3.2.1. Đảm bảo tính mục tiêu
Các biện pháp được đề xuất phải thực hiện được mục tiêu chính là nâng cao chất lượng hoạt tổ chun mơn ở trường THPT Cát Hải, Hải Phịng.
3.2.2. Đảm bảo tính khoa học
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tổ chuyên môn ở trường THPT Cát Hải và kết quả nghiên cứu, khảo sát thực trạng quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ở tr- ường THPT Cát Hải cho thấy Hiệu trưởng đã có nhiều cố gắng để quản lý hoạt động của tổ chuyên môn. Tuy nhiên, việc quản lý của Hiệu trưởng ở trường THPT Cát Hải đối với hoạt động tổ chun mơn vẫn cịn nhiều hạn chế. Nguyên nhân chủ yếu là do chưa có các biện pháp đồng bộ, hạn chế trong công việc tổ chức thực hiện và phối hợp các biện pháp tác động một cách toàn diện.
Để đề ra được các biện pháp quản lý hoạt động của tổ chun mơn có hiệu quả, Hiệu trưởng phải căn cứ vào cơ sở lý luận, căn cứ vào thực trạng của nhà trường để có được các biện pháp quản lý phù hợp, khoa học làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch, tổ chức và chỉ đạo các hoạt động của tổ chuyên môn.
3.2.3. Đảm bảo tính khả thi..
Các giải pháp đề xuất phải phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của nhà trường, phải nằm trong khả năng huy động tài chính của nhà trường, phù hợp với năng lực quản lý của cán bộ quản lý, trình độ của giáo viên ở trường THPT Cát Hải.
3.2.4. Đảm bảo tính hiệu quả.
Các biện pháp đề xuất phải đạt hiệu quả cao trong quản lý hoạt động tổ chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.
Hiệu quả của các biện pháp đề xuất được xác định bằng tác dụng với việc giải quyết tốt những tồn tại có trong cơng tác quản lý hoạt động tổ chuyên mơn ở trường THPT Cát Hải thành phố Hải Phịng.
Mặt khác, cải tiến đòi hỏi phải đầu tư, huy động các nguồn lực xác định trong môi trường nhất định ở địa phương. Cải tiến là nhằm làm cho tốt hơn, nếu không như vậy cải tiến trở thành tốn kém và vơ ích. Do vậy cần chú trọng đến tính hiệu quả trong thực hiện cải tiến công tác quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở nhà trường.
Tính hiệu quả trong quản lý hoạt động tổ chuyên môn được thể hiện như : Sự phù hợp, sự thuận lợi hơn cho Hiệu trưởng, giáo viên và học sinh ; thiết thực phục vụ cho đổi mới giáo dục hiện nay ở các trường THPT, trực tiếp là đổi mới phương pháp quản lý trong các nhà trường.
3.3. Các biện pháp quản lý nâng cao chất lƣợng hoạt động tổ chuyên môn ở trƣờng Trung học phổ thơng Cát Hải, Thành phố Hải Phịng.
3.3.1. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ tổ trưởng chuyên môn
3.3.1.1. Mục tiêu của biện pháp
Giúp Hiệu trưởng xây dựng được kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ tổ trưởng chuyên môn, lựa chọn được những giáo viên có năng lực chun mơn, phẩm chất chính trị tốt để đảm nhiệm vai trò người “thợ cả” trong điều hành tổ chuyên môn.
Trang bị cho đội ngũ tổ trưởng chuyên môn những vấn đề về lý luận và kỹ năng cơ bản để họ chủ động trong việc quản lý, điều hành hoạt động của tổ chuyên môn đạt chất lượng và hiệu quả cao nhất.
3.3.1.2. Nội dung và cách tiến hành
Công tác bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ tổ trưởng chuyên mơn phải có kế hoạch, lộ trình và phải được thực hiện thường xuyên. Để các tổ trưởng đáp ứng được yêu cầu cao của cơng việc, Hiệu trưởng phải có kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ này. Nội dung việc bồi dưỡng TTCM bao gồm các nôi dung sau
- Nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức nhà giáo cho đội ngũ tổ trưởng chuyên môn.
TTCM là người trực tiếp điều hành các hoạt động của TCM, là lực lượng
nòng cốt quyết định chất lượng giáo dục của nhà trường. Vì vậy, bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức cho đội ngũ TTCM là nhằm nâng cao nhận thức về thế giới quan, nhân sinh quan, PP luận khoa học của người quản lý để từ đó họ có nhận thức đúng đắn hơn về sứ mệnh và trách nhiệm của mình.
