Môi trường kinh tế

Một phần của tài liệu Tên đề tài phân tích và định giá cổ phiếu msh của công ty may sông hồng (Trang 46 - 51)

1.4 .1Quy trình phân tích và định giá cổ phiếu

2.2 Phân tích tình hình tài chính của Cơng ty MSH theo các yếu tố phi tài chính

2.2.1.1 Môi trường kinh tế

Năm 2021, thế giới tiếp tục phải đối mặt với bất ổn gia tăng và nhiều thách thức mới do sự bùng phát của dịch COVID-19 với những biến thể mới nguy hiểm hơn. Kinh tế thế giới phục hồi tích cực, song cịn bấp bênh và khơng đồng đều. Cú sốc mà Covid-19 gây ra đã khiến thế giới rơi vào cuộc suy thoái tồi tệ nhất kể từ Đại suy thoái 1930, với mức suy giảm của tổng sản phẩm trong nước (GDP) toàn cầu trong năm 2020 là 3,1%, theo số liệu của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF). OECD dự báo kinh tế khu vực sử dụng đồng Euro (Eurozone) tăng 5,2% trong năm nay, còn kinh tế Mỹ tăng 5,6%. Báo cáo mỗi năm hai lần Triển vọng Kinh tế toàn cầu mà Ngân hàng Thế giới (WB) đưa ra hồi tháng 6 dự báo kinh tế tồn cầu có thể tăng trưởng 5,6% trong năm2021 mức tăng hậu suy thoái mạnh nhất trong 80 năm. Tuy nhiên, các nền kinh tế thu nhập thấp có thể chỉ tăng trưởng 2,9%, mức tăng chậm nhất 20 năm của nhóm này. Hầu hết các dự báo đều cho thấy, kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng trong khoảng 5-6% trong năm nay so với mức giảm 3-5% của năm 2020. Thương mại toàn cầu tăng trưởng 10,7%, trong khi dịng chảy thương mại hàng hóa tồn cầu trong q III/2021 cũng đạt con số kỷ lục 5.600 tỷ USD và tính chung cả năm sẽ tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm ngối. Nhu cầu hàng hóalớn cùng với sự gia tăng của lạm phát, đã dẫn đến tình trạng hỗn loạn trong các chuỗi phân phối và thiếu hụt các sản phẩm thiết yếu cho thương mại quốc tế. Có tới 39 nền kinh tế ghi nhận tỷ lệ lạm phát trong quý III/2021 tăng so với cùng kỳ năm 2019, trong đó Mỹ và 18 nền kinh tế khác có chỉ số lạm phát tăng tới 2 điểm phần trăm. Do ảnh hưởng của lạm phát nhiều quốc gia đã phải thay đổi chính sách tiền để ứng phó. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã tuyên bố đẩy nhanh cắt giảm chương trình nới lỏng định lượng (QE) và dự kiến tăng lãi suất 3

lần trong năm 2020. Vào hôm 16/12, Ngân hàng Trung ương Anh (BOE) trở thành ngân hàng trung ương lớn đầu tiên trên thế giới nâng lãi suất kể từ khi đại dịch bắt đầu, mặc cho nước này vẫn đang chứng kiến số ca nhiễm Covid mới cao kỷ lục.

Kinh tế thế giới năm 2022 được IMF đưa dự báo tăng trưởng có thể đạt đến 4.9% dựa trên cơ sở là đà phục hồi kinh tế năm 2021 cũng như việc gia tăng tỷ lệ tiêm vaccine ở các nước, sự phục hồi của các chuỗi cung ứng ,…… Tuy nhiên , trong tháng 3/2022 sau khi bùng nổ nhiều ảnh hưởngchiến tranh căng thẳng giữa Nga và Ukraine đã khiến cho nên kinh tế thế giới chịu nhiều ảnh hưởng. Những lo ngại về bất ổn địa chính trị đã khiến thị trường chứng khoán khắp thế giới liên tục giảm, trong khi giá vàng tăng vọt do các nhà đầu tư muốn tìm kiếm kênh đầu tư an tồn. Giá dầu lên mức cao nhất trong khoảng 10 năm trở lại đây.

Cùng với đó, các lệnh trừng phạt mà phương Tây áp đặt đối với Nga và các biện pháp đáp trả tiềm tàng của Moskva đặt ra những rủi ro mới cho chuỗi cung ứng toàn cầu. Các biện pháp trừng phạt của phương Tây nhắm đến gần 80% tài sản ngân hàng ở Nga, trong khi hoạt động xuất nhập khẩu bị đánh giá sẽ gặp khó khăn từ việc Moskva bị loại khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT. Giá dầu thế giới đã tăng vọt và liên tục trên mức 110 USD/thùng. Trong phiên giao dịch ngày 3/3, giá dầu Brent có lúc tăng lên 119,84 USD/thùng, mức cao nhất kể từ tháng 5/2012, trong khi giá dầu WTI có thời điểm chạm đỉnh 116,57 USD/thùng, mức cao kỷ lục kể từ tháng 9/2008. Chiến sự tại Ukraine vẫn tiếp tục và kinh tế thế giới vẫn phải chịu nhiều ảnh hưởng bởi chiến sự trong khi vẫn đang phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid 19.

