Quan điểm định hướng tổ chức dạy học vật lí ở trường phổ thông theo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học phần động học chất điểm, vật lí 10 theo tiếp cận PISA (Trang 30)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.3.1. Quan điểm định hướng tổ chức dạy học vật lí ở trường phổ thông theo

1.3.1. Quan điểm định hướng tổ chức dạy học vật lí ở trường phổ thơng theo tiếp cận PISA theo tiếp cận PISA

Như đã nói ở trên, mục tiêu tổng quát của PISA là nhằm kiểm tra xem ở độ tuổi kết thúc giáo dục bắt buộc, học sinh đã chuẩn bị để đáp ứng các thách thức của cuộc sống sau này đến mực độ nào. Nghĩa là PISA rất chú trọng đến năng lực vận dụng kiến thức đã học của học sinh để xử lí và giải quyết các vấn đề xảy ra trong thực tế cuộc sống. Học sinh thường gặp khó khăn khi vận dụng kiến thức là do kiến thức không chắc chắn và trở nên cứng nhắc không biến thành cơ sở của năng lực. Muốn kiến thức biến thành năng lực thì kiến thức phải phản ánh được đầy đủ thuộc tính bản chất, được thử thách trong thực tiễn và tồn tại trong ý thức với tư cách là công cụ của hành động. Sự vận dụng kiến thức tùy thuộc vào khả năng nhận dạng kiểu nhiệm vụ, kiểu bài tập, tức là tìm kiếm, phát hiện những thuộc tính và quan hệ vốn có trong nhiệm vụ hay bài tập để thực hiện một mục đích nhất định.

Sự hình thành năng lực trong dạy học chịu ảnh hưởng của các yếu tố: - Nội dung của bài tập hay nhiệm vụ đặt ra được trừu tượng hóa sẵn sàng hay bị che phủ bởi những yếu tố phụ làm chệch hướng đến sự hình thành năng lực.

Tạo tâm thế thuận lợi trong học tập cũng giúp cho sinh viên dễ dàng trong việc hình thành năng lực.

- Có khả năng khái qt đối tượng một cách tồn thể.

Mặt khác, “ giáo dục là việc chuẩn bị cho người học vào giải quyết

các tình huống của cuộc sống” (S.B Robinsohl 1967). Con người bắt đầu suy

nghĩ khi họ thấy xuất hiện nhu cầu hiểu biết một cái gì đó. Tư duy ln ln bắt đầu từ một vấn đề hoặc một câu hỏi, từ sự ngạc nhiên hay nỗi băn khoăn thắc mắc. Sự lơi cuốn cá nhân vào q trình tư duy được xác định bởi tình huống thực tiễn xảy ra xung quanh họ.

Vì vậy, có thể nói dạy học giải quyết vấn đề phù hợp với quan điểm của PISA về phát triển năng lực khoa học của học sinh. Vận dụng quan điểm này không chỉ góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện mà còn là một phương pháp dạy học hữu hiệu nhằm mang lại niềm vui, hứng thú, thắp lên ngọn lửa say mê, tìm tịi chiếm lĩnh tri thức, phát triển tư duy, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, từ đó hình thành ở học sinh nhân cách của người lao động mới, tự chủ, sáng tạo, có khả năng giải quyết tốt các tình huống do cuộc sống đặt ra.

1.3.2. Tổ chức dạy học vật lí dựa trên giải quyết vấn đề

Dạy học dựa trên giải quyết vấn đề là phương pháp dạy học theo định hướng lấy học sinh làm trung tâm. Trong đó học sinh học về các chủ đề thông qua các vấn đề có trong thực tiễn và liên quan tới nội dung mơn học. Làm việc theo nhóm, học sinh xác định những điều đã biết, những điều cần biết, và làm thế nào để có được những thơng tin cần biết trong việc giải quyết vấn đề.

Dạy học dựa trên giải quyết vấn đề là dạy học dựa trên các vấn đề thực tiễn có liên quan đến người học và liên quan đến nội dung học tập đã được

quy định trong “chuẩn kiến thức, kỹ năng”. Trên cơ sở đó, người học tự chiếm lĩnh tri thức và phát triển các năng lực như lập kế hoạch, tự định hướng học tập, hợp tác, các kỹ năng tư duy bậc cao, kỹ năng sống.

