HIỆN HÀNH VÀ THỤC TIỄN XÉT xủ
2.1.2. Mặt khách quan của tội phạm
Mặt khách quan của tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài săn của người khác bao gồm hành vi khách quan và hậu quả của tội phạm, đây là các dấu hiệu thuộc mặt khách quan đồng thời là những dấu hiệu rất quan trọng đế xác định hành vi phạm tội cũng như để phân biệt tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của người khác với các tội phạm khác.
- Hành vi khách quan
Trước hết, chủ thể phạm tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của người khác, phải là người có chức vụ, quyền hạn và họ có hành vi
lạm dụng chức vụ, quyền hạn được giao của mình.
Lạm dụng chức vụ, quyền hạn là hành vi vượt quá quyền hạn quy định của mình, làm trái công vụ đề chiếm đoạt tài sản của người khác. Thông qua thủ đoạn lạm dụng chức vụ, quyền hạn, chủ thể của hành vi phạm tội thực hiện mục đích chiếm đoạt tài sản của người khác. Đế chiếm đoạt tài sản của người khác, người phạm tội có thể thực hiện tội phạm bằng nhiều thủ đoạn
khác nhau. Trong thực tế các thủ đoạn này là lạm dụng chức vụ, quyền hạn để uy hiếp tinh thần hoặc lừa dối hoặc lạm dụng tín nhiệm.
Theo đó, người phạm tội sử dụng chức vụ, quyền hạn như một công cụ, phương tiện để thực hiện hành vi vượt quá chức năng, nhiệm vụ được giao,
thực hiện những hành vi đe dọa, uy hiêp hoặc các thủ đoạn khác đên chủ sở hữu tài sản khiến chủ sở hữu tài sản hoang mang, lo lắng, buộc chủ tài sản phải giao tài sản cho người phạm tội. Người bị hại do lo sợ rằng người phạm tội sẽ gây thiệt hại cho mình nên đã giao tài sản ra để cho người có chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản.
Người phạm tội sử dụng chức vụ, quyền hạn như một công cụ, phương tiện để thực hiện hành vi vượt quá chức trách của mình tiến hành những hành vi lừa đảo, gian dối để chiếm đoạt tài sản của người khác; hoặc để tạo tín nhiệm đối với người khác và sử dụng thủ đoạn lạm dụng tín nhiệm đế chiếm đoạt tài sản của họ [11, tr. 42],
Theo đó, mục đích chính của hành vi phạm tội là nhằm chiếm đoạt tài sản tuy nhiên yếu tổ chức vụ, quyền hạn là yếu tố quan trọng và không thể thiếu để phân biệt tội phạm này với các tội phạm khác. Yếu tố chức vụ, quyền hạn chỉ là điều kiện cần, là công cụ để chủ thể tội phạm thực hiện hành vi phạm tội của mình.
Ngồi ra, theo quy định của pháp luật, “người nào lạm dụng chức vụ,
quyền hạn chiếm đoạt tài sản của người khác... ” tức là khi chủ thể phải lạm
dụng chức vụ, quyền hạn mà họ được giao để thực hiện hành vi phạm tội thì mới bị truy cứu về tội danh này. Vậy nếu họ không lạm dụng mà chỉ lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt tài sản của người khác thì có phạm tội này khơng ? Nếu lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản do mình có trách nhiệm quản lý là hành vi tham ô, nhưng nếu lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản do người khác quàn lý thì có phạm tội khơng, nếu có thì đó
là tội gì? [13, tr. 73],
Tuy nhiên, trong thực tế việc phân định rạch ròi giới hạn giữa lợi dụng và lạm dụng chức vụ, quyền hạn vơ cùng khó khăn. Giới hạn này là phạm vi, nội dung, chức năng, nhiệm vụ được pháp luật quy định cụ thể cho từng chức
vụ. Còn hành vi lợi dụng chức vụ, quyên hạn là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn và đã sử dụng chức vụ, quyền hạn đó một cách trái phép nhằm mục đích mà họ đặt ra. Nếu không sử dụng chức vụ, quyền hạn mà mình có thì khơng thể đạt được mục đích của mình [11, tr. 43],
Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản phải do chủ thể đặc biệt là người có chức vụ, quyền hạn thực hiện bàng phương thức sử dụng vượt quá giới hạn quyền lực của mình để chiếm đoạt tài sản của người khác. Nếu khơng có hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác, mà chỉ gây thiệt hại đến lợi ích của người khác thì tùy trường hợp mà người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ theo Điều 357 BLHS; tội nhận hối lộ theo Điều 354 BLHS; ... [13, tr. 74]. Ngồi ra cần lưu ý tình tiết “chiếm đoạt tài sản của người khác” ở đây không chỉ riêng tài sản của một cá nhân mà bao gồm cả tài sản của Nhà nước, của tổ chức, cơ quan.
Mặc dù điều văn của điều luật quy định: “chiếm đoạt tài sản của người khác” nhưng không vì thế mà cho rằng đó chỉ là tài sản của công dân, mà phài hiểu người khác bao gồm: Nhà nước, tổ chức và mọi công dân. Như vậy, người phạm tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản cúa người khác không chỉ bao gồm tài sản của công dân mà bao gồm cả tài sản của Nhà nước, của tổ chức.
- Hậu quả
Tương tự các tội phạm về chức vụ khác, tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản tác động tiêu cực tới hoạt động đúng đắn của các cơ quan, bộ máy nhà nước, ngồi ra cịn gây thiệt hại về tài sàn cho người khác.
Trong BLHS năm 2015, tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản được nhà làm luật quy định giá trị tài sản mà người phạm tội chiếm đoạt đế làm ranh giới phân biệt tính chất mức độ của hành vi, phân biệt tội phạm với hành vi vi phạm pháp luật, theo quy định tại khoản 1 Điều 355
BLHS năm 2015 quy định: “Người nào lạm dụng chức vụ, quyên hạn chiêm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 06 năm:
a) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà cịn vi phạm”. Như vậy ranh giới phân biệt hành vi vi phạm pháp luật với tội phạm trong quy định này là 2.000.000 đồng. Tuy nhiên, trong một số trường họp, dù chưa vượt qua ranh giới này nhưng chủ thể phạm tội vẫn bị xử lý hình sự theo quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều này. Đồng thời BLHS năm 2015 đã bỏ đi tình tiết định tính “gây hậu quá
nghiêm trọng”. Việc quy định cụ thể những trường hợp như vậy giúp hoạt
động áp dụng pháp luật vào thực tiễn và đấu tranh, phòng chống tội phạm này đạt hiệu quả cao hơn.
Ngoài ra, cũng cần lưu ý đến mối quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan và hậu quả của tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sàn. Cụ thể:
Động cơ chiếm đoạt tài sản là yếu tố thôi thúc và là đích đến mong muốn của tội phạm này, hành vi khách quan là phương tiện xác định tội phạm hồn thành hay khơng; nói cách khác hành vi khách quan phải diễn ra trước hậu quả xét về mặt thời gian. Đồng thời, Trong bản thân hành vi khách quan phải chứa đựng khả năng thực tế, mầm mong nội tại, nguyên nhân trực tiếp làm phát sinh hậu quả; và đặc biệt, hậu quả xảy ra phải là thực hiện hóa khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả của hành vi khách quan.