Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp cơng ty MSH theo các yếu tố tài chính

Một phần của tài liệu Tên đề tài phân tích và định giá cổ phiếu msh của công ty may sông hồng (Trang 60)

2.2.2 .5Sức ép từ khách hàng

2.3 Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp cơng ty MSH theo các yếu tố tài chính

chính

2.3.1 Phân tích kết quả hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp MSH

Ta có báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp năm 2021:

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty MSH giai đoạn 2019-2021

Đơn vị: Triệu đồng

Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ

4.411.253 3.813.409 4.747.098

Giá vốn hàng bán 3.482.815 3.062.365 3.817.038

Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ

928.438 751.044 930.585

Chi phí quản lý doanh nghiệp 235.357 375.930 298.757

Chi phí bán hàng 180.274 136.931 144.884

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

545.490 282.704 545.879

Lợi nhuận khác 1.044 579 -3.221

Doanh thu hoạt động tài chính 61.432 62.709 77.818

Chi phí tài chính 28.749 18.187 18.883

Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 546.535 283.283 542.658

Lợi nhuận sau thuế TNDN 449.846 231.795 442.366

Tổng lợi nhuận sau thuế của công ty may Sông Hồng trong giai đoạn 2019- 2021 có sự tăng giảm mạnh. Tổng lợi nhuận sau thuế năm 2021 tăng so với năm 2020 là 210.571 triệu đồng( tăng từ 231.795 lên 442.366, tăng 90,84%) chứng tỏ kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp năm 2021 đã có sự phục hồi mạnh mẽ sau thời gian chịu ảnh hưởng nặng nề của Covid 19 trong năm 2020. Theo từng lĩnh vực hoạt động ta thấy:

Hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ đem lại lợi nhuận chính cho doanh nghiệp. Lãi gộp từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2021 tăng nhiều so với năm 2020 tăng từ 751.044 triệu đồng lên 930.585 triệu đồng. Tốc độ tăng trưởng của doanh thu thuần tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng của giá vốn hàng bán , chi phí bán hàng, tỷ suất giá vốn trong doanh thu thuần và tỷ suất chi phí bán hàng. Mặc dù đầu năm 2021 khi dịch bệnh Covid 19 bùng phát trở lại may Sơng Hồng gặp khó khăn khi nguồn nguyên vật liệu bị đứt đoạn cũng như các quyết định của nhà nước về phòng chống dịch bệnh khiến hoạt động kinh doanh của quý II /2021 bị đình trệ tuy nhiên việc công ty sử dụng nguồn nguyên vật liệu dự trữ trong kho và bù đắp các đơn hàng quần áo gia công giảm bằng việc sản xuất khẩu trang y tế đã giúp công ty vượt qua thời kì dịch bệnh khó khăn duy trì hoạt động sản xuất, tăng doanh thu.

Hoạt động tài chính: Trong cả 3 năm hoạt động tài chính của cơng ty May Sơng Hồng đều đem lại lợi nhuận cho công ty. Doanh thu từ hoạt động tài chính của cơng ty năm 2021 tăng 24% so với năm 2020 trong khi chi phí tài chính của cơng ty May Sông Hồng năm 2021 chỉ tăng 3,4% so với năm 2020.

Hoạt động khác: Công ty triển khai các hoạt động khác trong năm 2020 đem lại 1 phần lợi nhuận không lớn nhưng bước sang năm 2021 công ty May Sông Hồng bị lỗ 3.221 triệu đồng.

Công ty May Sông Hồng đã thu hồi một phần nợ xấu giúp giảm chi phí quản lý doanh nghiệp: Trong Quý II/2021, Công ty đã bán khoản nợ xấu 218 tỷ đồng đối với khách hàng New York & Company với giá trị thu hồi quy đổi sang VNĐ là 79,86 tỷ đồng (tương đương 36,6% giá trị khoản phải thu). Nhờ đó, Cơng ty đã hồn nhập dự phòng ròng 19,2 tỷ đồng đối với khoản phải thu từ đối tác này. Tính chung, từ mức trích lập dự phịng phải thu khó địi rịng 161,8 tỷ đồng trong 2020, Cơng ty hồn nhập ròng 9,4 tỷ đồng trong 2021 vào chi phí quản lý doanh nghiệp. Cả năm 2021, chi phí

quản lý doanh nghiệp là 298,8 tỷ đồng, giảm mạnh 20,5% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 6,3% doanh thu thuần.

