Nhận xét, đánh giá

Một phần của tài liệu Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 64 - 72)

Biểu đồ 2.6 Thống kê thực tiễn áp dụng hình phạt tù có thời hạn đổi vói tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản giai đoạn 2018-

2.3.3. Nhận xét, đánh giá

2.3.3.1. ưu điểm

Thông qua việc nghiên cứu thực tiễn hoạt động xét xử tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sân trong giai đoạn 2018 - 2021, ta thấy hoạt động đấu tranh, xử lý đối với tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản đã đạt được một số điểm tích cực như sau:• • • • •

Trong thời gian qua, cơng tác đấu tranh phòng, chống tội phạm về tham nhũng cũng như tội phạm về lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản được Đảng và nhà nước lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, từng bước được kiềm chế, ngăn chặn, góp phần quan trọng giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, củng cố niềm tin cúa cán bộ, đảng viên và nhân dân đổi với Đảng, Nhà nước.

Trong thời gian qua, nhiều vụ “đại án” được phát hiện, điều tra xét xử nhanh chóng kịp thời, thể hiện quyết tâm chính trị của Đảng và nhà nước cũng như cơ quan bảo vệ pháp luật; khẳng định tính nghiêm minh của pháp luật đối với loại tội phạm này, khắc phục được các hạn chế, yếu kém trước đây. Trong quá trình, điều tra, truy tố, xét xử các tội lạm dụng chức vụ, quyền

hạn chiếm đoạt tài sản, hoạt động tố tụng được thực hiện đúng trình tự, thủ tục, hạn chế khiếu kiện và tình trạng oan sai bỏ lọt tội phạm. Ví dụ như vụ án 7 <^7 • A • Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm; Vụ án lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản, xảy ra tại PVN liên quan việc góp vốn 800 tỷ đồng của Tập đồn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) vào Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương (Oceanbank); Vụ án "Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Viện Dầu khí, thuộc Tập đồn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) và Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy (Vinashin) (giai đoạn II vụ án

Hà Văn Thăm và đông phạm); ... Việc xét xử các vụ án phạm tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản được thực hiện khẩn trương, nhanh chóng kịp thời, tránh tình trạng kéo dài gây mất thời gian và bức xúc trong dư luận; đồng thời giúp hạn chế thiệt hại do hành vi phạm tội của chủ thế gây ra. Từ đó xây dựng niềm tin cho nhân nhân; tạo hiệu ứng tích cực trong ngăn ngừa và phòng chống tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản, nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật của đội ngũ cán bộ, công chức.

Trong giai đoạn 2018 - 2021, các mức hình phạt tịa án áp dụng đổi với các bị cáo phù họp với tính chất, mức độ phạm tội của các chủ thể, đặc biệt mức hình phạt chung thân là hình phạt mà số ít được áp dụng. Hình phạt áp dụng đối với các bị cáo phạm tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản chủ yếu là hình phạt tù có thời hạn và khơng cho hưởng án treo, điều này cho thấy sự nghiêm khắc của pháp luật đối với hành vi phạm tội. Quá trình xét xử các vụ án án lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản khẳng định tính nghiêm minh của pháp luật, khơng có dấu hiệu oan sai, bở lọt tội phạm, đồng thời cho thấy sự công bằng, nghiêm minh trước pháp luật của các

chủ thể phạm tội.

2.3.3.2. Hạn chế, thiếu sót

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, hoạt động xét xử tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản còn tồn tại một số hạn chế, vướng mắc sau:

Thứ nhất, việc xác định chù thể tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản còn gặp lúng túng và khó khăn. Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn

chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 355 BLHS năm nhưng để xác định chủ thể của tội phạm này lại phải mở về Điều 352 BLHS năm 2015. Đồng thời để hiểu cụ thể và rõ ràng hơn về chủ thể của tội phạm này cần theo dõi quy định tại khoản 2 Điều 3 luật Phòng chống tham nhũng năm 2018. Việc còn quy định rời rạc, không tập trung như vậy khiến việc áp dụng các quy

định vào thực tiễn gặp khó khăn. Mặt khác chưa có quy định cụ thể, thống nhất việc phân biệt giới hạn của lợi dụng chức vụ, quyền hạn và lạm dụng chức vụ, quyền hạn. Điều này dễ dẫn đến việc nhầm lẫn thuật ngữ, nhầm lẫn quy phạm pháp luật áp dụng.