Để phát huy đầy đủ vai trò tự chủ của học sinh trong hoạt động cá nhân và thảo luận tập thể nhằm giải quyết vấn đề cũng như vai trò của giáo viên trong việc tổ chức, kiểm tra, định hướng các hoạt động đó thì với mỗi nhiệm vụ nhận thức cần phải được thực hiện theo các pha như sau:

- Pha thứ nhất: "Chuyển giao nhiệm vụ, bất ổn hoá tri thức, phát biểu

vấn đề". Trong pha này, giáo viên giao cho học sinh một nhiệm vụ có tiềm

ẩn vấn đề. Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh quan tâm đến nhiệm vụ đặt ra, sẵn sàng nhận và tự nguyện thực hiện nhiệm vụ. Trong q trình giải quyết nhiệm vụ đó, quan niệm và giải pháp ban đầu của học sinh được thử thách và học sinh ý thức được khó khăn. Lúc này vấn đề đối với học sinh xuất hiện, dưới sự hướng dẫn của giáo viên vấn đề được chính thức diễn đạt.

- Pha thứ hai: "Học sinh hành động độc lập, tự chủ, trao đổi, tìm tịi

giải quyết vấn đề". Sau khi đã phát biểu vấn đề, học sinh độc lập hoạt động,

xoay trở để vượt qua khó khăn. Trong q trình đó, khi cần phải có sự định hướng của giáo viên. Trong quá trình tìm tịi giải quyết vấn đề, học sinh diễn đạt, trao đổi với người khác trong nhóm về cách giải quyết vấn đề của mình và kết quả thu được, qua đó có thể chỉnh lý, hồn thiện tiếp. Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, hành động của học sinh được định hướng phù hợp với tiến trình nhận thức khoa học và thơng qua các tình huống thứ cấp khi cần. Qua quá trình dạy học, cùng với sự phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh, các tình huống thứ cấp sẽ giảm dần. Sự định hướng của giáo viên chuyển dần từ định hướng khái quát chương trình hố (theo các bước tuỳ theo trình độ của học sinh) tiệm cận dần đến định hướng tìm tịi sáng tạo, nghĩa là giáo viên chỉ đưa ra cho học sinh những gợi ý sao cho học sinh có

thể tự tìm tịi, huy động hoặc xây dựng những kiến thức và cách thức hoạt động thích hợp để giải quyết nhiệm vụ mà họ đảm nhận. Nghĩa là dần dần bồi dưỡng cho học sinh khả năng tự xác định hành động thích hợp trong những tình huống khơng phải là quen thuộc đối với họ. Để có thể thực hiện tốt vai trị định hướng của mình trong quá trình dạy học, giáo viên cần phải nắm vững quy luật chung của quá trình nhận thức khoa học, lơ gíc hình thành các kiến thức vật lý, những hành động thường gặp trong quá trình nhận thức vật lý, những phương pháp nhận thức vật lý phổ biến để hoạch định những hành động, thao tác cần thiết của học sinh trong quá trình chiếm lĩnh một kiến thức hay một kỹ năng xác định.

- Pha thứ ba: "Tranh luận, thể chế hoá, vận dụng tri thức mới". Trong

pha này, dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh tranh luận, bảo vệ cái xây dựng được. Giáo viên chính xác hố, bổ sung, thể chế hóa tri thức mới. Học sinh chính thức ghi nhận tri thức mới và vận dụng

Tổ chức dạy học theo tiến trình trên, giáo viên đã tạo điều kiện thuận lợi để học sinh phát huy sự tự chủ hành động xây dựng kiến thức đồng thời cũng phát huy được vai trò tương tác của tập thể học sinh đối với quá trình nhận thức của mỗi cá nhân học sinh. Tham gia vào quá trình giải quyết vấn đề như vậy, hoạt động của học sinh đã được định hướng phỏng theo tiến trình xây dựng kiến thức trong nghiên cứu khoa học. Như vậy kiến thức của học sinh được xây dựng một cách hệ thống và vững chắc, năng lực sáng tạo của học sinh từng bước được phát triển.

Hoạt động học của học sinh bao gồm các hành động với tư liệu dạy học, sự trao đổi, tranh luận với nhau và sự trao đổi với giáo viên. Hành động học của học sinh với tư liệu hoạt động dạy học là sự thích ứng của học sinh

với tình huống học tập đồng thời là hành động chiếm lĩnh, xây dựng tri thức cho bản thân mình. Sự trao đổi, tranh luận giữa học sinh với nhau và giữa học sinh với giáo viên nhằm tranh thủ sự hỗ trợ xã hội từ phía giáo viên và tập thể học sinh trong quá trình chiếm lĩnh tri thức. Thơng qua các hoạt động của học sinh với tư liệu học tập và sự trao đổi đó mà giáo viên thu được những thông tin liên hệ ngược cần thiết cho sự định hướng của giáo viên đối với học sinh.

