CHƯƠNG 2 : ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG
3. Tác động của chất thải rắn
Chất thải rắn sinh hoạt
Chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) phát sinh chủ yếu từ các hoạt động sinh hoạt của công nhân, thành phần chất thải sinh hoạt bao gồm: thức ăn dư thừa, vỏ bao bì, gói, hộp đựng bằng nhựa, giấy, thuỷ tinh, kim loại,...Với số lượng cơng nhân khoảng 50 người, thì lượng CTR sinh hoạt phát sinh là: 50 người x 0,9 kg/người/ngày = 45 kg/ngày (theo QCVN 01 – 2021/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng ). Khối lượng CTRSH phát sinh từ giai đoạn thi công này cần có biện pháp thu gom, xử lý thích hợp tránh gây ô nhiễm môi trường do mùi hôi của rác phân hủy, sinh ra các loại ruồi, bọ
Chủ dự án: Công ty Cổ Phần Đầu Tư Phát Triển Ninh Phong 87 và các vi khuẩn truyền nhiễm từ đó gây ảnh hưởng đến mơi trường nước mặt, môi trường đất và gây mất cảnh quan môi trường.
Chất thải rắn xây dựng
Theo 1329/QĐ-BXD ngày 19/12/2016 của Bộ Xây dựng về công bố định mức sử dụng vật liệu trong xây dựng thì % hao hụt thi công theo khối lượng gốc của vật liệu như sau:
Bảng 3. 15: Khối lượng chất thải rắn xây dựng
Vật liệu Khối lượng (tấn) Tỷ lệ hao hụt (%) Khối lượng CTR
(tấn) Cát vàng 1.653 2 33,06 Đá 4x6 1.200 1,5 18,0 Xi măng PC40 1.284 1 12,84 Bê tông cốt thép 1.053 1 10,53 Gạch 860 1 8,6 Thép không gỉ 10,73 2 0,214 Sắt 12,31 1,5 0,184 Kẽm 14,414 1 0,144 Nhựa đường đặc 1,825 4,5 0,082 TỔNG 83,654
Nguồn: Trung tâm QTTN&MT tính tốn theo Quyết định 1329/QĐ-BXD
Như vậy, chất thải rắn xây dựng phát sinh khoảng 83,654 tấn. Lượng chất thải này cần có biện pháp thu gom và xử lý đúng quy định.
Chất thải nguy hại
Chất thải nguy hại phát sinh trong giai đoạn thi cơng xây dựng chủ yếu là giẻ lau dính dầu, keo, sơn, dầu nhớt thải, và bao bì chứa keo, sơn, mỡ từ quá trình bảo dưỡng, sửa chữa các phương tiện vận chuyển, phương tiện thi công. Tham khảo các dự án có loại hình xây dựng khu dân cư tương tự thì trung bình ước tính khoảng 28 kg/tháng (Trung tâm Quan trắc tài ngun và mơi trường tham khảo q trình xây dựng của một số Dự án) được thu gom, lưu chứa trong khu vực có mái che và chuyển giao cho đơn vị có chức năng để xử lý.
Chủ dự án: Công ty Cổ Phần Đầu Tư Phát Triển Ninh Phong 88
Bảng 3. 16: Chất thải nguy hại trong giai đoạn xây dựng
TT Chất thải nguy
hại Mã CTNH
Đặc tính nguy hại chính
Trạng thái Khối lượng
(kg/tháng)
1 Dầu nhớt qua sử
dụng thải bỏ 17 02 03 Đ, ĐS, C Lỏng 9
2
Bao tay, giẻ lau thải dính các thành phần nguy hại 18 02 01 Đ, ĐS Rắn 15 4 Bao bì cứng thải bằng nhựa 18 01 03 Đ, ĐS Rắn 2 5 Bao bì cứng bằng kim loại 18 01 02 Đ, ĐS Rắn 2 Tổng 28
Nguồn: Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường tham khảo Dự án xây dựng tương tự. Ghi chú: Đ: Có độc tính; ĐS: Có độc tính sinh thái; C: Dễ cháy
Vùng chịu tác động: Khu vực xây dựng của Dự án . Đánh giá tác động chất thải rắn và xây dựng
Trong thành phần CTRSH có từ 70 – 80% thành phần hữu cơ, nguồn rác hữu cơ này là nguồn gốc gây ô nhiễm môi trường và điều kiện vệ sinh trong khuôn viên khu vực dự án do phát sinh mùi và thu hút côn trùng nếu được thải bỏ không đúng quy định.
Lượng rác thải chất thải rắn xây dựng nếu không được thu gom sẽ gây ảnh hưởng tới môi trường và ảnh hưởng tới các hoạt động của công nhân: gây cản trở công việc đi lại của công nhân, các mảnh vỡ và sắt thép vụn có thể gây nên các tai nạn lao động, các bao bì có thời gian phân hủy lâu nếu khơng được thu gom triệt để sẽ chôn vùi trong đất gây ô nhiễm đất, nguồn nước ngầm.
Chất thải nguy hại nếu không được thu gom, vận chuyển đi xử lý theo đúng quy định sẽ gây ô nhiễm môi trường nước mặt, nước ngầm, đất tại khu vực dự án do các hợp chất hữu cơ khó phân hủy và kim loại nặng. Do lượng chất thải nguy hại phát sinh trong thời gian thi công xây dựng rất ít nên gây tác động nhẹ và trong thời gian ngắn.
Lượng chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn xây dựng và chất thải nguy hại phát sinh trong q trình thi cơng xây dựng dự án là nguồn ơ nhiễm cho mơi trường vì vậy các chất thải này cần phải thu gom và xử lý triệt để.