Phân tích SWOT Cơngty cổ phần Sợi Thế Kỷ

Một phần của tài liệu Phân tích và định giá cổ phiếu ctcp sợi thế kỷ (mã chứng khoán stk) (Trang 52)

5. Kết cấu của khóa luận

2.1. Tổng quan về Công ty cổ phần Sợi Thế Kỷ và mã chứng khoán STK

2.2.3. Phân tích SWOT Cơngty cổ phần Sợi Thế Kỷ

Điểm mạnh (S)

- Tập trung kinh doanh ngành nghề cốt lõi.

- Chiến lược kinh doanh đón đầu xu hướng của thị trường.

- Máy móc, cơng nghệ hiện đại, nguồn nhân lực lâu năm và lành nghề.

- Tình hình tài chính ổn định và minh bạch.

- Thương hiệu vững mạnh được khách hàng đánh giá cao nhờ chất lượng sản phẩm vượt trội và dịch vụ sản phẩm chuyên nghiệp.

- Tình hình quản trị minh bạch, hướng đến các thông lệ quốc tế

Điểm ếu (W)

- Nguồn nhân lực cấp cao và cấp trung còn thiếu kinh nghiệm quản lý và đào tạo nguồn nhân lực cấp thấp hơn.

- Là doanh nghiệp xuất khẩu nhưng vẫn còn phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu.

Cơ hội (O)

- Sợi Polyester nói chung và sợi Polyester Filament nói riêng vẫn chiếm ưu thế lớn nhất trong cơ cấu của ngành sợi; nhu cầu sợi thân thiện với môi trường vẫn tiếp tục tăng cao.

- Xu hướng dịch chuyển đơn hàng dệt may sang Việt Nam để tận dụng các ưu

Thách thức (T)

- Rủi ro nền kinh tế suy thoái và nhu cầu sụt giảm có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty.

- Việc giãn cách xã hội do dịch bệnh có thể làm gián đoạn chuỗi cung ứng và giảm công suất hoạt động của nhà máy, gây tăng chi phí cho cơng ty.

đãi thuế quan theo các Hiệp định thương mại.

- Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, hoạt động bán hàng ở nội địa sẽ có tiềm năng tăng trưởng cao, bao gồm cả xuất khẩu gián tiếp.

- Phân khúc quần áo thể thao cao cấp được đánh giá sẽ phục hồi mạnh hơn các phân khúc khác và có khả năng tăng trưởng do sự thay đổi hành vi người tiêu dùng.

- Rủi ro cơng ty xuất khẩu có khả năng bị kiện chống bán phá giá ở các thị trường xuất khẩu.

2.3. Phân tích doanh nghiệp theo các ếu tố tài chính

2.3.1. Phân tích tình hình iến động tài sản – nguồn vốn

2.3.1.1. Phân tích tình hình biến động tài sản

Trong giai đoạn 2019 - 2021, có thể thấy tổng tài sản của Sợi Thế Kỷ không ngừng biến động. Năm 2019, quy mô tổng tài sản của Sợi Thế Kỷ đạt mức cao nhất là trên 2 nghìn tỷ đồng. Từ số liệu, ta có biểu đồ sau:

(Đơn vị: Tỷ đồng)

Hình 2.3. Diễn biến quy mơ tài sản CTCP Sợi Thế Kỷ giai đoạn 2019-2021.

Nguồn: Báo cáo tài chính CTCP Sợi Thế Kỷ (2019 - 2021)

Biến động quy mô tài sản năm 2020 so với năm 2019:

