Tăng cường sự chỉ đạo của phòng GD&ĐT đối với hoạt động dạy học và QL

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện sông lô, tỉnh vĩnh phúc (Trang 80 - 82)

2.3 .Thực trạng QL hoạt động dạy học của các trường THCS

3.3. Các biện pháp QL cụ thể

3.3.3. Tăng cường sự chỉ đạo của phòng GD&ĐT đối với hoạt động dạy học và QL

* Mục đích của biện pháp

Làm cho đội ngũ CBQL và chuyên viên phòng GD&ĐT:

- Nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của hoạt động dạy học và công tác QL hoạt động dạy học ở trường THCS. Cũng như mọi quá trình QL khác, việc QL hoạt động dạy học yêu cầu người cán bộ QL phòng GD&ĐT phải thực hiện chức năng QL bao gồm công tác kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo điều hành, kiểm tra để hoàn thành các mục tiêu của hoạt động dạy học.

- Thống nhất quy trình quản lý, chỉ đạo của Phịng GD&ĐT đối với hoạt động dạy học và QL hoạt động dạy học ở các trường THCS trực thuộc. Phân định rõ trách nhiệm của phòng GD&ĐT, trách nhiệm của hiệu trưởng các trường THCS trong lập kế hoạch dạy học, thực hiện kế hoạch dạy học và kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch dạy học.

* Nội dung của biện pháp

- Chỉ đạo lập kế hoạch dạy học:

+ Trên cơ sở biên chế năm học; hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học; kế hoạch của phịng; tình hình thực tế của địa phương, phòng GD&ĐT xây dựng kế hoạch về thời gian để thực hiện các hoạt động dạy học trong năm học. Kế hoạch này là cơng cụ để phịng GD&ĐT tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra, đánh giá các hoạt động dạy học ở trường THCS thuộc phạm vi, thẩm quyền quản lý.

+ Trên cơ sở kế hoạch của phòng cũng như kế hoạch về thời gian, phòng GD&ĐT chỉ đạo các trường làm tốt công tác kế hoạch cho các hoạt động dạy học trong nhà trường, từ kế hoạch về thời gian thực hiện các hoạt động dạy học chính đến kế hoạch cho các tổ chuyên môn và cá nhân giáo viên trong nhà

trường. Nội dung kế hoạch phải bao gồm các mục tiêu, các biện pháp kèm theo các chương trình hoạt động cụ thể.

- Chỉ đạo thực hiện kế hoạch dạy học

+ Chỉ đạo xây dựng nề nếp, kỷ cương trong hoạt động giảng dạy của giáo viên: xây dựng các quy định về giảng dạy của giáo viên, hướng dẫn giáo viên thực hiện nhiệm vụ của mình theo quy định.

Phịng giáo dục chỉ đạo hiệu trưởng yêu cầu giáo viên thực hiện nghiêm chỉnh kỷ luật lao động và kỷ luật chuyên môn trong nhà trường. Để thực hiện tốt điều này hiệu trưởng cần nắm vững các quy định về nề nếp giảng dạy của giáo viên cũng như các quy chế chuyên môn trong nhà trường và biết cách tổ chức thực hiện các quy chế đó.

+ Chỉ đạo thực hiện chương trình và kế hoạch giảng dạy của Bộ và Sở GD&ĐT. Để bảo đảm việc thực hiện chương trình phịng GD&ĐT thực hiện cung cấp đầy đủ tài liệu, sách giáo khoa, sách hướng dẫn giảng dạy, đồ dùng giảng dạy đến các trường. Hiệu trưởng chỉ đạo chặt chẽ việc xây dựng kế hoạch giảng dạy của từng tổ chuyên môn, của từng lớp và của từng giáo viên trong từng tuần, tháng, từng học kỳ và cả năm. Đồng thời tiến hành kiểm tra thường xuyên việc thực hiện và kịp thời đúc rút kinh nghiệm để phổ biến rộng rãi. Hiệu trưởng tổ chức tốt các cuộc thảo luận chuyên đề của hội đồng giáo viên và chỉ đạo tốt các nội dung sinh hoạt của tổ chuyên môn làm cho tổ chức này thực sự đi vào các vấn đề quan trọng nhất cũng như các vấn đề khó của chương trình, thực sự là nơi trao đổi, học tập kinh nghiệm tiên tiến (của trường mình và của trường khác) là nơi giáo viên bồi dưỡng lẫn nhau và tự bồi dưỡng, là nơi giáo viên thực hiện việc tự kiểm tra cơng việc của mình. Hiệu trưởng thường xuyên kiểm tra việc thực hiện chương trình thơng qua việc dự giờ thăm lớp, kiểm tra phiếu báo giảng, vở ghi của học sinh, các bài kiểm tra, điểm số thực hiện của giáo viên. Để chương trình được thực hiện tốt, phịng GD&ĐT u cầu các trường thực hiện tốt quy trình giảng dạy, thực hiện nghiêm túc kỷ luật chuyên môn và kỷ luật lao động.

+ Chỉ đạo các trường xây dựng nề nếp, kỷ cương trong hoạt động học tập của học sinh; giáo dục động cơ học tập; tổ chức phối hợp các hoạt động học tập trong giờ lên lớp và ngồi giờ lên lớp; chỉ đạo cơng tác phụ đạo học sinh yếu, kém; bồi dưỡng học sinh giỏi.

*Cách thức thực hiện biện pháp

Làm tốt công tác tham mưu cho UBND huyện về việc phân cấp, phần quyền trong QL nhà nước về giáo dục. Giao quyền chủ động cho hiệu trưởng về cơng tác sử dụng, bố trí đội ngũ, với sự giám sát của phòng GD&ĐT.

Phòng GD&ĐT cần làm tốt và có hiệu quả chức năng kiểm tra, đánh giá việc xây dựng, thực hiện kế hoạch giáo dục, chương trình giáo dục của các đơn vị trường học. Đồng thời thường xuyên khảo sát chất lượng dạy và học, từ đó kịp thời đưa ra các giải pháp để phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế ở các đơn vị. Xây dựng được bổ tiêu chuẩn đánh giá xếp loại đối với giáo viên, CBQL về các chỉ số hoạt động chuyên môn (kết quả dạy học được đánh giá dựa vào kết quả học tập của học sinh, nề nếp kỷ cương trong dạy học...).

*Điều kiện thực hiện biện pháp

Phòng GD&ĐT phải xây dựng được kế hoạch, chương trình hoạt động cụ thể trong công tác chỉ đạo các hoạt động dạy học và QL hoạt động dạy học đối với các trường THCS. Đánh giá, xếp loại được giáo viên, CBQL trong công hoạt động dạy học và QL hoạt động dạy học.

Xây dựng được đội ngũ chuyên viên phòng, đội ngũ cốt cán có đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu bộ mơn, có phẩm chất chính trị, có chun mơn vững vàng và có năng lực trong cơng tác QL hoạt động dạy học, đảm nhận được chức năng kiểm tra, chỉ đạo các hoạt động dạy học ở các nhà trường THCS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện sông lô, tỉnh vĩnh phúc (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)