CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.2 Xây dựng các tình huống theo hướng tiếp cận PISA
2.2.2.2. Tổ chức dạy học chủ đề 2 Sosánh chuyển động các vật
A. Ý tưởng xây dựng ngữ cảnh:
Trong bài học này yêu cầu học sinh xác định được các dạng chuyển động, so sánh vận tốc, gia tốc của các vật. Tình huống đưa ra được cung cấp ở giờ học trước. Học sinh nghiên cứu các dạng chuyển động thẳng, phương trình chuyển động ở nhà. Căn cứ trên bảng số liệu về chuyển động của vật, học sinh vẽ đồ thị chuyển động của vật từ đó so sánh chuyển động các vật.
Trên lớp, các nhóm học sinh trình bày, trao đổi, thảo luận để rút ra đặc điểm chuyển động của các vật, so sánh rút ra các đặc điểm của chuyển động và các đại lượng đặc trưng cho chuyển động.
Trên cơ sở ngữ cảnh 2 (được trình bày trong phiếu học tập 1.3, để
tránh trùng lặp, luận văn xin khơng trình bày lại ngữ cảnh trong các phần tiếp theo), tình huống nêu ra đặt học sinh vào vị trí cảnh sát biển cần cứu hộ
tàu cá gặp nạn, tàu cảnh sát biển CAR 412 và máy bay trực thăng, tàu CAR412 đã cùng lúc tiếp cận được tàu bị nạn tại một tọa độ địa lí. Tàu cảnh sát biển, tàu cá, trực thăng đã chuyển động như thế nào để gặp các tàu cùng thời điểm? Trong ngữ cảnh này có nhiều tình huống đặt ra, mỗi tình huống hướng học sinh xây dựng các kiến thức cụ thể. Các tình huống cụ thể như sau:
- Tình huống 2.1. Các đại lượng đặc trưng cho chuyển động.
- Tình huống 2.2. Cộng vận tốc và Khảo sát thực nghiệm CĐ thẳng. Trên cơ sở học sinh đã làm quen với cách học đã tiến hành ở chủ đề 1, học sinh học cách nghiên cứu ngữ cảnh, tình huống, nghiên cứu tài liệu giáo khoa và các tài liệu khác, chuẩn bị trước các câu hỏi ở nhà theo phiếu học tập. Các giờ sau, học sinh trao đổi thống nhất trong nhóm, trình bày và thảo luận, giáo viên thể chế kiến thức và tiếp tục hướng dẫn học sinh vận dụng, nghiên cứu các tình huống tiếp theo.
B. Tổ chức dạy học về so sánh chuyển động các vật.
B1. Tiến trình dạy học tình huống 2.1 (Sơ đồ 2.1)
Trong pha chuyển giao nhiệm vụ cho học sinh, giáo viên đã đặt ra cho học sinh bài toán cần dựa vào bảng số liệu so sánh chuyển động các tàu, cụ
thể Các tàu và trực thăng chuyển động như thế nào?. Dựa vào bảng số liệu so sánh chuyển động các tàu Các tàu và trực thăng chuyển động như thế nào?. Học sinh phát biểu được vấn đề cần nghiên cứu là: Các vật chuyển động
giống và khác nhau như thế nào?.
Học sinh làm việc ở nhà, để trả lời được câu hỏi đặt ra, học sinh cần biểu diễn đường đi trong chuyển động tàu cá để từ đó suy luận cách biểu diễn đường đi trên đồ thị. Học sinh cần thực hiện:
+Dựa vào số liệu trên bảng , Chọn một hệ quy chiếu hợp lí nhất. Từ hệ quy chiếu đã chọn. căn cứ vào Bảng số liệu ghi nhận vị trí của các tàu qua vệ tinh VINASAT, xây dựng bảng số liệu theo độ dời và thời gian, vẽ đồ thị tọa độ theo thời gian của các tàu trên cũng một hệ quy chiếu.
+ Tính vận tốc của các tàu trong từng giai đoạn, nhận xét về tính chất chuyển động của các tàu.
Trong pha thứ 2 và thứ 3: Học sinh có thể được phân cơng thành các nhóm, có thể trao đổi và thảo luận để giải quyết nhiệm vụ, hoàn thành Phiếu học tập 2.1, 2.2, 2.3. Với phiếu học tập 2.3, tình huống 2.2 được giới thiệu để học sinh chuẩn bị.
Sơ đồ 2.2. Sơ đồ tiến trình dạy học chủ đề 2 – TH2.1
Ngữ cảnh 2: Tàu cứu hộ, trực thăng cứu nạn tàu cá tại quần đảo Hoàng Sa Việt Nam.
