Tổ chức bồi dưỡng năng lực QL hoạt động dạy học cho đội ngũ cán bộ QL các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện sông lô, tỉnh vĩnh phúc (Trang 82 - 86)

2.3 .Thực trạng QL hoạt động dạy học của các trường THCS

3.3. Các biện pháp QL cụ thể

3.3.4. Tổ chức bồi dưỡng năng lực QL hoạt động dạy học cho đội ngũ cán bộ QL các

QL các trường THCS trực thuộc (Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng và các tổ trưởng chuyên môn)

* Mục đích của biện pháp

- Nắm được một số vấn đề lý luận làm cơ sở cho việc QL hoạt động dạy học. Từ đó, xác định được nội dung và các biện pháp QL hoạt động dạy học ở trường phổ thơng nói chung, trường THCS nói riêng nhằm nâng cao năng lực QL hoạt động dạy học. Có khả năng xử lý các tình huống xảy ra trong q trình quản lý.

- Tích cực, sáng tạo, có ý thực tự nghiên cứu nâng cao năng lực QL của bản thân.

- Mạnh dạn đổi mới công tác QL nhằm nâng cao chất lượng dạy học, chất lượng đào tạo của nhà trường.

* Nội dung của biện pháp

- Bồi dưỡng một số vấn đề lý luận cơ bản về QL hoạt động dạy - học. + QL hoạt động dạy - học thực chất là những tác động của chủ thể QL vào quá trình dạy học (được tiến hành bởi tập thể giáo viên và học sinh, với sự hỗ trợ đắc lực của các lực lượng xã hội) nhằm góp phần hình thành và phát triển tồn diện nhân cách học sinh theo mục tiêu đào tạo của nhà trường.

+ QL hoạt động dạy học là nhiệm vụ trọng tâm của người cán bộ quản lý. Xuất phát từ vị trí quan trọng của hoạt động dạy học, người CBQL phải dành nhiều thời gian và công sức cho công tác QL hoạt động dạy học nhằm ngày càng nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội.

+ Để thực hiện tốt các nhiệm vụ của hoạt động dạy học ở nhà trường phổ thơng, địi hỏi phải nâng cao chất lượng công tác QL hoạt động dạy học với những nhiệm vụ sau: Gắn hoạt động dạy học với việc nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện; tạo mơi trường và điều kiện thuận lợi cho đội ngũ cán bộ, giáo viên thực hiện đổi mới phương pháp dạy học; kết hợp phát huy cao độ tính chủ động sáng tạo của mỗi thành viên trong tập thể với sự QL thống nhất của đội ngũ cán bộ QL nhà trường; đảm bảo chất lượng dạy học một cách bền vững; xây dựng cơ chế và có chính sách phù hợp để phát huy tối đa nội lực đi đôi với tranh thủ tiềm lực của các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường.

+ Hoạt động dạy học là một bộ phận trong hoạt động giáo dục toàn diện của trường phổ thơng, do đó việc QL hoạt động dạy học vừa phải phù hợp với QL giáo dục nói chung, vừa phải mang tính đặc thù của hoạt động dạy học.

- Bồi dưỡng năng lực QL hoạt động dạy học cho đội ngũ CBQL .

+ Năng lực chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch hoạt động dạy học: Chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch chuyên mơn của nhà trường, chỉ đạo xây dựng thời khóa biểu, chỉ đạo các tổ chun mơn, giáo viên xây dựng kế hoạch năm học.

+ Thực hiện tốt công tác tổ chức trong QL hoạt động dạy - học:

Phân công hợp lý giữa hiệu trưởng và phó hiệu trưởng chuyên môn để QL hoạt động dạy học trên cơ sở phân định chức năng và có sự phối hợp chặt chẽ.

Tổ chức các tổ chuyên môn hợp lý theo từng mơn học hoặc nhóm mơn học; chọn được các tổ trưởng chun mơn có năng lực và phẩm chất phù hợp với cương vị công tác.

Phân công công tác giảng dạy và chủ nhiệm cho đội ngũ một cách hợp lý, phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường.

+ Năng lực điều hành, lãnh đạo hoạt động giảng dạy của giáo viên và hoạt động học tập của học sinh.

- Bồi dưỡng năng lực kiểm tra hoạt động dạy học, gồm kiểm tra hoạt động giảng dạy của giáo viên và kiểm tra hoạt động học tập của học sinh.

+ Kiểm tra hoạt động giảng dạy của giáo viên cần thực hiện đúng quy trình, xác định rõ yêu cầu, nội dung, phương pháp và tổ chức kiểm tra. Điều cần chú ý ở đây là khâu tổng kết, điều chỉnh của bước tổ chức kiểm tra.

+ Kiểm tra hoạt động học tập của học sinh cần xác định rõ các yêu cầu sư phạm đối với việc kiểm tra hoạt động học tập của học sinh, tổ chức kiểm tra. Điều cần chú ý ở đây là khâu phân tích kết quả học tập của học sinh, trên cơ sở phân tích kết quả học tập của học sinh mà chỉ đạo việc giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh nhằm ngày càng nâng cao chất lượng học tập của học sinh.

- Liên kết với các trường Đại học, trường Cán bộ QL giáo dục và đào tạo II, trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ QL cho cán bộ QL và đội ngũ kế cận hoặc gửi cán bộ QL tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng do các trường mở.

- Xây dựng một kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng để nâng cao năng lực QL cho đội ngũ cán bộ quản lý. Ngồi việc bố trí hợp lý cử các CBQL đương chức đi tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng về chuyên ngành QL giáo dục, cần xây dựng một đội ngũ kế cận và có kế hoạch đào tạo để có được đội ngũ CBQL có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

- Bồi dưỡng thông qua các lớp tập huấn, tổ chức các hội nghị chuyên đề, tổ chức các cuộc hội thảo, đưa các vấn đề về công tác quản hoạt động dạy học tại địa phương ra thảo luận nhằm đưa ra các biện pháp QL phù hợp góp phần nâng cao năng lực QL hoạt động dạy học cho cán bộ QL các trường.

- Tăng cường tổ chức các hoạt động giao lưu, trao đổi kinh nghiệm giữa đội ngũ CBQL các trường trong huyện và với các đơn vị ban giúp cho CBQL học hỏi kinh nghiệm của các đơn vị khác, bổ sung những kiến thức QL mà mình thiếu, áp dụng các biện pháp phù hợp với thực tế cơng việc của mình được giao thơng qua đó nâng cao năng lực quản lý, tự đề ra kế hoạch và có các biện pháp thực hiện công việc một cách sáng tạo, hiệu quả.

- Bồi dưỡng thông qua tự học, tự nghiên cứu tìm hiểu của cán bộ quản lý.

* Điều kiện để thực hiện biện pháp

- Trước hết, CBQL phải có nhận thức đúng đắn về sự cần thiết phải tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng, các hội nghị chuyên đề, các cuộc hội thảo nhằm nâng cao năng lực QL hoạt động dạy học.

- Hiệu trưởng phải biết khuyến khích, động viên, xác định trách nhiệm cho CBQL nhà trường tham gia các lớp tập huấn bồi dưỡng, tự bồi dưỡng.

- Chuẩn bị đầy đủ tài liệu và các điểu kiện đảm bảo khác cho người tham gia các lớp bồi dưỡng tập huấn và các báo cáo viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện sông lô, tỉnh vĩnh phúc (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)