Cuối năm 2020, tổng tài sản của Sợi Thế Kỷ đạt 1.703.389 triệu đồng, giảm 367.883 triệu, tương ứng giảm 17,8% so với cùng kỳ năm 2019. Nguyên nhân tổng tài sản giảm là do tài sản ngắn hạn giảm từ 879.671 triệu (năm 2019) xuống còn 633.371 triệu (năm 2020), tương ứng giảm 28%. Trong đó, tài sản ngắn hạn giảm chủ yếu do giảm mạnh ở khoản mục hàng tồn kho. Khoản mục này giảm từ 525.957 triệu (năm 2019) xuống còn 400.542 triệu (năm 2020), tương ứng mức giảm 23,7%. Hàng tồn kho giảm nguyên nhân lớn nhất là do thành phẩm giảm (giảm 72.459 triệu), bên cạnh đó nguyên vật liệu và hàng mua đang đi đường cũng giảm nhưng mức giảm không đáng kể. Nguyên nhân tiếp theo khiến tài sản ngắn hạn giảm là do giảm khoản mục tiền và tương đương tiền 54.919 triệu, nguyên nhân khoản mục này giảm là do cơng ty sử dụng lượng tiền mặt tích trữ để mua nguyên vật liệu phục vụ sản xuất nhưng do nhu cầu thị trường về sợi polyester giảm nên tình hình kinh doanh không đạt được như kỳ vọng.

Bên cạnh đó, tài sản dài hạn năm 2020 cũng giảm 121.583 triệu, tương ứng giảm 10,2% so với cùng kỳ năm 2019. Nguyên nhân chủ yếu là do tài sản cố định giảm (giảm 12%). Trong tài sản cố định công ty tập trung đầu tư chủ yếu vào tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vơ hình chiếm tỷ trọng nhỏ và ngày càng giảm.

Từ đó có thể thấy, tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn cùng giảm đã ảnh hưởng tới mức giảm chung của tổng tài sản năm 2020 so với năm 2019.

Biến động quy mô tài sản năm 2021 so với năm 2020:

Tổng tài sản của Sợi Thế Kỷ tính đến quý IV/2021 đạt 19.971 tỷ, tương ứng tăng 267 tỷ, mức tăng 15,72% so với cùng kỳ năm 2020. Nguyên nhân chính do tài sản ngắn hạn tăng 352 tỷ và tài sản dài hạn giảm nhẹ 85 tỷ đồng.

Tài sản ngắn hạn năm 2021 tăng 352.859 triệu đồng so với năm 2020, tương ứng mức tăng 12,9%. Nguyên nhân chủ yếu gây ra mức tăng này là do tiền và các khoản tương đương tiền tăng 271.099 triệu, tương ứng tăng 22,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong năm này, tỷ trọng tiền và các khoản tương đương tiền tăng chứng tỏ doanh nghiệp đang chủ động hơn trong việc nắm giữ, sử dụng nguồn vốn và kiểm soát rủi ro. Điều này hồn tồn phù hợp với tình hình nền kinh tế trong năm khi mà cả nước đang đối mặt với dịch bệnh Covid 19. Hàng tồn kho tăng do tốc độ

lưu chuyển hàng chậm, nguyên nhân gây nên do việc đóng cửa giãn cách xã hội trong thời điểm cao điểm của dịch bệnh. Tuy vậy, mức tăng của hàng tồn kho không cao nên khơng gây ra khó khăn lớn cho doanh nghiệp.

Tài sản dài hạn trong năm 2021 giảm 85.108 triệu đồng, tương ứng giảm 12,9%, chủ yếu do chi phí khấu hao tài sản cố định hàng năm giảm so với năm 2020. Từ đó cho thấy doanh nghiệp đang không chú trọng đầu tư thêm nhiều vào tài sản cố định.

Tóm lại, có thể thấy trong cả giai đoạn 2019 – 2021, cơ cấu tài sản của Sợi Thế Kỷ có xu hướng dịch chuyển tăng tài sản ngắn hạn và giảm tài sản dài hạn.

2.3.1.2. Phân tích tình hình biến động nguồn vốn

Cũng giống như tổng tài sản, tổng nguồn vốn của Sợi Thế Kỷ cuối năm 2020 đạt 1.703 tỷ, giảm 367 tỷ đồng, tương ứng mức giảm 17,6% so với cùng kỳ năm 2019. Tính đến hết quý IV/2021, tổng nguồn vốn của Sợi Thế Kỷ là 1.971 tỷ đồng, tăng 267 tỷ đồng tương ứng mức tăng 15,72% so với cùng kỳ năm 2020. Để thấy rõ hơn tình hình biến động nguồn vốn, có thể tham khảo số liệu phụ lục 01.