Dựa vào bảng số liệu so sánh chuyển động các tàu
(Các tàu và trực thăng chuyển động như thế nào?)
Thảo luận tình huống 2.1. (Làm việc nhóm)
+Vẽ đồ thị chuyển động của tàu cá, tàu cảnh sát, trực thăng.
+ So sánh chuyển động các tàu dựa vào đồ thị. +Nhận xét đưa ra: vận tốc, tốc độ, gia tốc + Các dạng chuyển động đều và biến đổi đều.
Thể chế:
- Nêu khái niệm vận tốc, tốc độ, gia tốc.
- Phương trình chuyển động đều và biến đổi đều.
Mức đầy đủ:
Chọn Hệ quy chiếu,Vẽ đồ thị. So sánh chuyển động các tàu đúng. Nhận ra các chuyển động đều, không đều.
Mức không đầy đủ/ không đạt
Chỉ xác định tọa độ địa lý Hoặc không trả lời.
Vận dụng:
- Làm bài tập củng cố: Bài tập vận dụng - Hướng dẫn chuẩn bị bài học sau.
PHIẾU HỌC TẬP 2.1
Chủ đề 2.1: SO SÁNH CHUYỂN ĐỘNG CỦA CÁC VẬT
Nhóm nghiên cứu ngữ cảnh và tình huống dưới đây. Thảo luận trong nhóm và đưa ra cách giải quyết của nhóm. Cử các thành viên trình bày.
Tình huống 2.1. Tàu cảnh sát biển CAR 412 và máy bay trực thăng, tàu CAR412 đã cùng lúc tiếp cận được tàu bị nạn tại tọa độ 16000’N – 112030’E. Lực lượng cứu hộ đã cùng đưa toàn bộ thuyền viên trên tàu gặp nạn lên tàu SAR 412 chăm sóc sức khỏe, đồng thời tiến hành lai dắt tàu về Quy Nhơn an toàn. Tàu cá, tàu cảnh sát biển, trực thăng đã chuyển động như thế nào để gặp nhau cùng thời điểm? Quy ước 10= 150km
Gợi ý:+ Dựa vào số liệu trên bảng, và từ quy ước 10= 150km tính khoảng cách đi được của các tàu sau mỗi khoảng thời gian.
+ Chọn một hệ quy chiếu hợp lí nhất. Từ hệ quy chiếu đã chọn. căn cứ vào
Bảng số liệu ghi nhận vị trí của các tàu qua vệ tinh VINASAT, hãy vẽ đồ thị
tọa độ theo thời gian của các tàu trên cũng một hệ quy chiếu.
+ Hãy tính vận tốc của các tàu trong từng giai đoạn, nhận xét về tính chất chuyển động của các tàu.
PHIẾU HỌC TẬP 2.2. BÀI TẬP VẬN DỤNG
Câu hỏi 1: Trong một đoạn hành trình, tàu cá đã đi 4 km trong 10 phút đầu và 2 km trong 5 phút tiếp theo. Nhận định nào dưới đây là ĐÚNG?
A. Vận tốc trung bình của tàu cá trong 10 phút đầu lớn hơn vận tốc trung bình trong 5 phút tiếp theo.
B .Vận tốc trung bình của tàu cá trong 10 phút đầu bằng vận tốc trung bình trong 5 phút tiếp theo.
trung bình trong 5 phút tiếp theo.
D. Không thể kết luận gì về vận tốc trung bình của tàu cá từ những thông tin đã cho.
Câu hỏi 2: Đoạn đường từ đảo Hữu Nhật đến đảo Hải Sâm, mặt nước rất yên tĩnh. Thuyền viên tàu cá bấm thời gian và thấy: Trong 10 phút đầu tiên kể từ lúc qua đảo Hữu Nhật tàu cá đi được đoạn đường 50m. Sau 20 phút kể từ lúc qua đảo Hữu Nhật quãng đường tàu cá đi được là 100m. Hỏi chuyển động của tàu cá như thế nào?
Câu hỏi 3: Trong một lần qua đảo Đá Lồi lúc 6h45. Đảo Bạch Quy cách đảo Đá Lồi 5km. Hỏi tàu CS biển phải chuyển động với vận nhỏ nhất bằng bao nhiêu để đến đảo Bạch Quy lúc 7h15 phút và cho rằng chuyển động của tàu CS là chuyển động thẳng đều.