Năm 2021 là một năm đầy thách thức với kinh tế Việt Nam, dịch Covid-19 với biến chủng mới đã ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế, GDP quý III giảm sâu (giảm 6,02% so với cùng kỳ năm trước). Tăng trưởng kinh tế năm 2021 ước tính đạt 2,58% so với năm 2020. Kết quả hoạt động năm 2021 của khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đã thể hiện rõ vai trò bệ đỡ của nền kinh tế tăng 2,9%, đóng góp 13,97% vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế. chỉ số sản xuất tồn ngành cơng nghiệp tăng 4,8% so với năm 2020 (năm 2020 tăng 3,3%). Hoạt động thương mại, vận tải trong nước, khách du lịch quốc tế dần khôi phục trở lại. Quý IV/2021 so với quý III/2021, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 28,1%. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa duy trì tốc độ tăng cao, là điểm sáng của nền kinh tế trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Năm 2021, tổng kim ngạch xuất,

nhập khẩu hàng hóa đạt 668,5 tỷ USD, tăng 22,6% so với năm 2020. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 336,25 tỷ USD, tăng 19%; kim ngạch nhập khẩu đạt 332,25 tỷ USD, tăng 26,5%, chủ yếu nhập khẩu tư liệu sản xuất chiếm đến 93,5% tổng kim ngạch (tăng 26,8% so với năm trước). Cán cân thương mại hàng hóa năm 2021 xuất siêu 4 tỷ USD. Ước tính năm 2021, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội theo giá hiện hành đạt 2.891,9 nghìn tỷ đồng, tăng 3,2% so với năm trước.

Năm 2021, trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã điều hành lãi suất phù hợp, tạo điều kiện để các tổ chức tín dụng tiếp tục giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ nền kinh tế phục hồi. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm ổn định; thị trường chứng khoán phát triển mạnh mẽ với mức vốn hóa thị trường cổ phiếu năm 2021 tăng 45,5% so với cuối năm 2020. Tính đến ngày 24-12-2021, tổng phương tiện thanh tốn tăng 8,93% so với cuối năm 2020; huy động vốn của các tổ chức tín dụng tăng 8,44%; tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt 12,97%.

Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12-2021 giảm 0,18% so với tháng 11-2021 và tăng 1,81% so với tháng 12-2020. Bình quân năm 2021, CPI tăng 1,84% so với năm 2020, mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016. Lạm phát cơ bản 12 tháng tăng 0,81%.

Hình 2.2: Tốc độ tăng CPI của các năm trong giai đoạn 2016-2021(%)

Năm 2021, trong bối cảnh áp lực lạm phát toàn cầu ngày càng tăng cao, giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào cho sản xuất, giá cước vận chuyển liên tục tăng nhưng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân năm 2021 của Việt Nam chỉ tăng 1,84% so với năm trước, thấp nhất trong 6 năm qua, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra, tiếp tục là năm kiểm sốt lạm phát thành cơng.

Lạm phát tác động đến đầu tư thông qua lãi suất, bảng dưới đây thể hiện lãi suất liên ngân hàng tháng 5/2021 và tháng 5/2022:

Bảng 1.1: Lãi suất bình quân liên ngân hàng tháng 5/2021 và tháng 5/2022

Đơn vị: %

Thời hạn Năm 2022 Năm 2021

Qua đêm 1,14 1,42 1 Tuần 1,61 1,67 2 Tuần 2,02 1,69 1 Tháng 3,25 1,79 3 Tháng 3,09 1,97 6 Tháng 3,73 2,71 9 Tháng 4,38 3,52

(Nguồn: Theo báo cáo của ngân hàng nhà nước Việt Nam năm 2021,2022)

Lãi suất bình quân liên ngân hàng trung và dài hạn năm 2022 có dấu hiệu tăng so với năm 2021. Áp lực lạm phát khi giá nhiều loại nguyên vật liệu đã đang có xu hướng tăng mạnh cùng triển vọng mở cửa lại tồn bộ nền kinh tế có thể sẽ khiến Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phải tăng lãi suất huy động. Tuy nhiên, NHNN nhiều khả năng sẽ tăng lãi suất huy động ở mức mềm mỏng hơn để vẫn có thể hỗ trợ cho sự hồi phục của nền kinh tế, trước những rủi ro tiềm ẩn từ đại dịch Covid-19.