Hiệu trưởng nhà trường cần tạo điều kiện cho TTCM được tham gia các lớp bồi dưỡng về lý luận chính trị; cung cấp đầy đủ, kịp thời các văn bản của Đảng, Nhà nước, của ngành và các cơ quan liên quan. Đây chính là những cơ sở pháp lý để định hướng và điều chỉnh mọi hoạt động của nhà trường, đồng thời là căn cứ về đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình, PP DH của từng môn học cụ thể mà người TTCM cần phải nghiên cứu, nắm vững để vận dụng trong công việc.
Thường xuyên bồi dưỡng, nhắc nhở đội ngũ TTCM giữ gìn đạo đức nghề nghiệp, lối sống mẫu mực để tạo uy tín trong đồng nghiệp, HS và nhân dân; có ảnh hưởng tốt trong nhà trường và ngồi xã hội. Thơng qua các tổ chức đồn thể và các kênh thơng tin trong nhà trường, Hiệu trưởng phải nhạy bén trong việc nắm bắt tình hình, diễn biến tư tưởng, quan điểm lập trường
của đội ngũ TTCM, từ đó có những biện pháp tác động để chấn chỉnh kịp thời.
- Nâng cao nghiệp vụ quản lý cho đội ngũ tổ trưởng chuyên môn
Để bồi dưỡng năng lực quản lý cho đội ngũ TTCM, Hiệu trưởng cần thực hiện các biện pháp sau đây:
Trang bị cho đội ngũ TTCM đầy đủ các văn bản quy định về trách nhiệm và quyền hạn của TTCM, các tài liệu nghiên cứu về lĩnh vực quản lý nhà trường, quản lý TCM.
Trong nhà trường, Hiệu trưởng cần tổ chức bồi dưỡng năng lực quản lý cho TTCM theo từng chuyên đề. Vì vậy, ngay từ đầu năm học Ban giám hiệu nhà trường phải xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cụ thể (thời điểm, thời gian, nội dung, PP bồi dưỡng) để triển khai một cách đồng bộ, có hệ thống. Trong đó, cần lưu ý bồi dưỡng các nội dung quan trọng sau:
+ Các chức năng quản lý trong nhà trường;
+ Hướng dẫn xây dựng kế hoạch và quản lý thực hiện kế hoạch của giáo viên và TCM;
+ Tổ chức, chỉ đạo TCM sinh hoạt chuyên đề, ngoại khóa; + Thanh tra, kiểm tra, đánh giá, xếp loại giáo viên, học sinh;
+ Quản lý và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, phương tiện, đồ dùng dạy học;
+ Quản lý công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ
của GV;
+ Công tác phối hợp với các tổ chức, đoàn thể trong và ngoài nhà trường.
- Nâng cao năng lực sư phạm, trình độ chun mơn nghiệp vụ cho tổ trưởng chuyên môn.
Trọng tâm của công tác quản lý TCM là quản lý hoạt động dạy học, do đó
người Hiệu trưởng phải xem việc nâng cao năng lực sư phạm, trình độ chun mơn cho đội ngũ TTCM là một việc làm thường xuyên nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường. Để làm tốt công tác này, người Hiệu trưởng cần thực hiện một số biện pháp sau:
Xây dựng kế hoạch, tạo điều kiện thuận lợi về thời gian và kinh phí cho đội ngũ TTCM nâng cao trình độ như: Đào tạo trên chuẩn, tham gia bồi dưỡng chuyên đề do Sở và Bộ GD - ĐT tổ chức.
- Bồi dưỡng cho đội ngũ TTCM năng lực sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại, đặc biệt là việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy và quản lý.
- Bồi dưỡng cho đội ngũ TTCM năng lực tự học, tự bồi dưỡng. Nội dung tự học, tự bồi dưỡng phải thiết thực, có chất lượng, có mục đích cụ thể nhằm nâng cao trình độ chun mơn, năng lực quản lý.
- Bồi dưỡng cho đội ngũ TTCM năng lực nghiên cứu khoa học, khuyến khích việc ứng dụng các đề tài sáng kiến kinh nghiệm vào thực tiễn.
- Tổ chức, chỉ đạo đội ngũ TTCM học tập nghiên cứu, thảo luận các chuyên đề dạy học theo phương pháp đổi mới.
- Tạo điều kiện cho đội ngũ TTCM có cơ hội học hỏi, trao đổi chuyên môn
với đồng nghiệp của các trường THPT trong và ngoài tỉnh.
