.4Sức ép nhà cung cấp

Một phần của tài liệu Tên đề tài phân tích và định giá cổ phiếu msh của công ty may sông hồng (Trang 56)

Nguồn nguyên vật liệu sản xuất trong nước phục vụ cho ngành dệt may cịn rất ít chưa đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp trong nước. Nút thắt cổ chai đối với ngành may mặc Việt Nam nằm ở chỗ quy mô ngành sợi, dệt nhuộm và các ngành công nghiệp phụ trợ không tương xứng với sự phát triển ngành may, do đó, nguồn cung nguyên liệu không đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất cả về số lượng lẫn chất lượng. Hầu hết nguồn nguyên liệu tại thị trường Việt Nam vẫn là nguyên liệu nhập khẩu, với các nhà cung cấp lớn nhất chủ yếu đến từ Trung Quốc, đặt ra nhiều thách thức cho các doanh nghiệp trong ngành trong công tác quản lý chi phí đầu vào cũng như tìm kiếm các nguồn cung thay thế. Theo thống kê, năm 2019, kim ngạch xuất khẩu của dệt may Việt Nam đạt hơn 39 tỷ USD, nhưng nhập khẩu nguyên, phụ liệu phục vụ cho làm hàng xuất khẩu tới 19,6 tỷ USD. Năm 2020, các con số này tương ứng đạt đạt 35,29 tỷ USD và 18,1 tỷ USD. Mười tháng đầu na m 2021, kim ngạch xuất khẩu của dệt may Việt Nam ở mức 32,3 tỷ USD và con số nhập khẩu nguyên, phụ liệu cho làm hàng xuất khẩu lên đến 16,8 tỷ USD. Có thể thấy, sự phụ thuộc vào thị trường nước ngồi về nguồn ngun liệu của các cơng ty trong ngành dệt may của Việt Nam vẫn đang duy trì ở mức cao. Đợt dịch COVID-19 vừa qua đã bộc lộ rõ nhất hạn chế này. Khơng ít doanh nghiệp dệt may như "ngồi trên đống lửa" vì các đối tác cung cấp nguyên, phụ liệu không thể giao hàng, làm ảnh hưởng đến 20 - 30% năng lực sản xuất toàn ngành.

Một phần của tài liệu Tên đề tài phân tích và định giá cổ phiếu msh của công ty may sông hồng (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)