Biến động quy mô nguồn vốn năm 2020 so với năm 2019:

Cuối năm 2020, tổng nguồn vốn của Sợi Thế Kỷ đạt 1.703 tỷ, giảm 367 tỷ so với năm 2019, tương đương giảm 17,6%. Nguyên nhân gây giảm nợ phải trả là do nợ ngắn hạn và nợ dài hạn đều cùng giảm. Nợ ngắn hạn giảm 255.086 triệu đồng, tương ứng giảm 30,97%, nợ dài hạn giảm 112.470 triệu đồng, tương ứng giảm 68,39%. Mức giảm này được gây lên bởi các khoản vay ngắn hạn và dài hạn ngân hàng đều cùng bị giảm đi, từ đó cho thấy cơng ty đang tăng mức độ tự chủ cho doanh nghiệp của mình. Vốn chủ sở hữu năm 2020 cũng bị giảm nhẹ 328 triệu đồng một phần do doanh nghiệp bị ảnh hưởng từ dịch bệnh covid-19. Mức giảm của vốn chủ sở hữu ít hơn mức giảm của nợ phải trả chứng tỏ vốn hóa của Sợi Thế Kỷ trên thị trường vẫn khá ổn.

Biến động quy mô nguồn vốn năm 2021 so với năm 2020:

Năm 2021, tổng nguồn vốn của Sợi Thế Kỷ tăng từ 1.703.389 triệu lên 1.971.139 triệu đồng, tương ứng mức tăng 15,72% so với năm 2020. Nguyên nhân gây tăng tổng nguồn vốn là do nợ phải trả và vốn chủ sở hữu cùng tăng.

Nợ phải trả năm 2021 so với năm 2020 tăng 91.549 triệu đồng, tương ứng tăng 14,75%. Nguyên nhân gây tăng nợ phải trả là do gia tăng các khoản nợ ngắn hạn, tăng 143.284 triệu đồng, nguyên nhân do tăng các khoản phải trả ngắn hạn khác, cụ thể là tăng cổ tức phải trả cho cổ đông. Nợ dài hạn giảm nhẹ 51.734 triệu, tương ứng giảm 99,46%, đây là mức giảm mạnh, nguyên nhân là do doanh nghiệp đã tất toán được các khoản nợ vay dài hạn tài trợ các dự án đầu tư (có thời hạn thanh tốn từ 1- 5 năm). Vốn chủ sở hữu năm 2021 tăng 176.202 triệu, tương ứng 16,27% so với năm 2020. Nguyên nhân gây tăng chủ yếu là do nguồn vốn mà Sợi Thế Kỷ bỏ vào quỹ đầu tư phát triển tăng lên.

Từ phân tích trên có thể thấy được, trong năm 2021, Sợi Thế Kỷ vẫn tiếp tục đưa thêm vốn vào quỹ đầu tư phát triển và đã tất toán được một số các khoản vay dài hạn, giúp giảm áp lực nợ vay cho doanh nghiệp. Việc tăng nợ phải trả là do tăng trả cổ tức cho cổ đông, điều này chứng tỏ vốn hoá của doanh nghiệp trên thị trường có dấu hiệu tăng tốt. Điều này hồn toàn hợp lý với bối cảnh Kinh tế - Xã hội năm 2021, khi nền kinh tế chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh, hầu hết các lĩnh vực đều bị đình trệ.

