QUYÈN HẠN CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN
3.1. Dự báo tình hình và các yếu tố tác động đến việc áp dụng pháp luật đối với tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài săn• • • ã ã 7 1 ô/ • • luật đối với tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài săn• • • ã ã 7 1 ô/ • •
Dự báo tình hình tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản có ý nghĩa vô cùng quan trọng và cần thiết đối với việc xây dựng các biện pháp phòng ngừa tội phạm này. Căn cứ dự báo tình hình tội phạm là dựa vào những biện pháp nghiên cứu tội phạm học một cách cụ thế trên cả hai phương diện luật học và xã hội học. Cụ thể là tiến hành nghiên cứu sâu về lình vực tội phạm học mà đối tượng là hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản. Những nhà nghiên cứu sẽ thực hiện những biện pháp nghiên cứu tình hình tội phạm xảy ra trên thực tế như là: phương pháp phiếu điều tra, phương pháp phông vấn, phương pháp chuyên gia, phương pháp quan sát, phương pháp thực nghiệm ... và phương pháp thống kê để hiểu rõ về loại tội phạm này và xu hướng phát triển của nó. Thêm vào đó là những phương pháp nghiên cứu về luật học như: phương pháp hệ thống, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích các dữ liệu về tội phạm ở các quốc gia khác nhau và trên lãnh thố Việt Nam ở các khu vực dân cư, các địa phương trong các
khoảng thời gian khác nhau. Từ những nghiên cứu, phân tích trên mà có đủ cơ sở đưa ra những dự báo tội phạm một cách thực tế, chính xác nhất phục vụ cho cơng tác đấu tranh, phòng chống tội phạm.
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã nêu lên các định hướng lớn về phát triển đất nước trong giai đoạn 2021-2030 như sau: Định hướng về phát triển kinh tế:
Hồn thiện tồn diện, đơng bộ thê chê phát triên nên kinh tê thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo môi trường thuận lợi đế huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, thúc đẩy đầu tư, sản xuất kinh doanh. Bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, đổi mới mạnh mẽ mơ hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng và phát triển đô thị; phát triển kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới; đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia; phát triển kinh tế số trên nền tảng khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế [7],
Định hướng về xây dựng Nhà nước:
Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong sạch, vững mạnh, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, vì nhân dân phục vụ và vì sự phát triền cùa đất nước. Tăng cường công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình, kiểm sốt quyền lực gắn với siết chặt kỷ cương, kỷ luật trong hoạt động cùa Nhà nước và của cán bộ, công chức, viên chức. Tiếp tục đẩy mạnh đấu tranh phịng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, tội phạm và tệ nạn xã hội.
Định hướng về xây dựng Đảng:
Tiếp tục xây dựng, chỉnh đốn Đảng tồn diện; tăng cường bản chất giai cấp cơng nhân của Đảng; đổi mới phương thức lãnh đạo, nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng; xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vừng mạnh, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, nhất là cán bộ cấp chiến lược có đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ; làm tốt công tác tư tưởng, lý luận; chú trọng
công tác bảo vệ Đảng, bảo vệ chính trị nội bộ; tăng cường công tác kiếm tra, giám sát, kỷ luật và dân vận của Đảng.
Trong những năm tới nếu khơng có những giải pháp cụ thể hóa, kịp thời và hiệu quả thì tình hình tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản chắc chắn gia tăng theo thời gian. Mặc dù kinh tế đang ngày càng phát triển, đi cùng với đó là q trình xây dựng và hoàn thiện Đăng và Nhà nước, các cơ quan bảo vệ pháp luật như Tòa án, Viện kiểm sát, Cơ quan điều tra không ngừng nâng cấp về mọi mặt song chúng ta chưa có những biện pháp phịng ngừa mang tính chiến lược, lâu dài, cụ thể hóa nội dung Nghị quyết Đại hội đại biếu toàn quốc lần thứ XIII. Do vậy mà tình hình tội phạm tham nhũng nói chung và tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản nói riêng trong thời gian tới khơng có xu hướng giảm, số vụ phạm tội cịn tiếp tục tăng. Đó là những cơ sở thực tiễn và lý luận vững chắc để đề tài có thể đưa ra những dự báo chính xác về tình hình tội phạm dựa trên những phân tích và đánh giá cùa tác giả.
