2.3 .Thực trạng QL hoạt động dạy học của các trường THCS
3.2. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp
3.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học
Nguyên tắc này đòi hỏi phải xuất phát từ chức năng QL của phòng GD&ĐT đối với hoạt động dạy học ở các trường THCS, bao gồm công tác kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, điều hành, kiểm tra để hoàn thành các mục tiêu của hoạt động dạy học.
3.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn
Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn địi hỏi người nghiên cứu đề xuất các biện pháp phù hợp trên cơ sở phân tích thực trạng QL hoạt động dạy học ở các trường THCS huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian qua.
Những biện pháp đề ra phải xuất phát từ thực tiễn và điều kiện triển khai của địa phương, kế thừa những kết quả đã đạt được. Trong thời gian qua phịng GD&ĐT huyện Sơng Lơ đã thực hiện một số biện pháp và bước đầu phát huy tác dụng; điều này được nêu rõ trong phần đánh giá thực trạng ở chương 2. Tuy nhiên trong điều kiện hiện nay, một số biện pháp cần hoàn thiện và triển khai cho phù hợp với yêu cầu đặt ra.
3.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả
Công tác QL trường học với trọng tâm là QL hoạt động dạy học, có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giảng dạy của giáo viên và chất lượng học tập của học sinh. Việc tăng cường biện pháp QL của phòng GD&ĐT đối với hoạt động dạy học ở các trường THCS huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc phải nhằm đạt tới mục tiêu:
- Đảm bảo phát triển giáo dục theo kế hoach được giao, đáp ứng được nhu cầu của địa phương, nhu cầu học tập của nhân dân trong khu vực.
- Nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động dạy học.
- Từng bước hoàn thiện cơ sở vật chất, đảm bảo phương tiện dạy học hiện đại đáp ứng được yêu cầu dạy học.
3.2.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi
Các biện pháp đề xuất phải mang tính khả thi, phải áp dụng vào thực tiễn trong việc QL của phòng GD&ĐT đối với hoạt động dạy học ở các nhà trường một cách thuận lợi, có hiệu quả trong việc thực hiện các chức năng QL của phịng GD&ĐT, phù hợp với tình hình thực tế của các nhà trường.
Tính khả thi của các biện pháp phải được phát huy hiệu quả khi áp dụng vào tình hình thực tế, phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội của huyện Sông Lô. Các biện pháp phải được tổ chức áp dụng một cách rộng rãi, được điều
chỉnh, bổ sung, cải tiến để ngày càng hoàn thiện đáp ứng phạm vi áp dụng rộng lớn hơn.