Môi trường khoa học công nghệ

Một phần của tài liệu Tên đề tài phân tích và định giá cổ phiếu msh của công ty may sông hồng (Trang 52 - 53)

1.4 .1Quy trình phân tích và định giá cổ phiếu

2.2 Phân tích tình hình tài chính của Cơng ty MSH theo các yếu tố phi tài chính

2.2.1.3 Môi trường khoa học công nghệ

Dệt may đang là một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực, giữ vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng của nền kinh tế. Trước tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0, nhờ đổi mới công nghệ, các doanh nghiệp (DN) dệt may Việt Nam đã cải thiện được năng suất, chất lượng và đáp ứng nhu cầu thị trường khó tính.

Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã chủ động nâng cao năng lực sản xuất; nâng cao trình độ tay nghề; chuyển hướng sản xuất từ hình thức chỉ nhận gia công sang hình thức tự chủ nguồn nguyên liệu, tự thiết kế và hoàn thành sản phẩm; đặc biệt, việc các doanh nghiệp tiếp tục đầu tư vào thiết bị, công nghệ tự động hóa cũng là một trong những yếu tố góp phần tạo nền tảng để ngành dệt may chống chịu được những áp lực của thị trường về chất lượng, điều kiện giao hàng nhanh…

Ngoài ra, sự hỗ trợ từ phía Nhà nước trong việc tổ chức các cuộc hội thảo, xúc tiến thương mại theo hình thức trực tuyến để các doanh nghiệp có cơ hội tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường xuất khẩu; nhà nước hỗ trợ trong việc thu hút vốn đầu tư vào ngành dệt may…

Tuy vậy, sản xuất dệt may Việt Nam là một trong những ngành công nghiệp chịu nhiều thách thức nhất từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 do sử dụng nhiều lao động. Theo Trung tâm Thông tin Công nghiệp Thương mại, tự động hóa được kết nối trên nền tảng internet kết nối vạn vật, điện tốn đám mây, cơng nghệ sản xuất in 3D, phân tích dữ liệu lớn và trí thơng minh nhân tạo sẽ dần dần thay thế người lao động trong các dây chuyền sản xuất trong nhà máy và trong toàn bộ chuỗi cung ứng sản phẩm dệt may. Bên cạnh đó, trong bối cảnh hội nhập, xu thế sử dụng sản phẩm xanh, vật liệu nano, vật liệu có tính năng đặc biệt ngày càng phổ biến trên thế giới. Do đó, cơng nghệ sản xuất của ngành sợi, dệt, nhuộm phải đáp ứng xu thế này thì mới có đơn hàng. Ngồi ra, xu thế sử dụng thiết bị dệt may được số hóa, tự động hóa, đặc biệt là lĩnh vực sản xuất sợi, dệt, nhuộm và may cơ bản (nhà máy thông minh, in 3D, dệt 3D)… cũng sẽ phải theo xu thế này để kết nối minh bạch trong toàn bộ chuối cung ứng.

Thống kê cho thấy, trên 70% doanh nghiệp trong ngành dệt may có quy mơ nhỏ và trung bình trong ngành sẽ rất khó khăn trong việc đầu tư, ứng dụng cơng nghệ mới. Chỉ có 30% doanh nghiệp, gồm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp lớn trong nước đã ứng dụng tự động hóa theo từng cơng đoạn sản xuất, trong

đó dưới 5% có kế hoạch triển khai cơng nghệ tự động hóa kết nối. Việc đáp ứng các yêu cầu trên đang là những thách thức rất lớn cho doanh nghiệp dệt may trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Bên cạnh đó, trình độ nhân lực của các doanh nghiệp dệt may còn thấp (với 84,4% lao động có trình độ phổ thơng), trong khi lao động có trình độ đại học chỉ chiếm 0,1%... Trong bối cảnh hội nhập và diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh, phương thức đặt hàng tự động trên nền tảng trí tuệ nhân tạo và robot sẽ được ứng dụng rộng rãi trong khâu kết nối doanh nghiệp với khách hàng. Thương mại điện tử cũng sẽ là kênh bán hàng được phát triển rộng rãi trong nhiều khâu của chuỗi cung ứng trong ngành sợi, đặc biệt là khâu bán hàng…

Một phần của tài liệu Tên đề tài phân tích và định giá cổ phiếu msh của công ty may sông hồng (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)