Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra chuyên môn đối với các trường THCS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện sông lô, tỉnh vĩnh phúc (Trang 88 - 90)

2.3 .Thực trạng QL hoạt động dạy học của các trường THCS

3.3. Các biện pháp QL cụ thể

3.3.6. Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra chuyên môn đối với các trường THCS

THCS

* Mục đích của biện pháp

- Đánh giá đúng thực trạng tình hình thực hiện kế hoạch chuyên môn của các trường THCS trực thuộc trên cơ sở kiểm tra, đối chiếu với quy định của Luật Giáo dục và các văn bản pháp quy hướng dẫn của thực hiện của Bộ GD&ĐT, văn bản hướng dẫn của Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc về mục tiêu, kế hoạch, chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục, quy chế chuyên môn. Khẳng định những mặt đã làm được, phát huy ưu điểm và tư vấn những biện pháp khắc phục những hạn chế, yếu kém.

- Đánh giá khách quan, toàn diện chất lượng hoạt động giảng dạy của giáo viên, đối chiếu với quy định của chương trình, nội dung, phương pháp và kế hoạch giảng dạy để tư vấn biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giảng dạy; đôn đốc việc tuân thủ quy chế chuyên môn.

* Nội dung của biện pháp

- Thanh kiểm tra thực hiện kế hoạch dạy học trong nhà trường là một chức năng quan trọng của Phịng GD&ĐT. Nó thu hút nhiều thời gian và công sức của lãnh đạo cũng như cán bộ của phịng GD&ĐT. Cơng tác này diễn ra trong suốt năm học, từ khi chuẩn bị khai giảng đến khi kết thúc năm học.

- Phòng GD&ĐT xây dựng kế hoạch thanh tra và tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra để nắm được tình hình hoạt động dạy học của các trường THCS trên địa bàn một cách kịp thời, phát hiện những lệch lạc để nhắc nhở, điều chỉnh bảo đảm các trường thực hiện tốt hoạt động giảng dạy, học tập.

+ Đối với nhà trường: Thanh tra, kiểm tra việc tổ chức giảng dạy, học tập, thực hiện chương trình, nội dung, kế hoạch dạy học; thực hiện quy chế chuyên môn về kiểm tra, thi, đánh giá xếp loại học lực; kết quả tốt nghiệp, thi học sinh giỏi, v.v…

+ Thanh tra, kiểm tra hoạt động giảng dạy của giáo viên tập trung vào những nội dung: Thực hiện quy chế chuyên môn thông qua kiểm tra hồ sơ của giáo viên, các hồ sơ khác có liên quan; Kiểm tra giờ lên lớp, phân tích, đánh giá

giờ dạy; Kiểm tra kết quả giảng dạy thông qua điểm kiểm tra hoặc kết quả đánh giá môn học của học sinh từ đầu năm đến thời điểm thanh tra; kiểm tra khảo sát của cán bộ thanh tra; so sánh kết quả của lớp do giáo viên giảng dạy với các lớp khác trong trường tại thời điểm thanh tra.

* Cách thức thực hiện biện pháp

- Về hình thức: Hoạt động thanh tra được thực hiện dưới hình thức thanh tra theo chương trình, kế hoạch và thanh tra thường xuyên/đột xuất.

- Phương thức hoạt động thanh tra: Việc thanh tra được thực hiện theo phương thức Đoàn Thanh tra hoặc Thanh tra viên độc lập (đối với thanh tra giáo viên).

- Thực hiện đầy đủ trình tự, thủ tục thanh tra như thanh tra toàn diện nhà trường, thanh tra hoạt động sư phạm của nhà giáo từ công tác chuẩn bị, tiến hành thanh tra, kết thúc thanh tra, sau thanh tra đến báo cáo kết quả và kết luận thanh tra.

Để nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, Phòng GD&ĐT xây dựng kế hoạch thanh tra và tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra để nắm được tình hình hoạt động dạy học của các trường THCS trên địa bàn một cách kịp thời, phát hiện những lệch lạc để nhắc nhở, điều chỉnh bảo đảm các trường thực hiện tốt hoạt động giảng dạy, học tập. Tăng cường thanh tra chuyên đề, thanh tra đột xuất. Phòng GD&ĐT cần yêu cầu các trường thực hiện nghiêm túc phúc đáp các kiến nghị của thanh tra và phúc tra việc thực hiện các kiến nghị đó.

- Phòng GD&ĐT hướng dẫn hiệu trưởng các trường THCS thực hiện tốt việc tự kiểm tra trong trường học

* Điều kiện để thực hiện biện pháp

- Kiện toàn, nâng cao chất lượng đội ngũ thanh tra. Thanh tra viên phải không ngừng học tập, nâng cao nhận thức xã hội, am hiểu đầy đủ pháp luật hiện hành và luôn rèn luyện bản thân trong thực tiễn, nắm vững chuyên môn và nghiệp vụ thanh tra để đánh giá cái đúng, cái sai một cách chính xác nhằm hồn thành tốt nhiệm vụ được giao.

- Lập kế hoạch thanh tra khoa học, có tính khả thi. Kế hoạch thanh tra chuyên môn nhà trường, thanh tra giảng dạy của giáo viên bao gồm: kế hoạch dài hạn, kế hoạch năm học, kế hoạch tháng.

- Từng bước ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác thanh tra.

- Tạo điều kiện cho cán bộ chuyên trách công tác thanh tra của phòng tham dự các lớp bồi dưỡng, tập huấn do Bộ, Sở tổ chức. Tổ chức tập huấn chuyên môn và nghiệp vụ thanh tra cho đội ngũ thanh tra viên và cộng tác viên kiêm nhiệm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện sông lô, tỉnh vĩnh phúc (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)