Ta thấy được theo 3 lĩnh vực hoạt động chính của doanh nghiệp lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp tăng mạnh là do hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp mang lại lợi nhuận lớn. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần quản lý tốt hơn về phần chi phí dành cho các hoạt động khác của doanh nghiệp.

2.3.2 Phân tích tình hình tài sản, nguồn vốn của cơng ty may Sơng Hồng

Ta có bảng 2.2 phản ánh tình hình tài sản của cơng ty May Sơng Hồng năm 2021:

Bảng 2.2:Tình hình tài sản, nguồn vốn cơng ty May Sông Hồng giai đoạn 2019-2021

Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

TÀI SẢN

Tài sản ngắn hạn 1.940.921 2.001.243 2.489.368

Tiền và các khoản

tương đương tiền 237.680 136.083 378.601

Các khoản phải thu

ngắn hạn 418.428 395.670 664.276

Hàng tồn kho 659.189 614.973 938.431

Tài sản dài hạn 625.290 626.513 713.269

Tài sản dở dang dài

hạn 12.055 14.286 159.091 Tổng tài sản 2.566.212 2.627.755 3.202.637 NGUỒN VỐN Nợ phải trả 1.330.468 1.185.555 1.707.236 Nợ ngắn hạn 1.269.620 1.185.555 1.528.822 Nợ dài hạn 60.848 0 178.413 Vốn chủ sở hữu 1.235.743 1.442.200 1.495.401 Tổng nguồn vốn 2.566.212 2.627.755 3.202.637

( Nguồn: Tổng hợp số liệu từ báo cáo tài chính năm 2019,2020,2021 công ty MSH)

Từ bảng ta thấy được:

Tổng tài sản của công ty tăng rõ rệt năm 2021 tăng 21,9% so với năm 2020. Công ty may Sông Hồng đang tiếp tục phát triển và mở rộng quy mô. Trong tổng tài

sản của doanh nghiệp phần lớn là tài sản ngắn hạn. Tại thời điểm cuối năm 2021, tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp là 2.489.368 triệu đồng chiếm 77,7% tổng tài sản của doanh nghiệp điều này chứng tỏ cơ cấu phân bổ vốn của doanh nghiệp tập trung phần lớn vào tài sản ngắn hạn. Hàng tồn kho có tỷ trọng lớn nhất với tổng giá trị đạt 938,4 tỷ đồng, tăng 323,5 tỷ đồng so với năm trước, chiếm 29,3% tổng tài sản. Những khoản tăng lớn nhất là nguyên vật liệu (tăng 116,2 tỷ đồng, đạt 280,0 tỷ đồng) và thành phẩm (tăng 68,3 tỷ đồng, đạt 464,0 tỷ đồng) do May Sông Hồng chủ động nhập thêm lượng lớn nguyên vật liệu nhằm đón đầu cơ hội kinh doanh và đáp ứng kịp thời nhu cầu của các khách hàng, việc thành phẩm tồn kho tăng nhanh cũng là kết quả của sự tăng trưởng đơn hàng với các đối tác. Tiền và các khoản tương đương tiền năm 2021 tăng 178% so với năm 2020 cho thấy doanh nghiệp sẽ tăng khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn đã tới hạn. Các khoản phải thu ngắn hạn đạt 664,3 tỷ đồng và chiếm 20,7% tổng tài sản, chủ yếu là khoản phải thu khách hàng đến hạn dưới 1 năm. Trong năm 2021, khoản mục này tăng 268,6 tỷ đồng, với sự đóng góp đáng chú ý từ khách hàng Walmart khi khoản phải thu đối với đối tác này tăng từ 73,1 tỷ đồng trong năm 2020 lên 275,7 tỷ đồng trong năm 2021, phần nào cho thấy Cơng ty có sự phục hồi từ sau đại dịch khi tăng cường hợp tác với các đối tác lớn và có uy tín trên thế giới. Tài sản dài hạn của công ty năm 2021 tăng nhẹ so với năm 2020. Tài sản dở dang dài hạn của công ty May Sông Hồng là 159,1 tỷ đồng, tăng 11 lần so với năm 2020, chủ yếu phản ánh giá trị của dự án xây dựng nhà máy tại Nghĩa Phong. Tổng tài sản của công ty tăng nên tổng nguồn vốn của công ty cũng tăng với tốc độ tương ứng.

