Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 89 - 96)

và quyết định hình phạt

3.2.4. Các giải pháp khác

3.2.4.1. Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, lãnh đạo, chỉ đạo trong hoạt động đấu tranh, xử lý tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm

đoạt tài sản

Trong quá trình áp dụng áp luật của các cán bộ chuyên trách đề đấu tranh và xử lý tội phạm, đặc biệt là tội phạm tham nhũng liên quan đến lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, thì vai trị của cơng tác thanh tra, kiểm tra và lãnh đạo, chỉ đạo là vô cùng cần thiết. Đây là hoạt động nhằm nâng cao tính đúng đắn, chính xác trong giải quyết vụ án, hướng tới sự hiệu quả cao trong việc áp dụng pháp luật, đảm bảo áp dụng đúng quy định pháp luật, xử lý

đúng người đúng tội, tránh oan sai, bỏ lọt tội phạm. Có thê nói hoạt động này là một hoạt động mang tính chất chủ động để phát hiện, phòng ngừa, giảm thiệt hại đáng kể cho xã hội.

Cần đẩy mạnh cơ chế kiểm tra và phối hợp giám sát giữa các cơ quan có thẩm quyền. Đối với công tác kiểm tra, giám sát luôn được Nhà nước ta quan tâm với sự phân công nhiệm vụ kiểm tra, giám sát cụ thể với từng cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cụ thể, trong hoạt động liên quan đến áp dụng pháp luật xử lý tội phạm, vai trò của Cơ quan Điều tra, Viện Kiểm sát, Tòa Án của Nhà nước là quan trọng hơn cả. Cả ba cơ quan tiến hành tố tụng này đều có chức năng kiểm tra, giám sát, (phối hợp) lẫn nhau:

Viện kiểm sát được pháp luật giao nhiệm vụ, quyền hạn thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra đảm bảo việc điều tra của Cơ quan Điều tra tuân thủ đúng quy định của pháp luật. Tuy là Viện kiểm sát không phải là cơ quan cấp trên cùa Cơ quan điều tra, nhưng được pháp luật giao cho quyền hạn đặc biệt khi thực hành quyền cơng tố, kiểm sát điều tra vụ án, đó là quyền phê chuẩn, không phê chuẩn hoặc hủy bở các quyết định tố tụng trái pháp luật của Cơ quan điều tra; tự mình khởi tố yêu cầu Cơ quan điều tra tiến hành điều tra; quyết định việc truy tố hoặc không truy tố người đã bị khởi tố điều tra. Hoạt động này nhằm mục đích đảm bảo việc phát hiện tội phạm và người phạm tội để khởi tố điều tra, truy tố, xét xứ đúng theo quy định pháp luật. Giúp cho việc áp dụng pháp luật đúng trình tự, thủ tục theo luật định, đảm bảo yếu tố khách quan trong quá trình tố tụng. Viện kiểm sát và Tịa án ngồi có mối quan hệ phối hợp trong tố tụng hình sự để tiến hành xét xử thì Viện kiểm sát cũng có chức năng giám sát đối với hoạt động của Tòa án, chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp. Đó là giám sát việc tuân thủ trình tự pháp luật của hội đồng xét xử tại phiên toà, giám sát hoạt động tố tụng của người có thẩm quyền. Trong trường hợp vi phạm thủ tục tố tụng tại phiên tòa thì kiếm sát viên có quyền ý kiến trực tiếp. Neu nhận thấy hành vi trái pháp luật trong quá

trình xét xử, Viện kiêm sát có qun kiên nghị, kháng nghị đê đảm bảo cho việc chấp hành pháp luật của Tịa án.

Tịa án cũng có vai trị trong việc giám sát hoạt động tố tụng khi có thẩm quyền trả hồ sơ yêu cầu Viện kiểm sát điều tra bổ sung đối với hồ sơ vụ án mà Tịa án nhận thấy cịn có vấn đề chưa sáng tỏ hoặc sai sót để Viện kiểm sát tiến hành điều tra xem xét lại. Trong quá trình nghiên cứu hồ sơ để chuẩn bị xét xử vụ án, Tòa án (Thẩm phán được phân công vụ án) phải kiểm tra cẩn thận trình tự, thủ tục tố tụng trong quá trình điều tra, truy tố để đảm bảo đúng tố tụng, tránh bở lọt tình tiết quan trọng vụ án. Việc kiểm tra, giám sát lẫn nhau của các cơ quan tiến hành tổ tụng chính là mắt xích quan trọng trong việc giữ vững sự trong sạch trong q trình xử lý tội phạm. Ngồi ra trong nội bộ các Cơ quan tiến hành tố tụng như Cơ quan điều tra, Viện kiểm Sát, Tòa án cũng cần đẩy mạnh sự kiểm tra giám sát cấp trên đối với cấp dưới trực tiếp của mình.

