Yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường trung học phổ thông cát hải thành phố hải phòng (Trang 34 - 36)

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ở trường

1.5.1. Yếu tố chủ quan

1.5.1.1. Năng lực quản lý của Hiệu trưởng

Trong trường THPT Hiệu trưởng là người đứng đầu, là người chịu trách nhiệm quản lý mọi hoạt động trong nhà trường và chịu trách nhiệm trước cấp trên. Do vậy, để làm tốt cơng tác quản lý địi hỏi người Hiệu trưởng khơng chỉ có kiến thức lý luận về quản lý giáo dục mà đòi hỏi Hiệu trưởng phải có năng lực quản lý. Trước hết, Hiệu trưởng phải có năng lực thực hiện tốt các chức năng quản lý, nắm bắt và xử lý thơng tin tốt. Hiệu trưởng phải có năng lực phân tích, dự báo và tầm nhìn đối với sự phát triển của nhà trường. Những năng lực này được thể hiện trong việc xây dựng các kế hoạch của nhà

trường. Hiệu trưởng cần giải quyết tốt các mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình quản lý, là trung tâm của sự đòa két trong tập thể sư phạm nhà trường. Hiệu trưởng phải đóng vai trị như một thủ lĩnh tiên phong đồng thời cũng là một người với vai trò thúc đẩy các thành viên trong trường tiến lên. Hiệu trưởng phải là người biết đánh giá và thực hiện công bằng đối với mọi thành viên, thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở. Bên cạnh đó Hiệu trưởng cần hịa mình vào tập thể, để hiểu rõ những tâm tư, tình cảm của mọi thành viên, phải biết tự đánh giá đúng bản thân mình, biết thu thập, xử lý thơng tin kịp thời, chính xác.

1.5.1.2. Năng lực của tổ trưởng chuyên môn

Tổ trưởng chuyên môn là người trực tiếp quản lý điều hành tổ chuyên môn

Tổ trưởng vừa thực hiện nhiệm vụ như là một giáo viên vừa thực hiện nhiệm vụ quản lý theo Điều lệ trường trung học quy định và thực hiện một số nhiệm vụ khác do hiệu trưởng ủy quyền. Bởi vậy Tổ trưởng cần có năng lực chun mơn vững, có năng lực thực tiễn giảng dạy và có kiến thức sâu về bộ mơn giảng dạy. Cùng với đó Tổ trưởng cần có những năng lực nhất định về quản lý để có thể quản lý điều hành tổ một cách có hiệu quả.

Tổ trưởng phải có năng lực lập kế hoạch hoạt động như: kế hoạch tổ chuyên môn, kế hoạch chuyên đề … hướng dẫn các cá nhân trong tổ xây dựng kế hoạch cá nhân. Tổ trưởng thực hiện kiểm tra, đánh giá việc thực hiện chương trình mơn học, hoạt động chuyên môn của tổ. Tổ trưởng chuyên môn thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường , tập hợp, đoàn kết các thành viên trong tổ thực hiện tốt chủ trương đường lối chí nh sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, các chủ trương chí nh sách về giáo dục đào tạo cũng như các quy định, nếp sống văn hoá ở địa phương nơi cư trú. Tổ trưởng chuyên môn cùng với thành viên trong tổ xây dựng bầu không khi tâm lý, môi trường sư phạm thân thiện, cộng tác hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường trung học phổ thông cát hải thành phố hải phòng (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)