Một số quy định về phòng chống tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản cịn thiếu sót. Đặc biệt, chưa thống nhất trong trường họp xem xét TNHS của chủ thể là đồng phạm nhưng không giữ chức vụ, quyền hạn trong vụ án phạm tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản. Trong trường hợp chủ thể có chức vụ, quyền hạn thực hiện hành vi vi phạm theo điểm a khoản 1 Điều 355 BLHS năm 2015, nhưng đồng phạm khơng có giữ chức vụ, quyền hạn khiến việc áp dụng pháp luật của các cơ quan bảo vệ pháp luật còn lúng túng.

Thứ hai, quy định về chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của cơ quan bảo vệ pháp luật, đặc biệt là các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng cịn một

số hạn chế khiến việc áp dụng pháp luật vào thực tiễn còn gặp nhiều lúng túng, chưa đạt hiệu quả cao trong việc đấu tranh, chổng tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản.

Thứ ba, việc xử lý và áp dụng các hình thức trách nhiệm hình sự chưa đạt hiệu quả cao. Mặc dù trong tất cả các văn bản của Đảng, Nhà nước cũng như việc chỉ đạo thực hiện đều khẳng định khơng loại trù' một ai nếu có tội thì đều phải xử lý theo pháp luật. Tuy nhiên, thực tiễn đấu tranh, phòng chống tội

lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản cho thấy, việc áp dụng quy định của PLHS của các cơ quan chức năng chưa thực sự nghiêm minh, vần còn tồn tại tâm lý né tránh, nương nhẹ trong xử lý một số cán bộ có liên quan; khơng xử lý hoặc xử lý không nghiêm đổi với người đứng đầu [5, tr.l 3-14],

Thứ tư, một số người đứng đầu trong các cơ quan, tổ chức chưa nêu cao vai trò, sự quyết tâm của mình trong phịng, chống tham nhũng nói chung và lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản nói riêng. Những người

phạm tội lạm dụng chức vụ, quyên hạn chiêm đoạt tài sản là những người có chức vụ, quyền hạn, có nhiều mối quan hệ, thậm chí có quan hệ với các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng khiến hoạt động tố tụng chưa công bằng, nghiêm minh và kịp thời.

2.3.3.3. Nguyên nhân của hạn chế, thiếu sót trong hoạt động xét xử và

áp dụng pháp luật đoi với tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản

Nguyên nhân dẫn đến các hạn chế thiếu sót trong hoạt động xét xử và áp dụng pháp luật đối với tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản có thể kể đến một số yếu tố cơ bản như sau:

Thứ nhất, quy định của pháp luật hình sự chưa rõ ràng hoặc thiếu thống nhất

Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản tài sản được quy định trong Điều 355 cùa Bộ luật hình sự năm 2015 cũng có nhiều quy định chưa thống nhất hoặc chưa rõ gây khó vận dụng trong thực tiễn. Chưa có quy định cụ thể về giới hạn, phạm vi chức vụ, quyền hạn đối với từng trường hợp cụ thể, khó khăn trong việc xác định hành vi vượt quá giới hạn chức năng nhiệm vụ của tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản với các tội phạm khác trong chương các tội phạm về chức vụ đặc biệt là phân biệt lạm

dụng với lợi dụng; lạm dụng với tham ô; ...