3.3.1.3. Điều kiện thực hiện
- Hiệu trưởng phải thường xuyên quan tâm, phát hiện và khích lệ sự sáng tạo trong hoạt động chuyên môn của đội ngũ TTCM, giúp họ tự tin đề xuất ý tưởng của mình trong đổi mới dạy học, giáo dục.
- Hiệu trưởng phải đánh giá đúng năng lực phẩm chất của TTCM.
- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng phát triển đội ngũ Cán bộ quản lý nói chung và đội ngũ TTCM nói riêng hàng năm.
- Hiệu trưởng căn cứ vào hệ thống các tiêu chí để lựa chọn được những tổ trưởng chuyên môn giỏi.
- Để xây dựng được một đội ngũ TTCM đủ giỏi về chuyên môn vừa mạnh về khả năng quản lý điều hành hoạt động của tổ, Hiệu trưởng phải hết sức khách quan và minh bạch trong việc lựa chọn con người cụ thể. Muốn tránh cảm tính, chủ quan, Hiệu trưởng cần dựa vào sự tín nhiệm của các thành viên trong TCM đối với một cá nhân nào đó mà Hiệu trưởng định lựa chọn. Lá phiếu tín nhiệm mang tính dân chủ và xây dựng sẽ giúp Hiệu trưởng tìm được người xứng đáng với cơng việc.
Hiện nay, ở các trường, TTCM thường đảm nhiệm cơng việc này trong nhiều năm, ít có sự thay đổi. Đối với những người làm việc có hiệu quả, chuyện đó khơng có gì đáng bàn. Tuy nhiên, khơng hiếm trường hợp, khi đã "yên vị" trong một thời gian, TTCM mất dần sự hăng hái, đẩy mọi việc vào lối mòn, xơ cứng, "hành chính hố" cơng tác chun mơn... Để xử lí những trường hợp như vậy, Hiệu trưởng cần tạo ra một thơng lệ: hằng năm bỏ phiếu tín nhiệm TTCM, điều này có tác dụng răn đe, ngăn ngừa với những ai có xu hướng trì trệ, hoặc có thể sẵn sàng ra quyết định thay thế những người không đủ uy tín trong tổ, trong trường.
3.3.2. Đổi mới công tác xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn tổ chuyên môn
3.3.2.1. Mục tiêu của biện pháp
Hiệu quả hoạt động của TCM phụ thuộc nhiều vào việc xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện hoạt động của tổ trong năm học. Một bản kế hoạch phù hợp và có tính khả thi sẽ có tác dụng định hướng hoạt động trong cả năm học. Nhờ vào các mục tiêu đặt ra, các thành viên trong TCM sẽ cùng phấn đấu, đồng lòng thực hiện. Các TCM xây dựng được kế hoạch của tổ có tí nh khả thi cao dựa trên kế hoạch của nhà trường và các cá nhân.
- Quản lý kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn nhằm nâng cao ý thức thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của giáo viên như trong Điều lệ trường học đã quy định. Đưa hoạt động tổ chuyên môn vào nền nếp kỷ cương, làm cho mọi thành viên trong tập thể sư phạm nhà trường nhận thức đầy đủ việc thực
hiện nghiêm túc chương trình, kế hoạch giảng dạy của bộ môn là điều kiện bắt buộc đối với mọi nhà trường và các thầy, cô giáo. Việc đầu tư chuyên môn, soạn bài, đổi mới phương pháp dạy, tự học, tự bồi dưỡng… là những điều kiện cần và đủ để thực hiện được mục tiêu dạy học đề ra và mới thực sự nâng cao chất lượng dạy và học.
- Mục đích quản lý kế hoạch cịn giúp cho cán bộ quản lý các trường THPT nhận thức rõ ý nghĩa của việc xây dựng kế hoạch, hiểu được nội dung và cách thức thực hiện các kế họach hoạt động của nhà trường và tổ chuyên môn, đảm bảo được thực hiện một cách khoa học và hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy- giáo dục.
3.3.2.2. Nội dung và cách tiến hành
Công tác xây dựng kế hoạch là nhiệm vụ rất quan trọng của tổ trưởng chuyên môn. Kế hoạch tổ chuyên môn được xây dựng dựa trên kế hoạch chung của nhà trường, thể hiện chương trình hành động của tổ nhằm đảm bảo thực hiện chất lượng giảng dạy, giáo dục. Kế hoạch của tổ chuyên môn bao gồm kế hoạch năm học, kế hoạch tháng, kế hoạch tuần.
a. Quản lý việc xây dựng kế hoạch tổ chuyên môn.
