1.4 .1Quy trình phân tích và định giá cổ phiếu
2.2 Phân tích tình hình tài chính của Cơng ty MSH theo các yếu tố phi tài chính
2.2.1.2 Mơi trường chính trị và pháp luật
Hệ thống pháp luật của Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập về công tác thực hiện các thủ tục hành chính nhưng nhìn chung Việt Nam vẫn tạo mọi điều kiện để khuyến khích phát triển kinh tế, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng cho các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Kể từ sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Việt Nam vẫn tiếp tục có những bước đi mạnh mẽ theo hướng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Việc Việt Nam tham gia đàm phán, ký kết và thực thi hàng loạt các hiệp định đối tác kinh tế, các hiệp định thương mại tự do (FTA) trong những năm gần đây ở cấp song phương và đa phương đã và đang đem đến những cơ hội và thách thức không nhỏ cho các doanh nghiệp trong nước nói chung và các doanh nghiệp dệt may nói riêng.
Việc gia nhập các FTA sẽ tạo điều kiện cho hàng dệt may Việt Nam được hưởng thuế suất ưu đãi khi xuất khẩu, qua đó nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Ngoài ra, đây cũng là cơ hội gia tăng vốn đầu tư, chiếm lĩnh thị trường trong nước và cải cách doanh nghiệp theo hướng tiếp cận dần với các tiêu chuẩn quốc tế, nâng cao năng lực cạnh tranh và đảm bảo phát triển bền vững. Tuy nhiên, những cơ hội ấy chỉ tận dụng được hiệu quả nếu doanh nghiệp xử lý hiệu quả các thách thức từ quá trình hội nhập. Trong bối cảnh hàng rào thuế quan để bảo vệ hàng hóa sản xuất ngày càng thu hẹp, các nước nhập khẩu sẽ đẩy mạnh việc sử dụng hàng rào phi thuế quan. Điều này sẽ tạo ra khó khăn đối với hàng dệt may của Việt Nam. Tình hình chính trị ổn định, kiểm sốt dịch bệnh khá tốt ở Việt Nam giúp cho các doanh nghiệp trong nước tiếp tục đẩy mạnh đầu tư, hoạt động sản xuất ngay cả trong thời kì dịch bệnh phức tạp và bất ổn chính trị leo thang ở các nước phương Tây trong năm 2021 và 2022.