Chưa có quy định về biện pháp thu hồi tài sản. BLTTHS 2015 quy định cơ quan tiến hành tố tụng có quyền kê biên phong tỏa tài khoản để phục vụ cho việc tịch thu tài sản. Tuy nhiên, các quy định này cịn mang tính tùy nghi. Điều 128, Điều 129 BLTTHS 2015 quy định về căn cứ kê biên tài sản hiện đang mang tính định tính. Cụ thể quy định:

Chỉ kê biên phần tài sản tương ứng với mức có thể bị phạt tiền, bị tịch thu hoặc phải bồi thường thiệt hại.Tài sản bị kê biên được giao cho chủ tài sản hoặc người quản lý hợp pháp hoặc người thân thích của họ bảo quản. Người được giao bảo quản mà có hành vi tiêu

dùng, chuyên nhượng, đánh tráo, cât giâu, hủy hoại tài sản bị kê biên thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự.

Theo đó giá trị tài sản được kê biên phải tương ứng với giá trị tài sàn chiếm đoạt hoặc mức thiệt hại gây ra khi cơ quan điều tra mới bắt đầu điều tra. Quy định này đã khiến cho cơ quan điều tra gặp khó khi áp dụng biện pháp kê biên; tạo kẽ hở để đổi tượng tẩu tán tài sản. Việc xử lý và thu hồi tài sán bị chiếm đoạt, tham nhũng cịn gặp rất nhiều khó khăn do một số nguyên nhân như: bị can, bị cáo trốn ra nước ngoài, hoặc bị can, bị cáo chết, hoặc chưa kiểm soát được tài sản, thu nhập của xã hội nên tài sản có nguồn gốc tham nhũng dễ dàng bị tấu tán. Nhiều trường hợp không thu hồi được tài sản của người phạm tội nguyên nhân là do thiếu sự thống nhất trong những văn bản hướng dẫn về việc quy định thống kê tài sản và chứng minh nguồn gốc của tài sản.

Những lỗ hổng, bất cập, sự thiếu thiếu minh bạch trong việc khai báo công khai thu nhập cá nhân bên cạnh đó là sự tồn tại của cơ chế xin cho, thiếu công khai, minh bạch trong công tác quản lý, trong kê khai, sử dụng tài sản, thiếu minh bạch trong các văn bản, quy định, thủ tục tạo điều kiện cho các đối tượng lợi dụng để thực hiện hành vi phạm tội cũng như che giấu hành vi phạm tội của mình. Cho đến hiện nay hệ thống minh bạch tài sản ở Việt Nam vẫn chỉ dùng lại ớ kê khai tài sản đơn thuần, còn thiếu nhiều yếu tố để Nhà nước có thể kiểm sốt chặt chẽ tài sàn, thu nhập của cán bộ, công chức.

Bên cạnh cơ chế quản lý yếu kém, nhiêu lồ hổng, hệ thống pháp luật thiếu sự đồng bộ và nhất quán, chế tài xừ lý chưa đủ nghiêm khắc, chưa đù tính răn đe các đối tượng phạm tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản.

Thứ hai, do năng lực xét xử của các cơ quan bảo vệ pháp luật còn

nhiều hạn chế

Thực tiễn trong hoạt động xét xử và áp dụng pháp luật đối với tội lạm

dụng chức vụ, quyên hạn chiêm đoạt tài sản còn xuât hiện những hạn chê như bở lọt tội phạm, áp dụng khung hình phạt khơng thích đáng, xét xử bị cáo không đúng người, đúng tội, thời gian xét xử kéo dài, nhiều kháng cáo, kháng nghị... Nguyên nhân xuất phát là do năng lực của các đơn vị bảo vệ pháp luật còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu công tác đấu tranh, phòng chống tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản. Bởi lẽ chủ thể của loại tội phạm này là những người có chức vụ, có năng lực và trình độ cao. Họ thực hiện hành vi phạm tội một cách tinh vi, xảo quyệt, che dấu tội phạm tốt, khó phát hiện. Nếu cá nhân có thẩm quyền, cơ quan bảo vệ pháp luật khơng có kinh nghiệm, trình độ chun mơn nghiệp vụ cao khơng thể giải quyết vụ án một cách nhanh chóng, chính xác, đúng người, đúng tội đúng pháp luật. Mặt khác, nhiều trường hợp cán bộ làm nhiệm vụ bảo vệ pháp luật cũng có những hành vi tiêu cực, gây ảnh hưởng đến hoạt động giải quyết và xử lý vụ án.