PHIẾU HỌC TẬP 2.3. BÀI TẬP VỀ NHÀ PHẦN 1. CỦNG CỐ
Bài 1: Xe chuyển động từ A đến B với tốc độ không đổi v1 = 40km/h, rồi tiếp tục đi từ B đến C với tốc độ không đổi v2. Biết quãng đường AB dài gấp đôi quãng đường BC và tốc độ trung bình của xe trên cả quãng đường từ A đến C là v = 50km/h. Tính v2.
Bài 2: Một người đi từ A đến B theo chuyển động thẳng. Trong nửa thời gian đầu, người ấy đạp xe với vận tốc 10 km/h và trong nửa thời gian cịn lại đi bộ với vận tốc 4km/h. Tính vận tốc trung bình trên cả đoạn đường.
PHẦN 2. CHUẨN BỊ BÀI HỌC SAU
Tình huống 2.2 : Tàu cá QN950 bị hỏng máy chính, đang trơi dạt tự do theo
dòng hải lưu, tàu cảnh sát biển CAR 412 đang ở đảo Tri Tơn tại vị trí 15040’N-111030’ quyết định đuổi theo tàu cá để cứu nạn. Vì tàu cá vừa bị cuốn theo dòng hải lưu, vừa bị gió thổi theo hướng Đơng - Tây (dọc theo vĩ
tuyến) với tốc độ gió cấp 6 (10,8 m/s).
+ Chỉ có 1 quả bóng trên tàu, với các đồng hồ bấm giây, la bàn làm thế nào thủy thủ có thể xác định vận tốc của dòng hải lưu? (biết tàu CAR 412 có chiều dài 150m).
***Gợi ý: Suy nghĩ phương án thí nghiệm với quả bóng, làm thế nào để đo vận tốc dòng nước? Cho
rằng chiều dài của con tàu đã biết.
C2. Tiến trình dạy học tình huống 2.2. (Sơ đồ 2.3)
Trong pha chuyển giao nhiệm vụ cho học sinh trong phiếu học tập 2.3. Học sinh phát biểu được vấn đề cần nghiên cứu là: Làm thế nào xác định
được vận tốc của vật trong chuyển động thẳng?.
Học sinh làm việc ở nhà, để trả lời được câu hỏi đặt ra, học sinh cần biểu diễn đường đi trong chuyển động tàu cá để từ đó suy luận cách biểu diễn đường đi trên đồ thị. Học sinh cần thực hiện: Thiết kế phương án thí nghiệm với quả bóng, vẽ vận tốc của vật theo các hướng, vận dụng phép toán cộng véc tơ đã học trong mơn Tốn để xác định vận tốc tổng hợp khi vật tham gia nhiều chuyển động.
Bắt đầu giờ học giáo viên nêu lại ngữ cảnh và tình huống, dành thời gian cho học sinh trao đổi thống nhất trong nhóm.
Trong pha thứ 2 và thứ 3: Học sinh có thể được phân cơng thành các nhóm, có thể trao đổi và thảo luận để giải quyết nhiệm vụ, hoàn thành Phiếu học tập 2.4, 2.5, 2.6. 111030’ 112000’ 112030’ 16030’ 16000’ 15030’ 17000’
Sơ đồ 2.3. Sơ đồ tiến trình dạy học tình huống 2.2.
BÀI TẬP VẬN DỤNG
Chủ đề : CỘNG VẬN TỐC Ngữ cảnh 2: Tàu cứu hộ, trực thăng cứu nạn tàu cá tại quần đảo Hoàng Sa Việt Nam.
Tàu cá bị trơi theo dịng hải lưu và bị gió thổi
( Tàu cá chuyển động như thế nào?)
Thảo luận tình huống 2.2. (Làm việc nhóm)
+Chỉ có 1 quả bóng trên tàu, với các đồng hồ bấm
giây, la bàn làm thế nào thủy thủ có thể xác định vận tốc của dòng hải lưu? (biết tàu CAR 412 có chiều dài 150m).
+ Xác định vận tốc tàu cá tại các điểm đảo Lồi (điểm A) và Bãi Châu Nhai (điểm B).
Thể chế:
Tính tương đối của chuyển động. Công thức cộng vận tốc.
Mức đầy đủ:
Nêu phương án đo vận tốc.Vẽ vận tốc gió, vận tốc dịng nước. Cộng được vận tốc.
Mức không đầy đủ/ không đạt
Chỉ vẽ được véc tơ các vận tốc.
Hoặc không trả lời.