Hoạt động của giáo viên bao gồm hành động với tư liệu dạy học và sự trao đổi, định hướng trực tiếp với học sinh. Giáo viên là người tổ chức tư liệu hoạt động dạy học, cung cấp tư liệu nhằm tạo tình huống cho hoạt động của học sinh. Dựa trên tư liệu hoạt động dạy học, giáo viên có vai trị tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động của học sinh với tư liệu học tập và định hướng sự trao đổi, tranh luận của học sinh với nhau.

Tóm lại, theo quan điểm hiện đại thì dạy học là dạy giải quyết vấn đề,

quá trình dạy - học bao gồm "một hệ thống các hành động có mục đích của giáo viên tổ chức hoạt động trí óc và tay chân của học sinh, đảm bảo cho học sinh chiếm lĩnh được nội dung dạy học, đạt được mục tiêu xác định". Trong quá trình dạy học, giáo viên tổ chức định hướng hành động chiếm lĩnh tri thức vật lý của học sinh phỏng theo tiến trình của chu trình sáng tạo khoa học. Như vậy, chúng ta có thể hình dung diễn biến của hoạt động dạy học như sau:

- Giáo viên tổ chức tình huống (giao nhiệm vụ cho học sinh): học sinh hăng hái đảm nhận nhiệm vụ, gặp khó khăn, nảy sinh vấn đề cần tìm tịi giải quyết. Dưới sự chỉ đạo của giáo viên, vấn đề được diễn đạt chính xác hóa, phù hợp với mục tiêu dạy học và các nội dung cụ thể đã xác định.

- Học sinh tự chủ tìm tịi giải quyết vấn đề đặt ra. Với sự theo dõi, định hướng, giúp đỡ của giáo viên, hoạt động học của học sinh diễn ra theo

một tiến trình hợp lí, phù hợp với những địi hỏi phương pháp luận.

- Giáo viên chỉ đạo sự trao đổi, tranh luận của học sinh, bổ sung, tổng kết, khái quát hóa, thể chế hóa tri thức, kiểm tra kết quả học phù hợp với mục tiêu dạy học các nội dung cụ thể đã xác định.

1.4. Thực trạng việc dạy học vật lí theo hướng tiếp cận PiSa trong dạy học vật lý ở trường THPT

1.4.1 Mục đích điều tra

- Điều tra, tìm hiểu về nhận thức cũng như hiểu biết của giáo viên và học sinh về chương trình đánh giá quốc tế PISA.

- Tìm hiểu tình hình dạy học phần Động học chất điểm nói chung, việc sử dụng tình huống thực tế vào dạy học vật lí nói riêng để phát hiện ra những điểm cịn hạn chế trong q trình dạy học, trong tiến trình dạy học hiện hành về phần kiến thức này. Kết quả tìm hiểu được sẽ là một trong những cơ sở để tôi xây dựng và thiết kế những tiến trình dạy học mới theo tiếp cận PISA, nhằm phát huy năng phổ thơng, tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho HS.

1.4.2 Nội dung điều tra

- Những phương pháp dạy học cũng như cách thức tổ chức dạy học mà giáo viên đã sử dụng khi dạy học phần Động học chất điểm.

- Hoạt động của học sinh trong giờ học vật lí, trình độ của học sinh. - Việc sử dụng tình huống học tập và dạy học dựa trên giải quyết vấn đề trong giờ dạy vật lí của giáo viên.

- Khả năng phân tích tình huống, xử lí tình huống học tập của học sinh, khả năng vận dụng kiến thức vật lí vào các vấn đề thực tiễn cuộn sống của học sinh.

1.4.3. Đối tượng điều tra

- Học sinh lớp 10 trường THPT Nhân Chính - Hà Nội. - Giáo viên dạy vật lý trường THPT Nhân Chính - Hà Nội.

1.4.4. Phương pháp điều tra

- Trao đổi trực tiếp với GV, tham khảo giáo án của các GV và dùng phiếu điều tra.

- Trao đổi trực tiếp với HS, kiểm tra vở học, vở bài tập của HS - Dự giờ một số tiết dạy.

