Đánh giá hoạt động xuất khẩu linh kiện điện tử của Công ty TNHH HYC Việt

Một phần của tài liệu Tên đề tài giải pháp đối với hoạt động xuất khẩu sản phẩm máy móc, linh kiện điện tử của công ty tnhh hyc việt nam (Trang 61 - 65)

1.2.3.2. .Các nhân tố chủ quan từ phía doanh nghiệp

2.4. Đánh giá hoạt động xuất khẩu linh kiện điện tử của Công ty TNHH HYC Việt

Nam

2.4.1. Điểm mạnh

Thứ nhất, do phương hướng, chiến lược kinh doanh hợp lý nên hoạt động xuất khẩu mặt hàng máy móc, linh kiện điện tử nói chung ln đạt và vượt qua các chỉ tiêu mà Công ty đặt ra. Từ những ngày mới thành lập, việc vận hành cịn gặp nhiều khó khăn và đối tác chủ yếu là những khách hàng lớn được Cơng ty mẹ chuyển giao thì nay HYC Việt Nam đã có thể tự lập kế hoạch, tìm kiếm những đối tác mới và triển khai thâm nhập vào những thị trường khó tính. Tuy rằng kim ngạch cịn thấp cũng như mặt hàng xuất khẩu còn chưa đa dạng nhưng có thể nói đây đã là một bước tiến lớn trong sự phát triển sau này của Công ty. Tuy rằng trong đại dịch Covid 19 Cơng ty đã gặp khơng ít khó khăn nhưng doanh thu vẫn tăng nhẹ. Điều này chứng tỏ sự phát triển ngày càng mạnh mẽ trong ngành điện tử.

Thứ hai, việc chủ động mở rộng tìm kiếm khách hàng đã giúp cho HYC ngày càng phát triển theo hướng độc lập hơn, ít phụ thuộc hơn vào Công ty mẹ. Nhờ có kinh nghiệm và kỹ năng cung cấp, đối ứng với những khách hàng lớn như Sam Sung, LG đã giúp cho HYC có thêm nhều kinh nghiệm, uy tín để mở rộng thêm tệp khách hàng.

Thứ ba, nhận thấy được các mặt hàng xuất khẩu hiện nay cịn chưa đa dạng, Cơng ty đã bước đầu xây dựng tìm hiểu thị trường, xây dựng chiến lược và đưa vào sản xuất. Cụ thể, HYC đã mở rộng thêm một xưởng thuê ngoài nằm trên đường TS 3 Khu Công Nghiệp Tiên Sơn và dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong tháng 7 sau khi đã lắp đặt máy móc thiết bị. Điều này có được là do nguồn vốn của Cơng ty đang ngày càng tăng lên, hoạt động kinh doanh cũng ngày càng được mở rộng hơn. Như vậy cả hai xưởng sản xuất của HYC đều nằm ở vị trí đắc địa, rất phát triển đó là thành phố Từ Sơn. Việc này sẽ góp phần giúp Cơng ty dễ dàng thu hút được nhân viên có năng lực đồng thời thuận tiện hơn trong việc vận chuyển, đóng gói hàng hóa

Thứ tư, Cơng ty hiện nay là Vendor số 1 của SamSung – một trong những ông lớn trong ngành điện tử với dịch vụ cung cấp máy móc, bảng mạch. Nhờ vậy, tên tuổi của Cơng ty cũng được biết đến rộng rãi hơn, uy tín của Cơng ty cũng tăng lên mạnh mẽ. Với những quy định nghiêm ngặt về tiêu chuẩn máy móc, tiêu chuẩn hàng hóa cũng như tiêu chuẩn an tồn trong việc lắp đặt máy móc xuất khẩu của Sam Sung đã giúp cho HYC có được kinh nghiệm lớn trong việc đáp ứng yêu cầu của một khách hàng khó tính. Đặc biệt tên tuổi của Cơng ty cũng được nâng cao và biết đến nhiều hơn.

2.4.2. Điểm yếu

Bên cạnh những điểm mạnh và thành công bước đầu mà Công ty đạt được trong quá trình phát triển hoạt động xuất khẩu mặt hàng máy móc, linh kiện điện tử thì Cơng ty cũng còn tồn tại một số điểm yếu sau:

Thứ nhất là về chất lượng sản phẩm của Công ty so với đối thủ cạnh tranh vẫn chưa cao. Đối thủ cạnh tranh của HYC không chỉ là những doanh nghiệp trong nước mà cịn cả những đối thủ nước ngồi. Trong q trình xuất khẩu máy móc, cũng như bảng mạch, linh kiện vẫn còn phát sinh nhiều lỗi cần các kỹ sư tự động hóa sửa lại bằng các chương trình mới hoặc phải gửi bảng mạch về công ty để kiểm tra lỗi và sửa chữa lại, ảnh hưởng đến tiến độ của khách hàng.

Thứ hai, cơng tác nghiên cứu, tìm hiểu thị trường của Cơng ty còn yếu do nhân lực mới tuyển vào cịn chưa có đủ thời gian để nắm bắt hết quy trình sản xuất cũng như các mặt hàng của Cơng ty. Tính chun mơn hóa trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cũng còn yếu khi chưa có phịng marketing, phịng nghiên cứu riêng biệt. Trong khi đó các hoạt động xúc tiến thương mại của Cơng ty hiện nay vẫn cịn khá đơn giản, chỉ mới tham gia hội chợ, triển lãm trong nước với quy mô nhỏ và chưa có trang web riêng của Cơng ty để quảng bá sản phẩm.