2. .2. Phân tích tình hình kết quả kinh doanh

Nằm trong số 6 doanh nghiệp tiêu biểu sản xuất sợi thì Sợi Thế Kỷ được đánh giá là có năng lực sản xuất theo sản lượng tương đối lớn và là một trong số doanh nghiệp có sản phẩm chất lượng cao được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng. Nhờ được đánh giá cao trong ngành sản xuất sợi nhân tạo nên mặc dù những năm gần đây ngành dệt may gặp nhiều khó khăn nhưng STK vẫn đạt được những kết quả kinh doanh tích cực so với các đối thủ của mình. Cụ thể tình hình kinh doanh như sau (Tham khảo phụ lục 1):

Hình 2.4. Tỷ trọng doanh thu qua các năm của STK

Nguồn: Báo cáo tài chính CTCP Sợi Thế Kỷ (2019-2021)

Từ biểu đồ trên có thể thấy, tổng doanh thu hoạt động kinh doanh: Nhìn chung tổng doanh thu của Sợi Thế Kỷ có xu hướng biến động qua các năm giai đoạn 2019- 2021. Cụ thể, tổng doanh thu giảm hơn 400 triệu đồng vào năm 2020 sau đó đã hồi phục tăng lên trong năm 2021. Điều này chứng tỏ đường lối và chính sách mà ban lãnh đạo Công ty thực hiện đạt hiệu quả khá tốt, tuy bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh nặng năm 2021, song công ty vẫn đưa ra các giải pháp ứng biến linh hoạt trong thời gian Covid - 19 hoành hành.

- Doanh thu bán hàng: là nguồn doanh thu chính mang lại trị cốt lõi cho cơng ty. Doanh thu thuần năm 2020 giảm 20,8% so với cùng kỳ 2019, nguyên nhân là do: sản lượng bán hàng giảm 12,5% trong đó sợi nguyên sinh giảm 18%, sợi tái chế tăng 4%, tiếp đó giá bán trung bình giảm 9,5% trong đó giá bán sợi nguyên sinh giảm 16,8%, sợi tái chế giảm 3,6%. Cuối cùng, do doanh số bán giảm và cơng ty trích trực tiếp chi phí khấu hao của nhà máy Củ Chi vào chi phí vốn khi nhà máy này tạm thời ngưng hoạt động trong Quý 2- Quý 3 -2020 do ảnh hưởng của dịch Covid nên lợi nhuận gộp giảm 27,9%. Doanh thu thuần hợp nhất năm 2021 của Công đạt 2.042 tỷ đồng, tăng 15,61% so với cùng kỳ. Mặc dù dịch Covid-19 trong năm 2021 diễn biến phức tạp hơn năm 2020 nhưng Công ty vẫn nỗ lực quản trị rủi ro chuỗi cung ứng nội địa và xuất khẩu. Khơng những thế, Cơng ty vẫn duy trì sản xuất trên 50% cơng suất trong giai đoạn dịch bệnh bùng phát dữ dội ở khu vực phía

Nam. Thêm nữa, Sợi Thế Kỷ cũng đã tận dụng cơ hội từ thuế chống bán phá giá đối với hàng sợi nhập khẩu từ Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia và mức thuế CBPG tương đối thấp đối với hàng nhập khẩu vào thị trường Mỹ, do đó giá bán sợi trung bình năm 2021 cũng tăng 18% so với năm 2020.

- Doanh thu hoạt động tài chính: Dựa vào cơ cấu doanh thu các hoạt động trong tổng doanh thu của công ty, ta thấy doanh thu hoạt động tài chính là khoản thu nhập khơng đáng kể, chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu tổng doanh thu, tuy nhiên nó cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả kinh doanh của công ty bởi nó phản ánh về tình hình tài chính của cơng ty. Doanh thu tài chính của STK được hình thành chủ yếu từ lãi tiền gửi, lãi chênh lệch tỷ giá. Năm 2019 doanh thu tài chính chiếm tỷ trọng 0,64% trên tổng doanh thu, năm 2020 chiếm 0.65%, năm 2021 chiếm 0,88%. Trung bình hàng năm chiếm 0,72% trên tổng doanh thu. Điều này cho thấy công ty trong thời kỳ tập trung nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình và chưa tập trung vào hoạt động tài chính.