+ Kế hoạch năm học của TCM phải bao quát được các mặt: Chỉ tiêu chất
lượng (dự báo mục tiêu chất lượng cần đạt tới); nội dung cơng tác (mơ hình hóa nội dung cơng việc); biện pháp thực hiện (lựa chọn các giải pháp tối ưu); phân công người chịu trách nhiệm và thời gian hồn thành. Căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường; kế hoạch, nhiệm vụ năm học và văn bản chỉ đạo của Sở GD – ĐT...; ngay từ khi chuẩn bị bước vào năm học mới, Hiệu trưởng cần phải cụ thể hóa các nhiệm vụ và chỉ tiêu kế hoạch chuyên môn của nhà trường.
Để đảm bảo cho kế hoạch TCM được xây dựng khoa học, sát đúng với tình hình thực tế của tổ và nhà trường; Hiệu trưởng cần cung cấp những thông tin cơ bản và trao đổi với đội ngũ TTCM những căn cứ cần thiết để các TCM
xây dựng kế hoạch như: Các văn bản về chương trình, nhiệm vụ năm học; dự kiến kế hoạch năm học và kế hoạch chun mơn của nhà trường; tình hình thực tế của nhà trường về đội ngũ giáo viên, học sinh, cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng dạy học; những yêu cầu của nhà trường đối với chất lượng dạy học, giáo dục. Hiệu trưởng thống nhất quy trình, các bước, nội dung, biện pháp xây dựng kế hoạch năm học với tổ trưởng chun mơn. TTCM cũng cần rà sốt lại tình hình chung của tổ để báo cáo, kiến nghị với nhà trường những vấn đề cần hỗ trợ, bổ sung, để chuẩn bị cho năm học mới.
TTCM xây dựng bản dự kiến kế hoạch dựa trên những yêu cầu của nhà trường. Tiến hành họp TCM để thống nhất nội dung cơ bản kế hoạch của tổ. Cụ thể, cần bàn bạc, thống nhất các nội dung cơ bản sau:
- Nhận định chung về đặc điểm tình hình (số lượng, chất lượng giáo viên; điều kiện hỗ trợ hoạt động dạy học của tổ...); phân tích những thuận lợi, khó khăn và những tác động của nó đến các hoạt động của tổ.
- Dự kiến các mục tiêu, chỉ tiêu cần đạt được: Cần xác định sát đúng các chỉ tiêu về chất lượng đại trà của học sinh; kết quả đạt được trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi; số lượng, chất lượng về thao giảng, dự giờ, các hoạt động hội thảo, ngoại khóa, bồi dưỡng chun mơn nghiệp vụ; đánh giá chất lượng, xếp loại giáo viên cuối kỳ, cuối năm...
- Xác định các biện pháp, giải pháp để thực hiện mục tiêu đã dự kiến. - Phân cơng nhiệm vụ, thời gian thực hiện và hồn thành công việc: Dự kiến phân công nhiệm vụ cho giáo viên trong tổ; phân công bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém; phân công thực hiện các hoạt động khác...; dự kiến kinh phí, thời gian để hồn thành các cơng việc đề ra.
Kế hoạch năm học của TCM phải được Hiệu trưởng phê duyệt và trở thành văn bản pháp lý để TTCM chỉ đạo triển khai các hoạt động của tổ, đồng thời làm căn cứ để kiểm tra tiến độ thực hiện, đánh giá hiệu quả công việc của tổ.
+ Kế hoạch hoạt động từng tháng được xây dựng dựa trên kế hoạch năm
học của tổ. Kế hoạch phải chi tiết, cụ thể, phải lượng hóa các công việc và các kết quả đạt được.
+ Kế hoạch tuần được xây dựng để triển khai cụ thể các công việc trong tuần, được thông báo từ đầu tuần (lịch thao giảng, dự giờ, dạy thay, hội họp...) cho từng nhóm chun mơn và giáo viên thực hiện.
b. Quản lý việc thực hiện kế hoạch tổ chun mơn
Kế hoạch TCM chính là sự quy định về chun mơn mà tất cả giáo viên trong tổ phải thực hiện. Vì vậy, trong cơng tác quản lý thực hiện kế hoạch cần phân công rõ ràng từng nội dung công việc đến từng người thực hiện. Sự phân