3.2 Các Biện pháp
3.2.5 Biện pháp 5: Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ CBQL, G
làm công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THPT đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thơn mới
3.2.5.1. Mục đích
Đội ngũ làm cơng tác hướng nghiệp là lực lượng chủ yếu quyết định trực tiếp đến hiệu quả của công tác giáo dục hướng nghiệp. Muốn hoạt động giáo dục hướng nghiệp có hiệu quả cao thì phải tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ làm tốt công tác giáo dục hướng nghiệp đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thơn mới cho học sinh. Đây cũng là mục đích chính của biện pháp này.
3.2.5.2. Nội dung
Đội ngũ làm công tác giáo dục hướng nghiệp cần phải được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp. Việc tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho giáo viên về công tác hướng nghiệp đáp ứng nhu cầu xây dựng nơng thơn mới có nhiều hình thức: tổ chức tập huấn tập trung do Sở GD&ĐT tổ chức, tổ chức tập huấn nhận thức về nôn thôn mới do UBND huyện Nậm Pồ tổ chức, tham gia các lớp tập huấn do trung tâm Nghề thực hiện
3.2.5.3. Cách thực hiện
Việc đào tạo có thể thực hiện qua các khố học ngắn, các chương trình tập huấn của Bộ, của Sở và của các trung tâm tư vấn hướng nghiệp có uy tín chất lượng, tìm hiểu các ngành nghề gắn với nơng thơng mới tại địa phương. Ngồi ra, do các chương trình tập huấn, đào tạo hiện nay là chung cho toàn bộ bậc học THPT trong cả nước do các địa phương khác nhau có những đặc thù về điều kiện kinh tế xã hội khác nhau. Bởi thế Ban hướng nghiệp của các nhà trường phải có trách nhiệm xây dựng chương trình đào tạo riêng cho đội ngũ hướng nghiệp của mỗi nhà trường. Việc xây dựng chương trình đào tạo này phải dựa trên cơ sở chương trình hướng nghiệp của Bộ giáo dục và đào tạo, của Sở giáo dục và Đào tạo kết hợp với các chương trình giáo dục hướng nghiệp của các quốc gia tiên tiến trên thế giới và phải tham vấn ý kiến của các chuyên gia về giáo dục hướng nghiệp.
- Tham gia các lớp bồi dưỡng kiến thức về nông thôn mới, trong đó đặc biệt chú trọng đến việc phát triển ngàn nghề của nông thôn gắn với nguồn nhân lực hiện tại.
Sau khi xây dựng nội dung bồi dưỡng thích hợp cần có các hình thức bồi dưỡng phù hợp với hoàn cảnh thực tế của giáo viên, học sinh vì họ cịn phải làm nhiều công việc khác. Phương thức bồi dưỡng phải được cải tiến theo hướng phân hoá nội dung, đa dạng và linh hoạt về hình thức để làm sao phù hợp được với điều kiện cơng tác của mỗi người. Có thể sử dụng các hình thức sau: Bồi dưỡng theo chương trình bồi dưỡng thường xuyên của Bộ; Bồi dưỡng theo chương trình của Sở Giáo dục và Đào tạo; Bồi dưỡng theo nội dung hướng nghiệp của trường; Tự bồi dưỡng của giáo viên thông qua đọc sách, khai thác mạng; Tham quan các cơ sở sản xuất, kinh doanh, học hỏi ở các trường khác…
Việc đào tạo đội ngũ hướng nghiệp phải được tiến hành sao cho sau khi đào tạo họ có đủ thơng tin, đủ năng lực và điều kiện thực hiện nhiệm vụ.
3.2.6 Biển pháp 6: Đổi mới quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THPT đáp ứng yêu cầu xây dựng nơng thơn mới
3.2.6.1. Mục đích
Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động hướng nghiệp cho học sinh trường THPT Chà Cang đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới xác định được năng lực trình độ đội ngũ giảng dạy giáo dục hướng nghiệp đồng thời làm căn cứ đưa ra các quyêt định khen thưởng, kỉ luật hợp lý nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ, giáo viên nhà trường hoặc có sự điều chỉnh, rút kinh nghiệm trong kế hoạch tổ chức thực hiện của Hiệu trưởng trong các lần thực hiện sau.
3.2.6.2. Nội dung
Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục hướng nghiệp của các bộ phận, đoàn thể, cá nhân trong nhà trường và sự phối hợp với các lực lượng xã hội khác trong các hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới.
dục hướng nghiệp cho học sinh từ tất cả các khâu, các cơng đoạn bằng nhiều hình thức kiểm tra, đánh giá linh hoạt, phù hợp với đối tượng và nội dung cụ thể.
Từ kết quả kiểm tra, đánh giá kịp thời kiểm định lại độ chính xác, hiệu quả của các biện pháp và các kết quả quản lý, có biện pháp điều chỉnh, khắc phục tồn tại, phát huy thế mạnh.
Việc kiểm tra, đánh giá phải được thực hiện thường xun, liên tục, có tiêu chí, chuẩn mực cụ thể cho từng nội dung trong công tác giáo dục hương nghiệp. Khi xây dựng tiêu chí đánh giá cần phải căn cứ vào mục đích, yêu cầu của từng nội dung để xây dựng chuẩn đánh giá, từ đó làm cơ sở cho việc kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm.
3.2.6.3. Cách thực hiện
Bám sát kế hoạch, nhiệm vụ, mục tiêu của Bộ, Sở GD&ĐT, kế hoạch của nhà trường, Hiệu trưởng cần phải xây dựng kế hoạch cho công tác kiểm tra, đánh giá các hoạt động GDHN ngày từ đầu năm học, ngồi kế hoạch kiểm tra định kì, cần phải tăng cường kiểm tra đột xuất các hoạt động GDHN.
Hiệu trưởng cùng với các bộ phận, cá nhân có chức năng và khả năng, có kinh nghiệm về công tác kiểm tra, đánh giá xây dựng được tiêu chuẩn, quy định, nguyên tắc cụ thể về các mặt hoạt động của công tác GDHN cho HS phù hợp với đặc điểm tình hình cụ thể của nhà trường.
Hiệu trưởng có kế hoạch lựa chọn, bố trí con người làm cơng tác kiểm tra; sắp xếp thời gian, điều kiện phục vụ cho công tác kiểm tra, đánh giá; Phân công công việc cụ thể, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, khả năng của các bộ phận, cá nhân làm công tác kiểm tra, đánh giá, tập huấn, thống nhất nội dung, quy trình, cách thức kiểm tra, đánh giá.
Sau mỗi đợt kiểm tra, đánh giá cần biểu dương những điển hình trong cơng tác GDHN, đồng thời nhắc nhở, rút kinh nghiệm với những cán bộ, GV chưa làm tốt cơng tác này để từ đó có biện pháp điều chỉnh, khắc phục để hồn thành nhiệm vụ, đạt được mục tiêu.
kiểm tra hồ sơ, kế hoạch, dự giờ, kiểm tra kỹ năng, nghiệp vụ GDHN của GV; kết hợp kiểm tra trực tiếp với gián tiếp; kiểm tra định kì hàng tuần, hàng tháng, kiểm tra đột xuất; kiểm tra, đánh giá ý kiến đánh giá của các bộ phận, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nhà trường từ nhiều kênh thông tin khác nhau.