- Phân tích thu nhập khác: Doanh thu từ thu nhập khác chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong bảng cơ cấu doanh thu (khoảng 0,03% - 0,07% tổng doanh thu), khoảng doanh thu bất thường này hình thành từ thanh lý tài sản cố định, tiền phạt hợp đồng được hưởng do bên đối tác vi phạm, các khoản thuế được hồn, thu nợ từ các khoản nợ khó địi đã xóa sổ, thanh lý vật tư đã qua sử dụng, ...

* Về chi phí:

Trong các loại chi phí thì giá vốn hàng bán có tỷ trọng cao nhất, kế đến là chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng, chi phí tài chính, cịn chi phí khác chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng chi phí của cơng ty. Cụ thể như sau (Tham khảo phụ lục 2):

Hình 2.5. Tình hình chi phí của STK qua 3 năm 2019 – 2021

Nguồn: Báo cáo tài chính CTCP Sợi Thế Kỷ (2019-2021)

Tổng chi phí của Cơng ty giảm năm 2020 nhưng sang năm 2021 thì lại tăng. Cụ thể, năm 2020 tổng chi phí đã giảm 18.99% so với năm 2019. Nhưng sang năm 2021, tổng chi phí của Cơng ty đã tăng khoảng 10.03%, nguyên nhân chủ yếu là do chi phí quản lý doanh nghiệp tăng đáng kể so với năm trước, đồng thời giá vốn hàng bán và chi phí bán hàng cũng tăng nhẹ.

Giá vốn hàng bán là yếu tố có tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí của cơng ty và có ảnh hưởng nhiều nhất đến sự biến động của tổng chi phí. Tuy nhiên, tỷ trọng giá vốn hàng bán năm 2020 thấp hơn 2 năm cịn lại do năm 2020 chi phí khác tăng lên mặc dù vậy tỷ trọng của nó chỉ chiếm 0.04% so với tổng chi phí.

So với giá vốn thì các loại chi phí chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi phí, khoảng 10%, trong đó chi phí bán hàng, chi phí tài chính và chi phí quản lý doanh nghiệp ln chiếm tỷ trọng tương đối ổn định qua các năm. Chi phí khác chiếm tỷ trọng khơng đáng kể trong tổng chi phí. Chi phí bán hàng có biến động cùng chiều với biến động của doanh thu, nhưng mức tăng, giảm thấp hơn mức tăng, giảm của doanh thu. Điều này cho thấy nỗ lực của STK trong việc quản lý chi phí.

Hình 2.6. Biến động chi phí trên doanh thu của STK

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp, tính tốn

Nhìn vào biểu đồ có thể thấy tỷ lệ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trên doanh thu năm 2021 cao hơn so với các năm cịn lại đặc biệt là chi phí quản lý doanh nghiệp. Chi phí quản lý doanh nghiệp/Doanh thu năm 2021 chiếm tỷ trọng 3,204%, tăng so với năm 2020 (chỉ 0,64%) là do tăng mạnh ở chi phí nhân cơng và chi phí dịch vụ mua ngồi. Trong khi đó chi phí tài chính năm 2021 lại có sự biến động lớn nhất. Chi phí tài chính/ doanh thu giảm từ 1,586% (năm 2019) xuống còn 0,389% (năm 2021), tương ứng mức giảm giai đoạn này là 1,196%.

* Về lợi nhuận:

Tham khảo phụ lục 1 có thể thấy lợi nhuận của STK chủ yếu đến từ hoạt động sản xuất kinh doanh, các hoạt động khác chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng lợi nhuận của công ty.

Lợi nhuận gộp năm 2021 đạt 374,482 triệu đồng, tăng 46,7% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu là do chênh lệch giữa giá bán và giá hạt nhựa (price gap) tăng 17% so với năm 2020.

Lợi nhuận trước thuế đạt 285,738 triệu đồng, tăng 73,7% so với năm 2020, nguyên nhân là do chi phí lãi vay giảm 68% so với cùng kỳ.

Lợi nhuận sau thuế đạt 278,479 triệu đồng, tăng 92,9% so với cùng kỳ năm

Một phần của tài liệu Phân tích và định giá cổ phiếu ctcp sợi thế kỷ (mã chứng khoán stk) (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)