Tình hình nguồn vốn: Tính đến 31/12/2021, May Sơng Hồng tiếp tục duy trì vị thế cân bằng giữa nợ vay và vốn chủ sở hữu. Trong đó:

Tổng nợ phải trả có giá trị 1.707,2 tỷ đồng, chiếm 53,31% cơ cấu nguồn vốn và tăng 44,0% so với cùng kỳ năm 2020. Trong cơ cấu nợ phải trả, Nợ ngắn hạn đạt 1528,8 tỷ đồng với tổng tỷ trọng trong nguồn vốn là 47,74%, tăng 343,3 tỷ đồng so với năm 2020. Các khoản mục chính và tăng mạnh nhất trong nợ ngắn hạn bao gồm các khoản nợ vay và thuê tài chính trị giá 552,1 tỷ đồng, phải trả người lao động trị giá 460,7 tỷ đồng, phải trả người bán trị giá 220,3 tỷ đồng và chi phí phải trả trị giá 160,7 tỷ đồng, lần lượt tăng 54,9 tỷ đồng, 71,2 tỷ đồng, 76,3 tỷ đồng và 98,7 tỷ đồng so với đầu năm và chiếm tỷ trọng tương ứng trong tổng nguồn vốn là 17,2%, 14,4%, 6,9% và 5,0%. Những thay đổi này chủ yếu phản ánh việc:

Công ty tăng cường vay ngắn hạn nhằm bổ sung vốn lưu động, đón đầu cơ hội kinh doanh. Bên cạnh đó, chi phí phải trả người bán cũng tăng lên khi cơng ty nhập bổ sung nguyên vật liệu để phục vụ hoạt động sản xuất.

Chi phí lương phải trả cho người lao động và một số chi phí phải trả khác liên quan đến thực hiện chính sách phịng chống dịch bệnh tăng lên. Khi dịch bệnh dần được kiểm soát trở lại, các khoản phải trả này có thể giảm xuống trong tương lai.

Về nợ dài hạn, năm 2021 cơng ty có khoản vay 178,4 tỷ đồng từ ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam với mục đích nhằm phục vụ các hạng mục của dự án xây dựng nhà máy Nghĩa Phong của công ty con.

Vốn chủ sở hữu công ty năm 2021 đạt giá trị 1.495,4 tỷ đồng, tăng 3,7% so với cùng kỳ năm 2020, tuy nhiên tỷ trọng trong tổng nguồn vốn giảm từ 54,9% vào năm 2020 xuống còn 46,7% vào năm 2021.Việc nợ phải trả chiếm tỷ trọng cao hơn vốn chủ sở hữu cho thấy khả năng đảm bảo và tự chủ về mặt tài chính của cơng ty khơng cao, sức ép về trả lãi vay cũng vì thế mà cao hơn. Vì thế trong thời gian tới cơng ty cần có những chính sách tài chính thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh thu lợi nhuận.

