩn hóa các trường học; duy trì, củng cố và nâng cao các tiêu chí của các trường đã đạt chuẩn. Phấn đấu đến năm 2020 có ít nhất 01 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ II, có thêm từ 05 đến 07 trường đạt Chuẩn Quốc gia mức độ I, 4 trong đó có ít nhất 01 trường THPT. Tăng cường trang thiết bị dạy và học theo hướng hiện đại hóa, đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp giáo dục. Phấn đấu đến năm 2020 có ít nhất 80% số trường học có đủ phịng chức năng, khu hiệu bộ, cơng trình vệ sinh đạt chuẩn, có sân chơi, bãi tập đúng quy định; đầu tư các thiết bị công nghệ thông tin, thiết bị dạy học ngoại ngữ để nâng cao chất lượng dạy và học tin học, ngoại ngữ trong các trường học.

3.2. Những nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.2.1. Đảm bảo tính mục tiêu

Các biện pháp được đề xuất phải thực hiện được mục tiêu chính là nâng cao chất lượng hoạt tổ chun mơn ở trường THPT Cát Hải, Hải Phịng.

3.2.2. Đảm bảo tính khoa học

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tổ chuyên môn ở trường THPT Cát Hải và kết quả nghiên cứu, khảo sát thực trạng quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ở tr- ường THPT Cát Hải cho thấy Hiệu trưởng đã có nhiều cố gắng để quản lý hoạt động của tổ chuyên môn. Tuy nhiên, việc quản lý của Hiệu trưởng ở trường THPT Cát Hải đối với hoạt động tổ chun mơn vẫn cịn nhiều hạn chế. Nguyên nhân chủ yếu là do chưa có các biện pháp đồng bộ, hạn chế trong công việc tổ chức thực hiện và phối hợp các biện pháp tác động một cách toàn diện.

Để đề ra được các biện pháp quản lý hoạt động của tổ chun mơn có hiệu quả, Hiệu trưởng phải căn cứ vào cơ sở lý luận, căn cứ vào thực trạng của nhà trường để có được các biện pháp quản lý phù hợp, khoa học làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch, tổ chức và chỉ đạo các hoạt động của tổ chun mơn.

3.2.3. Đảm bảo tính khả thi..

Các giải pháp đề xuất phải phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của nhà trường, phải nằm trong khả năng huy động tài chính của nhà trường, phù hợp với năng lực quản lý của cán bộ quản lý, trình độ của giáo viên ở trường THPT Cát Hải.

3.2.4. Đảm bảo tính hiệu quả.

Các biện pháp đề xuất phải đạt hiệu quả cao trong quản lý hoạt động tổ chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.

Hiệu quả của các biện pháp đề xuất được xác định bằng tác dụng với việc giải quyết tốt những tồn tại có trong công tác quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường THPT Cát Hải thành phố Hải Phòng.

Mặt khác, cải tiến đòi hỏi phải đầu tư, huy động các nguồn lực xác định trong môi trường nhất định ở địa phương. Cải tiến là nhằm làm cho tốt hơn, nếu không như vậy cải tiến trở thành tốn kém và vơ ích. Do vậy cần chú trọng đến tính hiệu quả trong thực hiện cải tiến công tác quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở nhà trường.

Tính hiệu quả trong quản lý hoạt động tổ chuyên môn được thể hiện như : Sự phù hợp, sự thuận lợi hơn cho Hiệu trưởng, giáo viên và học sinh ; thiết thực phục vụ cho đổi mới giáo dục hiện nay ở các trường THPT, trực tiếp là đổi mới phương pháp quản lý trong các nhà trường.

3.3. Các biện pháp quản lý nâng cao chất lƣợng hoạt động tổ chuyên môn ở trƣờng Trung học phổ thơng Cát Hải, Thành phố Hải Phịng.

3.3.1. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ tổ trưởng chuyên môn

3.3.1.1. Mục tiêu của biện pháp

Giúp Hiệu trưởng xây dựng được kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ tổ trưởng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường trung học phổ thông cát hải thành phố hải phòng (Trang 58)