Chủ thể của tội phạm

Một phần của tài liệu Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 44 - 46)

HIỆN HÀNH VÀ THỤC TIỄN XÉT xủ

2.1.3. Chủ thể của tội phạm

Đối với nhóm tội về chức vụ nói chung và tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sàn nói chung, dấu hiệu thuộc về chủ thế của tội phạm là một trong những dấu hiệu quan trọng để xác định hành vi phạm tội cũng như

phân biệt giữa tội lạm dụng chức vụ, quyên hạn chiêm đoạt tài sản với các tội phạm khác có tính chất chiếm đoạt khác. Chủ thể thực hiện hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản là chủ thể đặc biệt, chủ thể này buộc phải là người có chức vụ, quyền hạn trong các cơ quan, tổ chức. Nếu các chủ thể này khơng có chức vụ, quyền hạn thì khơng thể là chủ thể của tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà sẽ trở thành chù thể của một số tội phạm có tính chiếm đoạt khác như: lừa đảo chiếm đoạt tài săn, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản,...

Khái niệm về người có chức vụ, quyền hạn được quy định tại khoản 2 BLHS năm 2015: “Người có chức vụ là người do bẻ nhiệm, do bầu cử, do

hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc khơng hướng

lương, được giao thực hiện một nhiệm vụ nhất định và có quyền hạn nhất

định trong khi thực hiện công vụ, nhiệm vụ ” [17]. Những chủ thể có chức vụ,

quyền hạn này có đầy đủ năng lực hành vi và năng lực pháp luật, họ có thể nhận thức được trách nhiệm, chức trách của bản thân trong việc sử dụng chức vụ, quyền hạn được giao. Họ có thể ý thức được tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm, ý thức được hậu quá, tác hại của việc sử dụng chức vụ, quyền hạn như một công cụ, phương tiện đế thực hiện hành vi chiếm đoạt tài

sản của người khác. Họ hoàn toàn nhận thức được thiệt hại về vật chất và tinh• • • • thần cho xã hội từ hành vi phạm tội của mình, vừa xâm phạm đến quyền tài

sản của người khác, vừa ảnh hường đến uy tín, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức. Tuy nhiên, do suy thoái về tư tưởng, đạo đức, bị nhũng ham muốn vật chất thúc đẩy các chủ thể đã thực hiện hành vi lạm dụng, vượt quá giới hạn phạm vi quyền hạn của mình đế chiếm đoạt tài săn của người khác cho mình hoặc nhũng người thân, có quan hệ với mình.

Bên cạnh chủ thể đặc biệt trực tiếp thực hiện hành vi lạm dụng chức vụ,• • • • 1 • • • • ' quyền hạn chiếm đoạt tài sản, trong trường hợp đồng phạm, những người

khơng có chức vụ, quyên hạn cũng có thê trở thành chủ thê của loại tội phạm này. Các chủ thể khơng có chức vụ, quyền hạn nhưng giữ vai trò cầm đầu, chỉ đạo, giúp sức, tạo điều kiện thuận lợi cho chủ thể trực tiếp thực hiện hành vi vi phạm vẫn là chủ thế của tội phạm với vai trò tương ứng trong đồng phạm. Trong thực tiễn xử lý tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản, việc xác định có hay khơng đồng phạm và vị trí vai trị của các đồng phạm trong vụ án đóng vai trị hết sức quan trọng góp phần làm sáng tỏ các tình tiết vụ án, đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, tránh làm oan sai, bỏ lọt tội phạm.

Dù là người có chức vụ, quyền hạn trực tiếp thực hiện hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản hay người đồng phạm khác trong các vụ án thì họ cũng phải thỏa mãn các điều kiện về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 12 BLHS năm 2015. Bên cạnh đó, trong trường hợp đồng phạm, ngồi việc xác định độ tuổi cần xác định đối tượng đó có thỏa mãn điều kiện về năng lực trách nhiệm hình sự hay không?

Các dấu hiệu thuộc về chủ thể của tội phạm là cơ sở quan trọng để xác định hành vi chiếm đoạt tài sản có phải là hành vi phạm tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản hay không [33, tr. 36] bởi nếu chủ thể trực tiếp thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản khơng phải là người có chức vụ, quyền hạn thì chưa thể xác định đối tượng phạm tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản.

Một phần của tài liệu Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)