5. Kết cấu của khóa luận
1.2. Cơ sở lý luận về định giá cổ phiếu
1.2.1. Khái niệm định giá cổ phiếu
Định giá cổ phiếu là q trình tính tốn và xác định giá trị lý thuyết (hay giá trị nội tại, gián trị thực- intrinsic value) của cổ phiếu dựa trên những phân tích cơ bản ước lượng các dịng tiền trong tương lai và khả năng sinh lời của công ty. Định giá cổ phiếu của công ty để phục vụ cho các mục đích: đưa ra các quyết định mua, bán và nắm giữ cổ phiếu; cổ phần hóa doanh nghiệp; phát hành chứng khốn lần đầu ra công chúng IPO; mua lại và sáp nhập doanh nghiệp M&A.
Khi nói đến giá cổ phiếu, cần phân biệt giá trị nội tại với các giá trị khác của cổ phiếu bao gồm giá trị nội tại với giá trị thị trường, mệnh giá và giá trị sổ sách. Mệnh giá là giá trị danh nghĩa của cổ phiếu, là số tiền ghi trên tờ cổ phiếu, theo quy định hiện hành của Việt Nam hiện nay, mệnh giá cổ phiếu là 10 000 VND. Mệnh giá cổ phiếu khơng có giá trị thực tế đối với người đầu tư khi đã đầu tư, và nó khơng liên quan gì đến giá trị thị trường của cổ phiếu đó. Mệnh giá cổ phiếu chỉ có giá trị đối với cơng ty tại thời điểm phát hành, nó thể hiện đc số tiền tối thiểu mà cơng ty có thể nhận đc từ mỗi cổ phiếu phát hành. Giá trị sổ sách (book value) và giá trị thị trường. Giá trị sổ sách là giá trị kế toán của một tài sản hoặc một doanh nghiệp. Giá trị sổ sách của tài sản bằng chi phí mua sắm trừ khi phần khấu hao lũy kế của tài sản đó. Giá trị sổ sách của doanh nghiệp bằng giá trị toàn bộ tài sản của doanh nghiệp trừ đi giá trị các khoản nợ phải trả và giá trị cổ phiếu ưu đãi được
được ghi trên bảng cân đối tài sản của doanh nghiệp. Giá trị thị trường (market value) là giá của tài sản hoặc được giao dịch trên thị trường. Thường thì giá trị trường của tài sản hoặc doanh nghiệp thường cao hơn giá trị kế toán.
Khi nhắc đến giá trị thị trường và giá trị nội tại của cổ phiếu, người ta thường mua vào khi giá trị thị trường thấp hơn giá trị thực của nó (undervalued) với kì vọng giá cổ phiếu sẽ lên và bán ra khi giá trị thị trường thấp hơn giá thị nội tại của nó (overvalued) với kì vọng giá cổ phiếu sẽ giảm.
Khi định giá cổ phiếu cần tuân theo hai nguyên tắc. Nguyên tắc thứ nhất là giá trị thời gian của tiền tệ: Giá trị tiền theo thời gian, trên cơ sở toán học, là số tiền nhận được hơm nay có giá trị hơn số tiền nhận được vài tháng hoặc vài năm sau với cùng số lượng. Vì thế, khi định giá cổ phiếu luôn phải chiết khấu các dòng tiền trong tương lai về hiện tại. Nguyên tắc thứ hai là mối quan hệ giữa lợi suất và rủi ro. Trong tài chính, lợi suất và rủi ro có mối quan hệ ngược nhau. Công ty càng rủi ro cao thì lợi suất yêu cầu phải cao và ngược lại.