Trên cơ sở nghiên cứu tình hình tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản trong thời gian qua, nghiên cứu về nguyên nhân phạm tội, đồng thời tìm hiểu về định hướng phát triển đất nước trong giai đoạn 2021- 2030, có thể đưa ra một số dự báo như sau:
Thứ nhất, sự gia tàng số lượng vụ án vì quy định về đối tượng thực hiện
hành vi phạm tội. Dựa vào cấu thành tội phạm, chủ thế thực hiện hành vi1 • • • • JL • • • phạm tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản là chủ thể đặc biệt, vì đó là những người có chức vụ, quyền hạn. Khái niệm người có chức vụ,
quyền hạn hiện tại đã được quy định cụ thể hơn.
Theo Khoản 2 Điều 3 Luật Phịng chống tham nhũng 2018:
Người có chức vụ, quyền hạn là người do bố nhiệm, do bầu cữ, do tuyến dụng, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc
khơng hưởng lương, được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhât định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện nhiệm vụ, cơng vụ đó, bao gồm:
- Cán bộ, công chức, viên chức;
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, cơng nhân, viên chức quốc phịng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỳ thuật, công nhân công an trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;
- Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
- Người giữ chức danh, chức vụ quản lý trong doanh nghiệp, tố chức;
- Những người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, cơng vụ và có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, cơng vụ đó.
Quy định về chủ thể thực hiện hành vi ngày càng được cụ thể, rõ ràng đã tạo nên một “khung lưới” rộng rãi nhung cũng khơng kém phần chặt chẽ để rà sốt và phát hiện các đối tượng thực hiện hành vi vi phạm pháp luật hay hành vi phạm tội. Mặc dù đã có hiệu lực từ 2019, xong trong thời gian tới, quy định này chắc chắn vẫn sẽ là một công cụ đắc lực giúp các cơ quan chức năng kiếm soát các chủ thể, đồng thời dễ dàng rà soát đối tượng sai phạm đặc biệt khi đối tượng của chức vụ, quyền hạn đã mở rộng ra khối tư nhân và từ đó khiến số vụ án về tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản ngày càng tăng.
Thứ hai, định hướng phát triền Đảng và Nhà nước trong thời gian tới
chú trọng vào xây dựng bộ máy trong sạch, công khai, minh bạch. Với quyết tâm này, sẽ có rất nhiều những vụ án về lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản được đưa ra và xử lý theo quy định pháp luật.
Như vậy ta có thể dự đốn và khẳng định rằng các vụ việc và các hành vi phạm tội sẽ bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và làm rõ, gia tăng cả về chất lượng và số lượng.
Ngoài ra, cơ câu tội lạm dụng chức vụ, quyên hạn chiêm đoạt tài sản, động cơ phạm tội hay nhân thân người phạm tội sẽ khơng có nhiều thay đồi. Chỉ một số thay đổi về hình thức phạm tội có thể dự báo. Nhà nước đang có những bước chuyển mình hết sức mạnh mẽ để bắt kịp “làn sóng” của cuộc Cách mạng cơng nghiệp lần thứ tư vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt tập trung vào một số ngành, lĩnh vực tiềm năng, quan trọng, nhằm bắt kịp một số lĩnh vực so với khu vực và thế giới. Đặc biệt khi “Chính phủ điện tử” đang ngày càng được quan tâm và được áp dụng rộng rãi, có thể dự báo rằng trong tương lai, việc áp dụng thành tựu công nghệ thông tin, thành tựu khoa học vào việc thực hiện hành vi phạm tội, hay phạm tội trên không gian mạng sẽ ngày càng trở nên phổ biến. Đây sẽ là một trong những thủ đoạn tinh vi giúp người phạm tội không bị phát hiện, chính vi vậy địi hỏi pháp luật và các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng cần có sự thay đổi và nhận thức kịp thời về xu thế thời đại.
Trên đây là tất cả dự báo về tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản. Dựa trên dự báo ta có thể thấy rằng tình hình tội phạm này phụ thuộc nhiều vào các yếu tố khách quan: sự biến đổi về kinh tế, sự biến đồi về xã hội của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, chính sách cùa Đảng và Nhà nước, khả năng đấu tranh, phòng chống tội phạm của cơ quan Nhà nước. Ngoài ra năng lực và khả năng xử lý các hành vi phạm tội cua nhà chức trách cũng là một yếu tố tác động lớn tới tình hình của loại tội phạm này khi mà xử lý có nghiêm, có đúng người, đúng tội thì mới phát huy hết được giá trị răn đe và giáo dục của pháp luật Hình sự đối với hành vi này. Đây là một trong những tội danh nguy hiếm, vậy nên đòi hởi cần tích cực, quyết liệt hơn nữa trong cơng việc áp dụng biện pháp phòng ngừa kịp thời.