2.3.3 Phân tích khả năng sinh lời

Nhóm chỉ số này được sử dụng để đánh giá năng lực quản lý, sử dụng tài sản của doanh nghiêp hiện có được thể hiện trong bảng 2.3:

Bảng 2.3: Nhóm chỉ số đánh giá khả năng sinh lời và các chỉ tiêu trong mơ hình Dupont của cơng ty may Sông Hồng giai đoạn 2019-2021

Đơn vị: % Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Tỷ suất lợi nhuận gộp (GPM) 21,05 19,69 19,6

Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu thuần (ROS)

10,2 6,08 9,32

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) 17,69 8,93 15,18 Tỷ suất sinh lời trên vốn CSH (ROE) 48,81 17,31 30,12

Hiệu suất sử dụng tài sản 1.73 1.47 1,63

Cơ cấu vốn của doanh nghiệp 2.353 1.939 1,984

Từ bảng trên ta thấy: Trong 3 năm trở lại đây thì các chỉ số về khả năng sinh lời của công ty may Sơng Hồng nhìn chung là có sự biến động tăng giảm khơng đều. Năm 2020 là năm có các chỉ số thấp nhất trong 3 năm do tình hình dịch bệnh Covid 19. Tỷ suất lợi nhuận gộp năm 3 năm gần đây đều ở mức khá cao (>19%) tuy nhiên chỉ số này năm 2021 có sự giảm nhẹ so với năm 2020 (giảm 0.09%) cho thấy doanh nghiệp hoạt động khá hiệu quả tuy nhiên tốc tăng trưởng giá vốn nhanh hơn tốc độ tăng trưởng doanh thu, nguyên nhân là do tình trạng lạm phát trên thế giới cùng các vấn đề về gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu đã khiến giá nguyên vật liệu tăng lên đáng kể. Tỷ suất sinh lời trên doanh thu của doanh nghiệp tăng từ 6,08% lên 9,32% chứng tỏ lợi nhuận do doanh thu tiêu thụ sản phẩm đem lại năm 2021 cao hơn năm 2020. Có những kết quả này một mặt là nhờ hoạt động sản xuất được duy trì ổn định và các đơn hàng may mặc xuất khẩu, đặc biệt là đơn hàng FOB tăng trưởng khả quan trở lại. Bên cạnh đó, các nỗ lực trong cơng tác quản lý chi phí hoạt động, cũng như thu hồi một phần các khoản phải thu khó địi, giảm trích lập dự phịng cũng đã góp phần khơng nhỏ giúp các tỷ suất sinh lợi nói trên tăng trở lại, về gần mức cao của 2019.

Theo mơ hình Dupont thì tỷ suất sinh lời trên VCSH của công ty may Sông Hồng phụ thuộc vào 3 yếu tố: hiệu quả hoạt động, hiệu quả khai thác tài sản và cơ cấu vốn của doanh nghiệp. Năm 2021 ROE tăng mạnh lên 30,12% tăng 12,82% so với năm 2020. Và sự tăng lên của ROE trong năm 2021 chủ yếu đến từ khả năng quản lý chi phí tốt hơn của doanh nghiệp và sự khai thác tài sản có hiệu quả hơn của công ty. Không chỉ vậy, công ty cũng đã cân đối được vốn đầu tư của chủ sở hữu và vốn đi vay để khai thác lợi thế kinh doanh của mình trong quá trình huy động vốn phục vụ cho quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Hiệu quả đầu tư vốn chủ sở hữu của công ty may Sông Hồng ở mức cao.

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản theo mơ hình Dupont phụ thuộc vào 2 yếu tố: Quy mô LNST của doanh nghiệp được tạo ra từ 1 đồng doanh thu thuần và quy mô doanh thu thuần được tạo ra với mỗi đồng vốn đầu tư vào tổng tài sản. Chỉ số ROA ngày càng cao cho thấy khả năng sử dụng tài sản của công ty may Sông Hồng trong 2 năm trở lại đây ngày càng có hiệu quả và khả năng quản lý chi phí ngày càng tốt hơn. Cơng ty may Sơng Hồng kiếm được nhiều tiền hơn trên số tiền đầu tư ít hơn.

