Thực tiễn hoạt động định tội danh đối với tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản

Một phần của tài liệu Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 55 - 57)

HIỆN HÀNH VÀ THỤC TIỄN XÉT xủ

2.3.1. Thực tiễn hoạt động định tội danh đối với tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản

riêng. Điều này đánh thẳng vào động cơ vụ lợi chiếm đoạt tài sản của tội phạm này; mặt khác, Điều 35 BLHS năm 2015 quy định hình phạt tiền "... được áp

dụng là hình phạt bổ sung đối với người phạm tội về tham nhũng ...".

Hình phạt tiền thực tế đã được quy định tại Điều 280 BLHS năm 1999 với mức phạt từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. Mức phạt này được tăng lên thành 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng tại Điều 355 BLHS năm 2015 nhàm phù hợp với tình hình kinh tể - xã hội và yêu cầu đấu tranh, phòng chống tội phạm tham nhũng.

Thứ ba, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản

Tịch thu tài sản là tước một phàn hoặc toàn bộ tài sản thuộc sở hữu của • • 1 • • • người bị kểt án đế nộp vào ngân sách nhà nước. Tịch thu tài sản chỉ được áp dụng đối với người bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm an ninh quốc gia, luật tội phạm an ninh quốc gia, tội phạm ma túy hoặc tham nhũng hoặc tội khác do Bộ luật này quy định [17, Điều 45].

Điều này có tính đồng nhất cao đối với khoản 5 Điều 355 BLHS nãm 2015 với hình phạt bổ sung "tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản". Đây là nội dung mới, quan trọng được bố sung với nhiệm vụ thu hồi tài sản thất thốt của tội phạm tham nhũng nói chung và lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản nói riêng, đặc biệt trong bối cảnh BLHS năm 1999 chưa quy định.

2.3. Thực tiễn xét xử đối vói tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sàn giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2021 chiếm đoạt tài sàn giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2021

2.3.1. Thực tiễn hoạt động định tội danh đối với tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản

Đứng trước tình hình tội phạm tham nhũng nói chung và tội lạm dụng

chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản nói riêng diễn biến phức tạp, xảy ra ở nhiều cấp, ban, ngành trong nhiều lĩnh vực với quy mô, tính chất, thủ đoạn tinh vi xảo quyệt gây thiệt hại nghiêm trọng đối với hoạt động đúng đắn của các cơ quan, tố chức, tài sản của nhà nước và công dân. Đảng và nhà nước đã quyết liệt chỉ đạo các cấp, các ngành quyết tâm thực hiện cơng tác đấu tranh, phịng chống tham nhũng, xử lý triệt đế các hành vi tham nhũng, “khơng có vùng cấm, khơng có ngoại lệ, bất kể người đó là ai” [23, tr. 361].

Trước sự quyết tâm cao trong công tác đấu tranh, phịng chống tội tham nhũng nói chung và tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài

sản nói riêng của Đảng, nhà nước và các cơ quan bảo vệ pháp luật từ trung ương đến địa phương, tình hình tội phạm đã chuyển biến tích cực. Nhiều vụ đại án đã được phát hiện điều tra, truy tố, xét xử khách quan, kịp thời, nghiêm minh theo đúng quy định của pháp luật. Nhiều bị cáo có chức vụ, quyền hạn phải chịu những hình phạt thích đáng cho hành vi phạm tội của mình qua đó dần nâng cao uy tín, niềm tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, pháp luật của nhà nước, góp phần thắng lợi vào cơng cuộc xây dựng bảo vệ nhà nước, bảo vệ chế độ xã hội chù nghĩa, giữ vững an ninh, chính trị, trật tự an tồn xã hội.• X

Theo thống kê của tịa án nhân dân tối cao, trong giai đoạn từ năm 2018 đến hết năm 2021, tình hình tội phạm tham nhũng diễn biến phức tạp, số lượng tài sản bị chiếm đoạt ngày càng lớn với thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt. Trong giai đoạn này, tòa án các cấp đã xét xử 991 vụ tham nhũng với 2.495 bị cáo. Cụ thể:

Trong năm 2018, tòa án các cấp đã xét xử 223 vụ với 597 bị cáo về tội tham nhũng.

Năm 2019, có 245 vụ với 622 bị cáo bị xét xử về tội tham nhũng. So với cùng kỳ năm 2018, tình hình xét xứ tội phạm tham nhũng tăng 22 vụ chiếm tỷ lệ 9,87%; tăng 25 bị cáo chiếm tỷ lệ 4,26%.

Năm 2020, có 269 vụ với 645 bị cáo bị xét xử vê tội tham nhũng. So với cùng kỳ năm 2019, tình hình xét xử tội phạm tham nhũng tăng 24 vụ chiếm tỷ lệ 9,8%; tăng 23 bị cáo chiếm tỷ lệ 3,7%.

Năm 2021, có 354 vụ với 631 bị cáo bị xét xử về tội tham nhũng. So với cùng kỳ năm 2020, tình hình xét xử tội phạm tham nhũng giảm 15 vụ chiếm tỷ lệ 5,58%; giảm 14 bị cáo chiếm tỷ lệ 2,17%.

Qua số liệu thống kê cho thấy thực tiễn tình hình tội phạm tham nhũng diễn biến phức tạp, có chiều hướng gia tăng về số vụ và số đối tượng trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2020; và có chiều hướng giảm nhẹ trong giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2021.

2018 2019 2020 2021

■ Sô vụ ■ Số bị cáo

Một phần của tài liệu Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)