Trong mối quan hệ kiểm tra, giám sát giữa các cơ quan tiến hành tố tụng đòi hỏi sự khách quan, minh bạch, độc lập tự chủ trong hành vi kiểm tra giám sát, không chịu bất kỳ sự tác động ảnh hưởng nào. Nguyên nhân dẫn đến 1 số vụ án oan sai, hay bỏ lọt tội phạm, vi phạm nghiêm trọng quy định tố tụng ... một phần là do sự thiếu chặt chẽ trong điều tra, giám sát của cơ quan

có thẩm quyền hoặc là bao che, “móc nối” lẫn nhau giữa một số cán bộ, công chức nhằm bở qua những sai phạm trong quá trình thanh tra, kiểm tra, giám sát. Đặc biệt đối với tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản thì sự bao che “phe cánh” giữa nhóm lợi ích cịn phức tạp hơn cả.

Đe nâng cao hiệu quả trong áp dụng pháp luật, Nhà nước cần siết chặt công tác thanh tra, kiếm tra, giám sát của những cán bộ thực hiện nhiệm vụ, đăm bảo công tác thi hành được thực hiện một cách nghiêm minh, đúng pháp luật. Nên xây dựng quy định cụ thế trình tự thực hiện việc thanh tra, kiểm tra một cách khoa học, minh bạch, không kẽ hở để tránh sự “luồn lách” kẽ hở pháp luật.

Hiệu quả của sự thanh tra, kiêm tra, giám sát cịn phụ thuộc vào trình độ chun mơn của những cán bộ thực hiện công việc này. Một cán bộ có cơ sở kiến thức vừng chắc thì mới có thể đảm bảo tính đúng đắn, minh bạch, khơng dễ bỏ lọt sai phạm. Vì vậy, cần tố chức bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, nâng cao trình độ chun mơn của họ. Bên cạnh đó, cần bồi dưỡng về tư

tưởng cho các cán bộ, tuyên truyền, nhắc nhở đảm bảo các cán bộ luôn “Công tư phân minh”, không bị lôi kéo vào những điều sai trái.

3.2.4.2. Quy định việc xử lý trách nhiệm lãnh đạo cơ quan, tô chức,

đơn vị xả ra tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản

Cần đẩy mạnh và tăng cường công tác chỉ đạo, lãnh đạo trong đấu tranh và xử lý tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản. Người chi đạo, lãnh đạo là người đủng đầu, là cấp trên có vai trị điều hành, quản lý, phân cơng nhiệm vụ đối với các hoạt động áp dụng pháp luật của cấp dưới. Mọi kết quả cùa sự chỉ đạo, tổ chức, thực hiện nhiệm vụ được giao, phân công nhiệm vụ của lãnh đạo đều phải do chính lãnh đạo chịu trách nhiệm. Vì vậy, người đứng đầu có vai trò quan trọng trong tổ chức và hoạt động của cơ quan, đơn vị của mình.

Với vai trị là người đứng đàu, thì lãnh đạo phải là một tấm gương sáng về phòng chống tội lạm dụng chức vụ chiếm đoạt tài sản đặc biệt là

lãnh đạo các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Lãnh đạo các đơn vị phải chịu trách nhiệm trực tiếp khi đế tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản xảy ra trong đơn vị mình. Lãnh đạo trực tiếp của người có hành vi phạm tội phải chịu trách nhiệm liên đới do thiếu sự quản lý, chỉ đạo, kiểm tra sát xao, chặt chẽ cấp dưới để cấp dưới có hành vi phạm tội. Từ đó nâng cao trách nhiệm của cấp trên, của lãnh đạo đơn vị trong việc kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo cấp dưới hạn chế việc cấp dưới lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản.

Nghiêm khăc nghiêm trị những cá nhân phạm tội đê răn đe, nhăc nhở những người khác. Chủ động chỉ đạo thực hiện các biện pháp nhằm phát hiện kịp thời những hành vi tham nhũng này cũng như hành vi bao che, dung túng cho hành vi phạm tội. Đồng thời lãnh đạo, chỉ đạo cán bộ cấp dưới tăng cường giáo dục tư tưởng chính trị, nghiệp vụ nâng cao hiệu quả hoạt động áp dụng pháp luật.

3.2.4.3. Xây dựng và thực hiện quy chế phối hợp trong hoạt động đấu tranh xử lý tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản

Thứ nhất, cần sự phối hợp giữa cơ quan Thanh Tra, Điều tra, Viện kiểm

sát và Tịa án trong cơng tác đấu tranh, xử lý tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản. Sự phối hợp này được quy định rõ trong Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành cũng như ở một số văn bản pháp luật liên quan khác.

Cơ quan thanh tra, Kiểm toán Nhà nước, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tịa án có sự phối hợp trao đổi thông tin, tài liệu, kinh nghiệm về công tác phòng, chống tham nhũng; chuyển hồ sơ vụ việc tham nhũng cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý; tổng họp, đánh giá, dự báo tình hình tham nhũng và kiến nghị chính sách, giải pháp phịng, chống tham nhũng. Trong trường hợp Cơ quan thanh tra, Kiểm toán Nhà nước chuyển hồ sơ vụ việc tham nhũng cho Cơ quan điều tra thì Cơ quan điều tra phải tiếp nhận và giải quyết.