1.4.5 Kết quả điều tra.

+ Đối với giáo viên:

Qua việc tổng hợp kết quả từ tham khảo ý kiến, trao đổi trực tiếp, tham gia dự giờ trên lớp tôi nhận thấy:

- Đại đa số giáo viên (khoảng 85%) chưa tìm hiểu về chương trình PISA cũng như các quan điểm của PISA về năng lực khoa học.

- Một số giáo viên vẫn coi mục tiêu dạy học trên lớp là dạy hết những nội dung trong SGK, giao cho học sinh làm thật nhiều bài tập trong các sách tham khảo để học sinh làm quen và thành thạo nhiều dạng bài tập.

- Phương pháp dạy học của giáo viên vẫn chủ yếu là các phương pháp dạy học truyền thống như: thuyết trình, đọc chép… chưa chú trọng đến tổ chức hoạt động học tập theo quan điểm dạy học dựa trên giải quyết vấn đề.

- Giáo viên chưa mạnh dạn áp dụng phương pháp dạy học tích cực vào giờ dạy và chưa khơi dậy được sự sáng tạo, khả năng làm chủ tri thức của học sinh sự ham học hỏi, yêu môn học của học sinh.

vẫn chưa thực sự phù hợp đặc biệt các tình huống chưa gắn liền với thực tiễn cuộc sống, chưa tạo được điều kiện để học sinh tích cực tìm tịi xây dựng kiến thức, các câu hỏi trong các tình huống có tính chất rời rạc, khơng làm cho học sinh có cái nhìn tổng qt vấn đề hay cách giải quyết toàn diện vấn đề.

+ Đối với học sinh:

- Đa số học sinh chưa được cung cấp và tiếp cận với thông tin về chương trình đánh giá PISA.

- Phần lớn HS đều cho rằng Động học chất điểm là một phần kiến thức tương đối khó.

-Tính tích cực trong giờ học của học sinh chưa cao - Kĩ năng đọc phân tích tình huống của học sinh rất kém

- HS ít có khả năng liên hệ những kiến thức vật lý được học với thực tế cuộc sống.

- Khả năng diễn đạt của họcsinh rất kém, các em thường lúng túng khi diễn đạt ý tưởng của mình về một vấn đề nào đó.

1.5. Kết luận chương 1

Với mục đích tổ chức hoạt động dạy học vật lí theo tiếp cận chương trình đánh giá PISA, nhằm phát huy được các năng lực phổ thơng, tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho học sinh, trong chương này, chúng tôi đã đi nghiên cứu và trình bày những thơng tin cơ bản của chương trình đánh giá PISA, lý thuyết dạy học dựa trên năng lực cũng như phương pháp dạy học tình huống nói chung và áp dụng cho hoạt động dạy học vật lí nói riêng.

Để đạt được những mục đích đã đề ra, chúng tơi đã khảo sát thực trạng việc tổ chức dạy học vật lí ở trường THPT phần Động học chất điểm, lấy đó làm cơ sở để xây dựng các tiến trình dạy học mới theo hướng tiếp cận PISA cho phần kiến thức này.

Vận dụng quan điểm dạy học dựa trên giải quyết vấn đề, chúng tôi nhận thấy phương pháp dạy học hiệu quả nâng cao năng lực khoa học của học sinh trong dạy học vật lí tiếp cận PISA.

CHƯƠNG 2

TỔ CHỨC DẠY HỌC VẬT LÍ THEO TIẾP CẬN PISA, PHẦN ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM - VẬT LÍ 10

2.1. Phân tích nội dung, Chuẩn kiến thức, kĩ năng và xây dựng các chủ đề dạy học phần Động học chất điểm vật lí 10 ban cơ bản đề dạy học phần Động học chất điểm vật lí 10 ban cơ bản

2.1.1. Chuẩn kiến thức kĩ năng phần Động học chất điểm

Đề tài căn cứ vào Chuẩn kiến thức, kĩ năng chương trình vật lí 10- THPT để xác định mục tiêu bài học đạt được các yêu cầu, lựa chọn phương pháp dạy học, phát huy tính chủ động, tích cực, tự giác học tập của HS. Căn cứ vào Chuẩn kiến thức, kĩ năng tiến hành dạy học thông qua việc tổ chức các hoạt động học tập của HS, kết hợp giữa học tập cá thể với học tập hợp tác, làm việc theo nhóm, rèn luyện các kĩ năng, năng lực hành động, vận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học phần động học chất điểm, vật lí 10 theo tiếp cận PISA (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)