Tổng cục Thống kê vừa cơng bố báo cáo về tình hình kinh tế – xã hội quý 4 và năm 2021; trong đó, cập nhật thơng tin về ước thu, chi ngân sách nhà nước trong trong năm 2021.

Hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế tiếp tục phục hồi giúp cho thu ngân sách Nhà nước ước tính cả năm 2021 đạt 1.523,4 nghìn tỷ đồng và vượt dự tốn năm. Chi ngân sách Nhà nước tập trung ưu tiên cho cơng tác phịng, chống dịch Covid-19, khắc phục thiên tai, đảm bảo quốc phòng, an ninh và hỗ trợ người dân gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh.

Tổng thu ngân sách Nhà nước ước tính năm 2021 đạt 1.523,4 nghìn tỷ đồng, bằng 113,4% dự toán năm (tăng 180,1 nghìn tỷ đồng), trong đó thu nội địa bằng 110,4% so với dự tốn năm (tăng gần 118 nghìn tỷ đồng); thu từ dầu thơ bằng 197,4% (tăng 22,6 nghìn tỷ đồng); thu cân đối từ hoạt động xuất, nhập khẩu bằng 122,1% (tăng 39,5 nghìn tỷ đồng).

Tổng chi ngân sách Nhà nước năm 2021 ước tính đạt 1.839,2 nghìn tỷ đồng, bằng 109% dự tốn năm, trong đó, chi thường xuyên bằng 102,3%; chi đầu tư phát triển bằng 106,4%; chi trả nợ lãi bằng 96,2%. Ước tính ngân sách nhà nước năm 2021 bội chi khoảng 315,8 nghìn tỷ đồng. Bước sang năm 2022, Tổng cục Thống kê đánh giá nền kinh tế Việt Nam sẽ đối diện nhiều nguy cơ và thách thức đan xen. Nguy cơ chậm phục hồi kinh tế, suy giảm tăng trưởng vẫn còn tiềm ẩn nếu khơng kiểm sốt được dịch bệnh và mở cửa trở lại hoạt động kinh tế, rủi ro lạm phát gia tăng, thiên tai, biến đổi khí hậu là nguy cơ luôn tiềm ẩn.

Nhà nước Việt Nam chủ động điều hành đồng bộ, linh hoạt các công cụ và giải pháp chính sách tiền tệ phù hợp nhằm ổn định thị trường tiền tệ và ngoại hối, kiểm sốt tốc độ tăng trưởng tín dụng theo mục tiêu đề ra. Điều hành nghiệp vụ thị trường mở phù hợp với diễn biến thị trường, hỗ trợ ổn định thị trường tiền tệ. Điều hành lãi suất phù hợp với cân đối vĩ mô, lạm phát và mục tiêu chính sách tiền tệ; khuyến khích các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi (TCTD) tiếp tục tiết giảm chi phí để phấn đấu giảm lãi suất cho vay hỗ trợ sản xuất kinh doanh. Điều hành tỷ giá linh hoạt, phù hợp nhằm ổn định thị trường ngoại tệ, góp phần ổn định kinh tế vĩ mơ, kiểm soát lạm phát. Tái cấp vốn đối với TCTD để hỗ trợ thanh khoản, cho vay các chương trình đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, hỗ trợ q trình cơ cấu lại TCTD và xử lý nợ xấu.

Điều hành tín dụng hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế nhưng không chủ quan với rủi ro lạm phát; chỉ đạo TCTD tăng trưởng tín dụng an tồn, hiệu quả, hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ, cho vay phục vụ nhu cầu đời sống, tín dụng tiêu dùng với mức lãi suất hợp lý, đảm bảo an toàn vốn vay và tuân thủ quy định pháp luật liên quan, hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế xã hội; khơng nới lỏng các điều kiện cấp tín dụng; tiếp tục kiểm sốt chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như đầu tư, kinh doanh bất động sản, chứng khoán, các dự án BOT, BT giao thơng, trái phiếu doanh nghiệp, kiểm sốt tín

dụng ngoại tệ phù hợp với lộ trình hạn chế đơ la hóa nền kinh tế theo chủ trương của Chính phủ; tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng. Hỗ trợ và tạo điều kiện để các TCTD, Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện tốt các chương trình, chính sách tín dụng theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Đặc biệt, tại Kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội đã thơng qua Nghị quyết về chính sách tài khóa và tiền tệ để hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn với quy mơ 350 nghìn tỷ đồng.

Một phần của tài liệu Tên đề tài phân tích và định giá cổ phiếu msh của công ty may sông hồng (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)