Thứ ba, trình độ cán bộ xuất nhập khẩu của Cơng ty cịn hạn chế về cả nghiệp vụ lẫn ngoại ngữ. Điều này dẫn đến một số trường hợp giao hàng chậm, quy trình giao hàng xảy ra sai sót như thực hiện giao hàng trước khi mở tờ khai,… ảnh hưởng nhiều đến uy tín của doanh nghiệp

2.4.3. Nguyên nhân của các hạn chế mà Công ty gặp phải

Những điểm yếu và hạn chế trong hoạt động mở rộng xuất khẩu máy móc, linh kiện điện tử của Công ty TNHH HYC Việt Nam chủ yếu xuất phát từ những nguyên nhân chủ quan và khách quan sau:

2.4.3.1. Nguyên nhân chủ quan

Những nguyên nhân nhân này chủ yếu xuất phát từ bản thân của doanh nghiệp, đồng thời cũng là nguyên nhân chính gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như hoạt động đẩy mạnh xuất khẩu linh kiện điện của Công ty. Cụ thể là:

Do máy móc thiết bị cũng như khả năng sản xuất của Công ty hiện nay cịn ít, nhân lực và cơng nghệ cịn chưa có tính đồng bộ chủ yếu mới chỉ cung cấp được những đơn hàng nhỏ.

Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vẫn chưa theo một chiến lược khoa học và cụ thể. Chủ yếu những kế hoạch được đề ra dựa trên những dự án ngắn hạn được Công ty mẹ yêu cầu thực hiện. Những chiến lược dài hạn được đề ra tuy nhiên với tiềm lực của Cơng ty hiện tại lại rất khó để có thể hiện thực hóa.

Cơng ty chưa thực sự chú trọng cũng như có chiến lược hiệu quả để quảng bá hình ảnh, xây dựng thương hiệu và đặc biệt là chú trọng đào tạo nguồn nhân lực.

2.4.3.2. Nguyên nhân khách quan

Nguyên nhân khách quan là những tác động từ thế giới, từ các chính sách của quốc gia, ban quản lý khu cơng nghiệp gián tiếp gây ảnh hưởng đến tình hình sản xuất, hoạt động kinh doanh của Công ty.

Đầu tiên là sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các đối thủ từ doanh nghiệp Trung Quốc, Hàn Quốc... Những đối thủ này có quy mơ sản xuất lớn, chất lượng, mẫu mã sản phẩm phong phú. Thêm nữa đây lại là những quốc gia rất nổi tiếng về sản xuất, xuất khẩu mặt hàng linh kiện điện tử nên chiếm thị phần xuất khẩu lớn trên toàn thế giới. Đặc biệt các công ty nội địa ở các thị trường xuất khẩu chính của Cơng ty hiện nay rất phát triển trong việc sản xuất, cung cấp và xuất khẩu linh kiện vì vậy cũng đã là thách thức lớn đối với HYC Việt Nam.

Thứ hai đó là cuộc khủng hoảng kinh tế, chiến tranh thương mại Mỹ Trung hay đại dịch Covid 19 và gần đây nhất là cuộc xung đột Nga-Ukraine đã tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế của các quốc gia. Do đó việc nhập khẩu hàng máy móc, linh kiện điện tử của đất nước này có phần giảm sút và gặp nhiều khó khăn hơn. Tuy nhiên hiện nay khi dịch bệnh đã bước đầu đi vào ổn định và sản xuất đã quay trở lại cũng hứa hẹn một triển vọng mới cho sự phát triển của ngành điện tử.

Thứ ba là do các chính sách của nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu nói chung và xuất khẩu máy móc, linh kiện điện tử nói riêng chưa được đồng nhất. Ngành sản xuất linh kiện điện tử lại thuộc phạm vi của nhiều luật và đôi khi các luật này lại khơng có sự đồng nhất dẫn đến tâm lý hoang mang cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp.

Thứ tư, do tiêu chuẩn kỹ thuật không chỉ của nhiều đối tác ở nhiều quốc gia hiện nay đã khắt khe hơn, áp dụng nhiều quy chuẩn hơn khiến cho thủ tục cũng như chất lượng hàng hóa muốn xuất khẩu cũng khó khăn và mất nhiều thời gian hơn. Theo Th.S Phan Thị Ai Khoa KT-QTKD về các tiêu chuẩn, rào cản đối với xuất khẩu của Việt Nam: “Năm 1995, thế giới có khoảng 400 quy định liên quan đến TBT, nhưng giai đoạn 2009-2011, trung bình 1.500 quy định rào cản được đưa ra hàng năm. Năm 2011,

TBT các nước đưa ra liên quan đến vấn đề bảo vệ sức khỏe hoặc an toàn con người lên đến 782 quy định, chiếm gần 50% trong số 1.684 quy định được ban hành; Năm 2012 có 1.571 hàng rào kỹ thuật mới thì đến hết năm 2013, các nước thành viên WTO đã xây dựng và ban hành 17.418 quy định mang tính hàng rào kỹ thuật thương mại và số lượng không ngừng gia tăng trong các năm 2014, 2015.”

Một phần của tài liệu Tên đề tài giải pháp đối với hoạt động xuất khẩu sản phẩm máy móc, linh kiện điện tử của công ty tnhh hyc việt nam (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)