Đoạt tài sản

Một phần của tài liệu Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 77 - 80)

lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam

3.2.1. Bổ sung, hoàn thiện các quy định pháp luật đối với hoạt động xét xử và áp dụng pháp luật đối vái tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm xét xử và áp dụng pháp luật đối vái tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm

đoạt tài sản

Dựa trên cơ sở của những hạn chế đã được phân tích ở phần thực trạng ta có thể thấy các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành cần cỏ những bổ sung và sửa đổi nhất định để nâng cao hiệu quả của hoạt động áp dụng pháp luật đối với tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản như sau:

Thứ nhất, cần có sự thay đổi về mặt cấu thành tội phạm đối với tội danh này. Như chúng ta đã biết tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản là một tội phạm nằm trong nhóm tội phạm về tham nhũng được quy định trong Bộ luật Hình sự 2015. Tuy nhiên có thể thấy rằng tội phạm này khơng chỉ có tính chất của một phạm về tham nhũng, phạm tội từ yếu tố chức vụ mà nó cịn mang yếu tổ chiếm đoạt tài sân. Yeu tổ chức vụ chỉ là yếu tố đặc biệt về chủ thể giúp cho việc chiếm đoạt được diễn ra thuận lợi hơn, chắc chắn hơn mà tác giả coi đây như một “phương tiện cố hữu” xuất phát tự thân để người phạm tội thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản. Hành vi chiếm đoạt tài sản sẽ khơng xảy ra nếu người phạm tội khơng có chức vụ, quyền hạn đó. Từ đó chức vụ, quyền hạn của chủ thể chính là nguyên nhân, là yếu tố tác động để hành vi phạm tội xảy ra.

Hiện nay cấu thành tội phạm của tội phạm này được quy định tại Điều 355 Bộ luật Hình sự trong đó cấu thành cơ bản được quy như sau: “Người nào lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng

thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đên 06 năm: ...”. Ta có thể thấy rằng cấu thành tội phạm được nhà làm luật mô tả là cấu thành vật chất khi mà hành vi lạm dụng, chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản phải chiếm đoạt được tài sản thì mới cấu thành tội danh này. Giá trị tài sản chiếm đoạt được có thể là từ 2 triệu đồng trở lên hoặc dưới 2 triệu đồng nhung nhất thiết phải có sự chiếm đoạt tài sàn và phải chiếm đoạt được tài sản. Tác giả nhận thấy ràng quy định cấu thành tội phạm như vậy là chưa hợp lý với tính chất và mức độ nguy hiếm của tội danh này như đã phân tích ở trên. Vì vậy cần có sự thay đổi trong cấu thành tội phạm để có thể phù hợp với tình hình cũng như xu thế chung của toàn Đảng toàn dân trong cuộc chiến chống tham nhũng.

Thứ hai, thay đối mức hình phạt cơ bản để người phạm tội được hưởng sự khoan hồng của pháp luật cũng như để họ có sự chủ động và tự giác trong vấn đề khắc phục hậu quả. Như đã biết, khung hình phạt cơ bản của tội danh này được quy định tại Khoản 1 Điều 355 Bộ luật Hình sự 2015 với mức phạt tù từ 1 năm đến 6 năm. Như vậy với mức cao nhất cùa khung hình phạt là 6 năm tù thì căn cứu điểm b khốn 1 điều 9 Bộ luật Hình sự 2015 đây là tội phạm nghiêm trọng. Ta có thể thấy rằng sự chênh lệch giữa 1 năm tù với 6 năm tù là lớn, cùng với đó là sự kéo theo loại tội phạm ít nghiêm trọng khơng có trong tội danh này. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới vấn đề trách nhiệm hình sự của người phạm tội về nhân thân sau này đó là vấn đề tái phạm, tái phạm nguy hiểm, đó là vấn đề án tích ... Vì vậy đề tài kiến nghị sửa khung hình phạt cơ bản là từ 1 năm đến 3 năm tù. Điều này thể hiện tinh thần khoan hồng của pháp luật, đấy mạnh tính giáo dục và sự phân hóa tội phạm cao độ phù hợp với tính chất và mức độ của hành vi phạm tội cụ thể. A

Thứ ba, sửa đổi quy định về mức hình phạt tiền bổ sung đối với tội danh này. Quy định về mức hình phạt bổ sung được quy định tại khoản 5 điều

