Chỉ đạo sát sao việc đầu tư, khai thác và bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện sông lô, tỉnh vĩnh phúc (Trang 86 - 88)

2.3 .Thực trạng QL hoạt động dạy học của các trường THCS

3.3. Các biện pháp QL cụ thể

3.3.5. Chỉ đạo sát sao việc đầu tư, khai thác và bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị

thiết bị dạy học

* Mục đích của biện pháp

- Huy động và tận dụng tối đa các nguồn tài lực, vật lực từ nhiều nguồn khác nhau vào việc củng cố, xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, đặc biệt là mua sắm các thiết bị, phương tiện dạy học hiện đại.

- Tổ chức, chỉ đạo việc bảo quản và sử dụng thiết bị - đồ dùng dạy học. Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên trong việc tự làm đồ dùng dạy học. Tăng cường điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin; tiếp tục xây dựng, bổ sung, cải tạo nâng cấp các phịng thí nghiệm, thực hành đã có thành phịng học bộ môn.

- Xây dựng cảnh quan môi trường nhà trường xanh - sạch - đẹp.

* Nội dung của biện pháp:

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học là điều kiện không thể thiếu đối với hoạt động dạy học và đổi mới phương pháp dạy học hướng vào hoạt động tích cực, chủ động của học sinh. Việc đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học sẽ giúp giáo viên thuận lợi trong việc truyền thụ tri thức và giúp học sinh dễ dàng hơn trong quá trình tiếp cận tri thức, đặc biệt với chương trình sách giáo khoa mới địi hỏi thí nghiệm, thực hành nhiều, đi kèm sẽ là thiết bị thực hành, thí nghiệm và các điều kiện đảm bảo để có thể thực hiện được các hoạt động thí nghiệm, thực hành.

- Trong phương pháp dạy học mới, giáo viên không chỉ đơn thuần là người truyền thụ tri thức mà chủ yếu là người tổ chức, hướng dẫn, định hướng các hoạt động nhận thức của học sinh. Vì vậy giáo viên sẽ rất cần sự hỗ trợ đắc lực của các phương tiện, thiết bị dạy học.

- Cùng với việc đổi mới nội dung, chương trình dạy học, rất nhiều trang thiết bị dạy học đã được cung cấp kèm theo, nhưng vẫn còn rất khó khăn trong cơng tác đảm bảo các điều kiện cơ sở vật chất cho hoạt động giảng dạy và học tập. Thiết bị được cung cấp nhiều nhưng nơi bảo quản và phòng học dành cho bộ mơn chưa có, các thiết bị chưa đồng bộ và chất lượng chưa cao.

- Các nguồn lực về tài chính trong các nhà trường hạn chế cần có sự kết hợp nguồn kinh phí ngân sách Nhà nước với các nguồn kinh phí huy động hợp pháp khác để xây dựng trường lớp, mua sắm thiết bị dạy học.

* Cách thức thực hiện biện pháp

- Chỉ đạo các trường thực hiện kiểm tra, đánh giá về chất lượng và hiệu quả khai thác, sử dụng thiết bị dạy học. Các nhà trường chủ động đầu tư bổ sung đồ dùng dạy học, thiết bị tin học, phương tiện nghe nhìn.

- Chỉ đạo các nhà trường chủ động và có kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất trường lớp, sửa chữa, bổ sung mới cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đảm bảo có đủ phịng học, phịng làm việc, bàn ghế, đồ dùng dạy học, phịng học bộ mơn, thư viện… từng bước thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa cơ sở vật chất.

- Tham mưu với các cấp có thẩm quyền đẩy nhanh tiến độ triển khai Đề án kiên cố hóa trường, lớp học và nhà cơng vụ giáo viên giai đoạn 2008 - 2012 theo Quyết định 20/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời xin lập dự án đầu tư để nâng cấp, xây dựng cơ sở vật chất các nhà trường.

- Phòng GD&ĐT chỉ đạo các trường khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên tự làm đồ dùng dạy học. Hàng năm tổ chức thi đồ dùng dạy học tự làm cấp trường, cấp phòng và tham dự thi cấp tỉnh. Trên cơ sở đó chọn và nhân rộng điển hình về làm và sử dụng đồ dùng dạy học tự làm.

*Điều kiện thực hiện biện pháp

Phòng GD&ĐT cần làm tốt công tác tham mưu với UBND huyện, Sở GD&ĐT về việc dành ngân sách trong việc xây dựng cơ sở vật chất trường học, trong đó chú trọng việc đầu tư mua sắm trang thiết bị phục vụ dạy học, theo hướng chuẩn hóa. Nội dung này cần có lộ trình về thời gian cụ thể cho từng đơn vị, đối việc việc bổ sung từng hạng mục cho cơ sở vật chất nhà trường.

Chỉ đạo các nhà trường làm tốt cơng tác xã hội hóa giáo dục, trong việc xây dựng cảnh trí sư phạm nhà trường. Đồng thời các trường cần xử dụng hợp lý nguồn ngân sách, để bổ sung, sửa chữa trang thiết bị phục vụ dạy học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện sông lô, tỉnh vĩnh phúc (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)