Sự phối hợp giữa Cơ Quan Điều Tra và Viện Kiểm Sát thể hiện ờ giai đoạn khởi tố, điều tra và giám sát điều tra.Trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự, Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát có quan hệ phối hợp nhằm bảo đảm phát hiện, điều tra và xử lý tội phạm một cách nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả và đúng pháp luật. Trong giai đoạn điều tra, hoạt động điều tra chủ yếu do Cơ quan điều tra tiến hành nhung phải phối hợp với Viện kiểm sát để

Viện kiếm sát thực hiện kiếm sát điều tra, bảo đảm hoạt động điều tra tuân thủ đúng quy định của pháp luật. Trong quá trình kiểm sát điều tra, Viện kiếm sát

cũng phải có trách nhiệm phơi hợp chặt chẽ với Cơ quan điêu tra đê có mặt giám sát hoạt động điều tra diễn ra.

Sự phối hợp của Viện Kiểm Sát và Tòa án thể hiện rõ ở chức năng xét xử của Tòa Án và chức năng buộc tội của Viện Kiểm Sát. Viện Kiểm Sát thu thập, đánh giá chứng cứ nhằm xác định tội trạng và khung hình phạt của bị

cáo đưa ra trước phiên tòa xét xử. Còn Tòa Án thực hiện chức năng xét xử, xem xét lời buộc tội của Viện Kiềm Sát kết hợp với nghiên cứu hồ sơ vụ án để đưa ra phán quyết. Như vậy, Có sự buộc tội của Viện Kiếm Sát sẽ phát sinh ra hoạt động xét xử cùa Tòa Án cũng như hoạt động bào chừa. Nếu như trong quá trình Viện Kiểm Sát tiến hành hoạt động đánh giá, thu thập chứng cứ cũng như giám sát hoạt động điều tra hiệu quả, thủ tục tố tụng chặt chẽ, sẽ tạo cơ sở để hoạt động xét xử của Tòa Án trở nên hiệu quả hơn. Ngược lại, Tòa Án thực hiện hoạt động xét xử tại phiên tịa mà đúng theo trình tự, quy định pháp luật tố tụng sẽ đám bào được cho Viện kiểm Sát thực hiện tốt

quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp của mình.

Thứ hai, nâng cao hơn nữa hiệu quả việc phối hợp xử lý giữa Cơ quan

điều tra và Viện kiểm sát trong việc xử lý tin báo, tố giác tội phạm, các vụ việc có dấu hiệu tội phạm về lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản

cũng như kịp thời xử lý nhũng đơn thư khiếu nại, đế tránh bở lọt tội phạm.

Tòa án, Viện kiểm sát và Cơ quan điều tra cần có sự phối họp trong hoạt động tố tụng, điều tra thu thập chứng cứ, định tội danh và quyết định hình phạt. Phải đảm bảo các hoạt động tố tụng được tiến hành theo đúng trình tự, thủ tục, quy định của pháp luật nhằm giải quyết vụ án nhanh chóng, kịp thời, khách quan, nghiêm minh và công bằng. Tuyệt đối không đế xảy ra trường hợp chạy án, giảm án, bao che, bỏ lọt tội phạm.

KÊT LUẬN

Các giải pháp và dự báo được đê ra nhăm nâng cao hiệu quả trong áp dụng pháp luật để xử lý, đấu tranh giải quyết tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản. Đây là những biện pháp mang tính khách quan dựa trên tình hình thực tế, đánh mạnh vào việc giải quyết, thay đổi những vấn đề còn tồn đọng và những nhược điểm trong quá trình áp dụng pháp luật của Cơ quan có thẩm quyền, khiến cho việc đấu tranh, xử lý tội phạm chưa đạt hiệu quả cao. Nếu các biện pháp đề ra được áp dụng một cách triệt đế, đúng như yêu cầu thì hiệu quả chất lượng trong việc áp dụng pháp luật nhất định sẽ có một bước tiến lớn. Đây khơng phải là những biện pháp mang tính chất tạm thời, có hiệu quả tức thì mà là những biện pháp mang tính hiệu quả ổn định lâu dài, làm thay đổi từ “Gốc rễ” căn nguyên gây ra vấn đề. Nó khiến cho sự cải thiện nâng cao chất lượng sẽ đi đến từ “Gốc đến ngọn” của toàn bộ hệ thống cơ quan tiến hành pháp luật cũng như cơ quan, tố chức, đơn vị có liên quan khác. Chính vì vậy, trong q trình thực hiện phải địi hỏi sự kiên trì, đồng lịng, phối họp của các cơ quan, đơn vị, tổ chức liên quan và sự quan tâm, chỉ đạo, giám sát chặt chẽ của Đảng và Nhà nước.

Một phần của tài liệu Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 89 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)