2.3.4 Phân tích hiệu quả hoạt động của cơng ty MSH

Nhóm chỉ số trong bảng 2.4 sẽ giúp đo lường hiệu quả hoạt động chính của cơng ty May Sơng Hồng:

Bảng 2.4: Nhóm chỉ số đánh giá năng lực hoạt động của công ty May Sông Hồng giai đoạn 2019- 2021

Đơn vị Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Vòng quay tổng tài sản Vòng 1,73 1,47 1,63

Vòng quay khoản phải thu Vòng 10,07 8,16 8,11

Thời gian thu tiền Ngày 36 45 45

Vòng quay hàng tồn kho Vòng 5,28 4,81 4,91

Số ngày tồn kho Ngày 69 76 74

(Nguồn: Tính tốn từ Báo cáo tài chính cơng ty may Sơng Hồng giai đoạn 2019-2021)

Vịng quay tổng tài sản của công ty may Sông Hồng trong năm 2019 khi chưa chịu ảnh hưởng của dịch bệnh là tốt nhất. Công ty đã tận dụng khá tốt tài sản cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Năm 2021 vịng quay tổng tài sản có sự tăng nhẹ so với năm 2020 nhưng vẫn ở mức thấp cho thấy công ty sử dụng tài sản vào hoạt động kinh doanh vẫn chưa đạt được hiệu quả như trước dịch bệnh.

Vòng quay khoản phải thu của doanh nghiệp giảm nhẹ và ở mức không đáng kể. Chỉ số vòng quay này giảm cho thấy khả năng thu hồi nợ từ khách hàng, đối tác, các nhà cung cấp năm 2021 là chưa tốt như 2020 và 2019. Chỉ số này còn khá thấp cho thấy khả năng bị chiếm dụng vốn của doanh nghiệp cao, nợ chưa thu được lớn, chính sách bán hàng có vấn đề hoặc là đối tác, khách hàng có vấn đề về tài chính, gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến khả năng thanh khoản của công ty May Sông Hồng. Từ giữa tháng 7/2020, Tập đoàn RTW Retailwinds (sở hữu chuỗi cửa hàng New York & Company) bất ngờ nộp đơn phá sản tại Mỹ, khiến Công ty CP May Sông Hồng gặp khó khăn khi vẫn đang còn khoản nợ phải thu hơn 218 tỉ đồng từ New York & Company. Sang năm 2021, khi dịch bệnh Covid 19 bùng phát ảnh hưởng chung đến nền kinh tế cũng là nguyên nhân khiến cho vòng quay khoản phải thu của doanh nghiệp khơng tăng thậm chí cịn giảm nhẹ so với năm 2020.

Số kì thu tiền trong 1 năm không thay đổi ( khoảng 45 ngày) trong năm 2020 và 2021, tăng lên khá nhiều so với năm 2019 cho thấy tốc độ thu tiền của cơng ty cịn chậm. Nếu số ngày tăng lên nhiều có thể sẽ khiến doanh nghiệp gặp vấn đề trong quá

trình thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp cũng như duy trì các hoạt động sản xuất kinh doanh .

Vòng quay hàng tồn kho của năm 2021 tăng so với 2020 đồng nghĩa với việc số ngày tồn kho sẽ giảm đi cho thấy công tác quản lý hàng tồn kho tốt hơn tuy nhiên số ngày tồn kho vẫn còn cao cho thấy nguồn vốn bị chôn vùi trong hàng tồn kho cịn nhiều. Cơng ty nên có sự quan tâm cũng như đẩy mạnh tiêu thụ để tăng doanh thu cũng như giảm được chị phí liên quan đến hàng tồn kho: Chi phí tài chính của nguồn vốn đầu tư vào hàng tồn kho, chi phí quản lý, bảo quản hàng tồn kho,….góp phần làm tăng khả năng sinh lời cho cơng ty.

2.3.5 Phân tích hoạt động tài chính và cơ cấu vốn

Nhóm chỉ số cơ cấu vốn, tài sản

Căn cứ vào các số liệu phản ánh trên bảng cân đối kế tốn, quy mơ vốn và mức độ doanh nghiệp sử dụng trong kỳ cũng như mức độ đầu tư vào các loại tài sản được

Một phần của tài liệu Tên đề tài phân tích và định giá cổ phiếu msh của công ty may sông hồng (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)