PHIẾU HỌC TẬP 2.4
Chủ đề 2.2: SO SÁNH CHUYỂN ĐỘNG CỦA CÁC VẬT
Nhóm nghiên cứu ngữ cảnh và tình huống 2.2 (phiếu học tập 2.3. Phần chuẩn bị bài học sau. Thảo luận trong nhóm và đưa ra cách giải quyết của nhóm. Cử các thành viên trình bày.
1. Phương án xác định vận tốc dịng nước chảy chỉ bằng quả bóng và đồng hồ bấm giây như thế nào?
……………………………………………………………………… 2. Khi tàu cá chuyển động vừa bị gió thổi và bị cuốn theo dòng nước
chảy, tàu các chuyển động như thế nào?
…………………………………………………………………… PHIẾU HỌC TẬP 2.5. BÀI TẬP VẬN DỤNG.
DU LỊCH SUỐI YẾN- CHÙA HƯƠNG Ngữ cảnh: Chùa Hương là một
trong những điểm đến thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Đến với Chùa Hương, du khách vừa được tận hưởng một khơng khí lễ hội cổ truyền, mang đậm bản sắc dân tộc, ngồi ra cịn được hịa mình vào một không gian thiên nhiên tuyệt đẹp. Một trong những hoạt động được hầu hết du
khách rất thích thú khi đến với Chùa Hương đó là được ngồi trên thuyền và đi dọc theo dòng suối Yến thơ mộng để vào các Đền, Chùa.
Câu hỏi 1: Bạn đang ngồi trên một chiếc thuyền đi trên dòng suối Yến để vào thăm các hang động. Vận tốc của người chèo thuyền 15km/h. Biết lúc đi thuyền đi ngược dòng, vận tốc dòng nước là 5km/h. Tính vận tốc của thuyền so với bờ?
..................................................................................................... .....................................................................................................
Câu hỏi 2: Lúc thuyền quay trở về, thuyền đi si dịng. Vận tốc của người chèo thuyền vẫn là 15km/h, vận tốc dòng nước là 5km/h. Biết Suối Yến dài 4km. Hãy tính thời gian cần thiết để các du khách về tới bến?
..................................................................................................... .....................................................................................................
PHIẾU HỌC TẬP 2.6. BÀI TẬP VỀ NHÀ PHẦN 1. CỦNG CỐ
Bài 1. Một người ngồi trên tàu A nhìn ngang qua cửa sổ thấy bên cạnh có một tàu B đang chạy song song và cùng chiều với vận tốc V2=36km/h xuất hiện. Tàu B dài l=100m và thời gian người ấy nhìn thấy tàu B đi ngang qua là t=20s. Tính vận tốc của tàu A.
Bài 2. Hai ô tô cùng khởi hành một lúc tại A và B cánh nau l= 100km. - Hai xe chuyển động ngược chiều thì sau 1 giờ chúng gặp nhau
- Hai xe chuyển động cùng chiều thì sau 5 giờ chúng gặp nhau Dùng phép cộng vận tốc để tính vận tốc của hai ơ tô trên.
PHẦN 2. CHUẨN BỊ BÀI HỌC SAU
Ngữ cảnh 3: Theo thông tin từ Danang MRCC, vào lúc 12 giờ 30 ngày 17/10, trong lúc tàu cá QN950 đang trên đường từ ngư trường về đất liền thì bị hỏng máy chính, trơi dạt tự do theo dòng hải lưu tại vị trí 16030’N –
110000’E. Nhận được tín hiệu cứu nạn khẩn cấp từ tàu QN950, Đà Nẵng phát thông báo hàng hải, phối hợp các cơ quan chức năng hỗ trợ tàu cá, đồng thời điều động tàu CAR 412 ra khơi cứu nạn.
Đến 21 giờ 30 phút cùng ngày, tàu CAR412 tiếp cận được tàu bị nạn tại tọa độ 16000’N – 112030’E đang lúc biển có mưa to, sóng lớn. Lực lượng cứu hộ đã đưa toàn bộ thuyền viên trên tàu gặp nạn lên tàu SAR 412 chăm sóc sức khỏe, đồng thời tiến hành lai dắt tàu về Quy Nhơn an tồn.
Tình huống 3.1. Chuyển động thẳng đều và biến đổi đều.
Đồ thị ghi nhận chuyển động của tầu cá QN950 và tàu cảnh sát biển CAR 412 được ghi nhận bởi vệ tinh VINASAT 1 và trung tâm cứu hộ thể hiện trên hình 3.1. Dựa vào đồ thị hãy tìm quy luật chuyển động của các tàu trong khoảng từ đảo Hữu Nhật (điểm A) và đảo Bạch Quy (điểm B).