Nguồn gây tác động từ chất thải rắn

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN KHU DÂN CƯ NGHĨA TRUNG (Trang 110 - 112)

3.2.1 .Đánh giá, dự báo các tác động

3. Nguồn gây tác động từ chất thải rắn

Tác động từ chất thải rắn sinh hoạt

Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ các sinh hoạt hàng ngày của khu nhà ở, cơng trình dịch vụ. Thành phần rác bao gồm: rác thực phẩm, giấy, ni lon, carton, vải, gỗ, thủy tinh, lon thiếc, nhơm....

Dự đốn lượng chất thải rắn sinh hoạt hàng ngày phải căn cứ vào tốc độ phát sinh chất thải và số lượng người dân của dự án.

Bảng 3. 29: Tổng hợp chất thải rắn sinh hoạt

STT Khu vực phát sinh Số lượng (kg/ngày)

1 Khu nhà ở 4.390,2

2 Khu vực cơng trình cơng cộng 878,4

3 Rác đường phố 1.020

Chủ dự án: Công ty Cổ Phần Đầu Tư Phát Triển Ninh Phong 109

Nguồn: Trung tâm QTTN&MT dự báo

- Chất thải rắn phát sinh từ khu nhà ở

Quy mô dân số khu vực dự án khoảng 4.900 người, lượng chất thải rắn phát sinh từ quá trình hoạt động của khu nhà ở được tính tốn dựa trên dân số cao nhất. Với dân số khoảng 4.900 người, thì lượng CTR sinh hoạt phát sinh là: 4.900 người x 0,9 kg/người/ngày = 4.390,2 kg/ngày (theo QCVN 01:2021/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng). Như vậy lượng chất thải sinh hoạt phát sinh từ hoạt động của khu nhà ở khoảng 4,39 tấn/ngày.

- Chất thải rắn phát sinh từ khu vực cơng trình dịch vụ, cơng cộng

Lượng chất thải rắn này phát sinh không nhiều và chủ yếu là rác thải sinh hoạt do khu vực các cơng trình dịch vụ có các hoạt động bn bán các mặt hàng nhu yếu phảm, khu vui chơi giải trí, quán nước giải khát,… dự kiến phát sinh được tính tốn dựa trên số lượng người lui tới khu cơng trình dịch vụ. Ước tính số lượng người lui tới khu dịch vụ công cộng khoảng 20% dân số khu dự án tức khoảng: 20% x 4.900  976 người, lượng chất thải rắn phát sinh khoảng 0,9 kg/người.ngày là: 976 người x 0,9 kg/người.ngày = 878,4 (kg/ngày). Như vậy, tổng lượng chất thải phát sinh từ hoạt động của cơng trình dịch vụ, cơng cộng là khoảng 0,878 tấn/ngày.

- Rác đường phố

Rác đường phố cũng là một nguồn phát thải. Hiện tại chưa có một tiêu chuẩn hay số liệu thống kê cụ thể nào về khối lượng rác thải trên đường phố. Khối lượng rác phát sinh trên đường phố phụ thuộc vào đặc điểm đường phố, điều kiện kinh tế xã hội của địa phương, lượt người lưu thông trên đường và quan trọng nhất là ý thức của người đi đường. Tham khảo tốc độ phát sinh rác đường phố tại các khu dân cư tương tự trên địa bàn và căn cứ vào đặc điểm mạng lưới giao thông trong khu vực dự án, đặc điểm các cơng trình thuộc hạng mục dự án, ước tính tốc độ phát sinh rác trên đường phố tại khu dự án là 0,01 kg/m2.ngày.đêm. Với tổng diện tích giao thơng của dự án là 101.979 m2

thì lượng rác đường phố phát sinh bằng: 101.979 m2 x 0,01 kg/m2.ngày.đêm ≈ 1020 kg/ngày.đêm.

Thành phần chất thải rắn sinh hoạt được tham khảo theo bảng sau:

Bảng 3. 30: Thành phần chất thải rắn sinh hoạt

Thành phần Tỷ lệ (%)

Hà Nội Hải Phịng TP.Hồ Chí Minh

Thực phẩm, cỏ, lá cây 50,27 50,7 62,24 Giấy các loại 2,72 2,82 0,59 Vải 6,27 2,72 4,25 Nhựa, cao su 0,71 2,02 0,46 Vỏ nghêu, sò, ốc, xương 1,06 3,68 0,50 Thủy tinh 0,31 0,72 0,02

Chủ dự án: Công ty Cổ Phần Đầu Tư Phát Triển Ninh Phong 110

Xà bần 7,43 8,45 16,04

Kim loại 1,02 0,14 0,27

Các thành phần khó phân loại 30,21 23,9 15,27

Nguồn: Lâm Minh Triết – Kỹ thuật môi trường, 2015

Về cơ bản, lượng chất thải rắn sinh hoạt của Dự án lớn nhưng khơng mang tính độc hại do đó ảnh hưởng đến mơi trường khơng đáng kể. Tuy nhiên, trong mơi trường khí hậu nhiệt đới, gió mùa, nóng ẩm, chất thải bị phân hủy nhanh. Nếu loại chất thải này không được quản lý tốt sẽ gây tác động xấu cho môi trường và tạo môi trường thuận lợi cho côn trùng, mầm bệnh phát hiển, làm phát sinh và lây lan các nguồn bệnh do côn trùng (chuột, ruồi, gián,..) ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Ngồi ra, chất thải rắn sinh hoạt nếu khơng quản lý tốt sẽ phát sinh mùi hôi thối, gây mất vệ sinh, ảnh hưởng đến mỹ quan khu vực.

+ Tác động từ chất thải rắn xây dựng từ hoạt động xây dựng nhà ở của người dân

Chất thải này chủ yếu là từ đất, xà bần dư trong quá trình xây dựng nhà ở và do sự hao hụt vật liệu thi công, phế thải, rơi vãi như xi măng, gạch vỡ, sắt thép vụn, bao bì đựng vật liệu,…tùy từng cơng trình mà có số lượng khác nhau. Các loại chất thải này có mức độ ảnh hưởng đến môi trường là không lớn về nồng độ chất độc hại và khối lượng. Tuy nhiên, nếu khơng có biện pháp thu gom, xử lý sẽ gây cản trở q trình thi cơng, gây mất mỹ quan khu vực và nguy cơ gây tai nạn lao động.

 Bùn tự bể tự hoại

+ Bùn thải cặn của bể tự hoại mỗi hộ (giả thiết mỗi hộ có 4 người) tính tốn như ở mục 3.2.2 thì mỗi năm phát sinh khoảng 0,78 m3/năm.

+ Bùn thải từ bể tự hoại của khu thương mại tính tốn như ở mục 3.2.2 thì khoảng: 37 m3/6 tháng.

+ Bùn thải từ bể tự hoại khu giáo dục tính tốn như ở mục 3.2.2 thì khoảng: 20,75 m3/6 tháng.

+ Bùn thải từ bể tự hoại khu công cộng (nhà văn hóa): 37 m3/6 tháng.  Bùn cặn thải từ hệ thống xử lý nước thải

Tham khảo các dự án tương tự thì bùn cặn từ hệ thống xử lý nước thải phát sinh khoảng 2 m3/ngày.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN KHU DÂN CƯ NGHĨA TRUNG (Trang 110 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)