Nhiều trường hợp người thực hiện hành vi phạm tội là cán bộ, đảng viên, những người đang giữ các chức vụ quan trọng trong các cơ quan, tố chức, có mối quan hệ rộng. Trong q trình tố tụng giải quyết vụ án, các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thường gặp phải can thiệp từ các cấp, các ban ngành, các mối quan hệ của người phạm tội làm ảnh hưởng trực tiếp tới tính minh bạch, khách quan trong việc giải quyết vụ án.

Ngồi ra, trong q trình áp dụng PLHS đối với tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản, một số trường hợp người làm công tác điều tra, truy tố, xét xừ ở các cấp có hành vi tiêu cực như: nhận hối lộ, thiếu tinh thần trách nhiệm, cố ý làm trái, v.v... với mục đích bảo kê, bao che, thậm chí tiếp tay cho tội phạm. [6, tr. 129]

Thứ ba, mặt trái của nền kinh tế thị trường cùng với lối sống buông thả,

suy thoái về tư tưởng của một bộ phận cán bộ tác động tiêu cực tới hoạt động

đấu tranh, phòng chống tội phạm này. Với sự phát triển nhanh chóng của kinh tế thị trường vai trị cùa đồng tiền ngày càng cao. Nhiều cá nhân không cưỡng

lại được lòng tham, sự thu hút của đồng tiền đã bất chấp tất cà thậm chí là thực hiện hành vi phạm tội để đạt được mục đích kiếm tiền, thu lợi bất chính JL xe cho bẳn thân hoặc người thân. Đặc biệt là những người có chức vụ, quyền hạn thường xuyên được sử dụng quyền lực - công cụ, phương tiện dễ dàng kiếm tiền. Neu các chủ thể khơng có lập trường tư tưởng vừng vàng, có lối sống lành mạnh, tuân thủ quy định của pháp luật thì họ dễ dàng bng thả bản thân, suy thoái về tư tưởng vào đạo đức, thực hiện hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của người khác.

Thứ tư, trong phòng chống tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm

đoạt tài sản giữa các chủ thể, lực lượng tiến hành chưa có sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra hướng dẫn chưa được tập trung, vẫn cịn tình trạng đùn đẩy trách nhiệm giữa các chủ thể, cơ

quan chức năng.

T1ẺU KẾT CHƯƠNG 2

Trong chương này luận văn đã làm rõ các quy định của Bộ luật hình sự hiện hành (Bộ luật hình sự năm 2015) về tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản. Cùng với những vấn đề lý luận ờ Chương 1 làm căn cứ khảo sát thực tiễn xét xử đối với tội phạm này.

Q trình đánh giá, phân tích kết quả nghiên cứu số liệu thực tiễn về công tác xét xử đối với tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2021, luận văn làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản sau:

Thứ nhất, đánh giá khái quát tình hình tội phạm tham nhũng, thực tiễn

xét xử tội phạm tham nhũng nói chung và thực trạng xét xử các vụ án phạm tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản nói riêng

Thứ hai, từ việc phân tích số liệu, tác giả đưa ra những nhận xét, đánh

giá về thực tế hoạt động xét xử đối với tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản, đưa ra những ưu điểm, hạn chế về thực trạng xét xử.

Thứ ba, tác giả đã đưa ra những nguyên nhân tồn tại của những hạn chế

đó, làm căn cứ, cơ sở thực tiễn để đưa ra các kiến nghị, giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xét xử đối với tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản trong thời gian tới.

Chương 3

Một phần của tài liệu Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 64 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)