355 Bộ luật Hình sự 2015 với mức phạt tiên được xác định là từ 30 triệu đơng tới 100 triệu đồng. Đó là khung phạt tiền cố định với mức dao động trong khung tiền phạt. Tuy nhiên ta có thể thấy rằng tính chất và mức độ chiếm đoạt của các hành vi phạm tội là khác nhau từ đó khi quy định một khung hình phạt chung như vậy sẽ khơng thực sự bám sát với mức độ và tính chất nguy hiểm của từng hành vi. Bên cạnh đó cũng tạo thuận lợi cho các cơ quan áp dụng pháp luật khơng mạnh tay hay có vùng cấm trong áp dụng pháp luật để xử nhẹ cho các chủ thể phạm tội bới sẽ có tình trạng chiếm đoạt vài triệu mức phạt có thể ngang bằng với chiếm đoạt vài trăm triệu hay hơn thế. Như vậy quy định về mức phạt tiền cần mang tính định tính đi sát với mức độ và tính chất nguy hiểm của hành vi.

Một số biện pháp thực hiện giải pháp và những vấn đề cần chú ý trong

tô chức thực hiện bơ sung, hồn thiện các quy định pháp luật đối với hoạt động xét xử và áp dụng pháp luật đối với tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản như sau:

Từ những giải pháp trên tác giả có đề xuất là sửa đối cấu thành tội phạm cơ bản theo hướng cấu thành hình thức khi mà “người nào lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của người khác” thì đà cấu thành tội phạm và bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này. Như vậy bất kỳ hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản cùa người khác nào được thực hiện thì đều đã thỏa mãn cấu thành tội phạm. Việc quy định như vậy là hồn tồn phù hợp với chính sách của Đăng và Nhà nước về cơng tác phịng chống tham nhũng cũng như phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiềm của tội phạm này. Ngoài ra việc quy định như vậy cùng giúp các cơ quan áp dụng pháp luật thuận lợi hơn trong việc xác định tội danh cho hành vi vi phạm khi mà không cần xem xét tới vấn đề tài sản chiếm đoạt khi định tội mà chỉ xem xét nó dưới tình tiết định khung.

Việc sửa đổi cấu thành tội phạm cần được thực hiện một cách nhất• • 1 • • • • •

quán và đông bộ đặc biệt là trong việc xác định giá trị tài sản đê xem xét tình tiết định khung để phù hợp với cấu thành cơ bản mới. vấn đề này cần được triển khai đồng bộ và nhất quán đặc biệt cần lưu tâm tới vấn đề phổ biến quy định mới tới các cơ quan hữu quan và tới người dân.

Việc thay đổi khung hình phạt cơ bản cần có sự nghiên cứu kỹ lưỡng đặc biệt là trong vấn đề đưa ra các tình tiết định khung hình phạt, vấn đề này cần có sự tham vấn và nghiên cứu của các cơ quan hữu quan để đi sát với tình hình phòng chống tội phạm cũng như thực tiễn xã hội.

Như vậy tội danh này chính là sự kết hợp của hai yếu tố là yếu tố chức vụ của tội phạm tham nhũng và yếu tố chiếm đoạt của tội phạm xâm phạm sở

hữu. Tác giả đánh giá đây là loại tội phạm có tính chất đặc biệt nguy hiểm cho xã hội khi nó có sự xâm phạm đồng thời tới hai mối quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ đó là sự hoạt động bình thường của những chủ thể nắm giữ chức vụ, quyền hạn và quan hệ sở hữu tài sản của người khác. Khi tội phạm được thực hiện thì nó sẽ làm mất uy tín của nhân dân vào những người có chức vụ, quyền hạn, tình trạng lộng quyền, lợi dụng chức vụ trong bộ máy nhà nước hay các cơ sở tố chức xã hội ngày càng báo động đồng thời gây thiệt hại to lớn cho tài sản của người dân. Vì vậy nó Cần được đặc biệt phịng ngừa và cần có sự trừng trị thích đáng đối với các hành vi phạm tội qua đó có

sự răn đe và giáo dục pháp luật.

3.2.2. Năng cao năng lực, trình độ chun mơn, bồi dưững nghiệp vụ đối với các cả nhân có thẩm quyền tiến hành tồ tụng đặc biệt là đội ngũ đối với các cả nhân có thẩm quyền tiến hành tồ tụng đặc biệt là đội ngũ thẩm phán, hội thấm nhân dân nâng cao hiệu quả hoạt động định tội danh

Một phần của tài liệu Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)