Giáo dục thƣờng xuyên huyện Vĩnh Tƣờng
Biện pháp 1: Xây dựng và thực hiện các qui định nội bộ trên cơ sở vận dụng, cụ thể hóa các chủ trƣơng, chính sách, các qui định của các cấp quản lí vào điều kiện thực tế của trung tâm.
*Mục tiêu của biện pháp
+ Tạo sự cam kết, tạo điều kiện cho sự thay đổi, hạn chế phản kháng và giúp quản lí chă ̣t chẽ các hoa ̣t đô ̣ng da ̣y ho ̣c trong trung tâm.
+ Giúp đội ngũ GV của TTGDTX huyện Vĩnh Tường, đặc biệt là giáo viên thỉnh giảng nắm được chương trình , các phương pháp dạy học và giáo dục tại TTGDTX, đặc biệt là hiểu được đặc điểm của HV hệ bổ túc THPT và qui chế về tổ chức và hoạt động của TTGDTX.
* Lập kế hoạch thực hiện biện pháp
+ Kế hoạch hóa việc xây dựng các qui đi ̣nh nội bộ: thực hiê ̣n chương trình dạy học; soạn bài, chuẩn bi ̣ giờ lên lớp và giảng dạy trên lớp; dự giờ, phân tích bài học; kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HV; chế độ, chính sách đối với GV, HV, nhân viên; qui chế phối hợp để cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ; cân đối các nguồn lực và điều kiện để thực hiện mỗi qui định.
*Tổ chức thực hiện biện pháp
+ Phân quyền và phân nhiệm cho phó giám đốc trung tâm và các tổ chuyên môn và GV tham gia quản lí và thực hiện các qui định nội bộ một cách rõ ràng để mọi người cùng hướng vào mục tiêu chung;
+ Xây dựng và phát triển các GV có khả năng và phẩm chất tốt thành cán bộ chủ chốt của trung tâm;
+ Xây dựng qui định về cơ chế hoạt động phối hợp giữa tổ chun mơn với các đồn thể trong TTGDTX để cùng thực hiện mục tiêu đã đề ra;
+ Chỉ đạo thực hiện cần sử dụng đúng quyền hạn theo cấp bậc, thống nhất trong mệnh lệnh và liên đới trong trách nhiệm.
Một là, qui đi ̣nh quản lí GV thực hiê ̣n chương trình dạy học:
+ Chỉ đạo GV dựa vào chương trình, SGK, SGV để thiết kế giáo án
theo tinh thần đổi mới; GV dựa vào chuẩn kiến thức - kĩ năng và gợi ý phân phối chương trình để điều chỉnh thời lượng phân phối cho phù hợp với đặc điểm của HV;
+ Chỉ đạo GV đề xuất việc tinh giảm hoặc bổ sung kiến thức, phối hợp
phân loại đối tượng HV khác nhau: HV khá giỏi, HV yếu kém, HV là người DTTS.
+ Chỉ đạo GV thực hiện đổi mới PPDH, sử dụng TBDH và đánh giá kết
quả học tập của HV.
Hai là, xây dựng và thực hiện qui chế quản lí GV soạn bài , chuẩn bi ̣ giờ lên lớp và giảng dạy trên lớp:
+ Tổ chức cho GV cùng chun mơn nghiên cứu mục tiêu chương trình
của cấp học, từng lớp, từng chương, từng bài và các yêu cầu về soạn bài; thiết kế và trao đổi về giáo án của một bài học cụ thể;
+ Xây dựng mẫu giáo án cho một giờ học phát huy tính tích cực nhận thức của HV; xây dựng chuẩn đánh giá bài soạn theo hướng đổi mới trở thành qui định nội bộ;
+ Kiểm tra việc thực hiện các yêu cầu về soạn bài, chú ý bài có thí nghiệm thực hành;
+ Chỉ đạo GV kích thích, động viên, tạo động lực học tập để HV học tập với tinh thần tích cực, tự giác và hứng thú; GV phối hợp chặt chẽ hoạt động dạy của GV với hoạt động học của HV;
+ Tạo điều kiện thuận lợi để GV đổi mới PPDH phù hợp với đặc trưng bộ môn, với nội dung của tiết dạy, với đặc điểm của HV;
+ Dự giờ, nhận xét rút kinh nghiệm việc giảng dạy của GV theo tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại giờ dạy đã được nghiên cứu, thống nhất.
Ba là, xây dựng và thực hiện qui chế quản lí GV dự giờ , đánh giá giờ dạy:
+ Căn cứ vào tiêu chuẩn đánh giá xếp loại giờ dạy do Bộ GD&ĐT qui định và hướng dẫn của Sở GD&ĐT, xây dựng chuẩn đánh giá giờ dạy cho từng bộ môn theo hướng đổi mới PPDH;
+ Tạo điều kiện về PTDH, hỗ trợ cho việc lên lớp đạt hiệu quả;
+ Tăng cường dự giờ theo chuyên đề đổi mới PPDH, dự giờ đột xuất; + Đánh giá, rút kinh nghiệm sau mỗi đợt dự giờ.
Bốn là, xây dựng và thực hiện qui chế quản lí việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HV:
+ Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra nội bộ theo hướng dẫn của Bộ và Sở GD&ĐT;
+ Chỉ đạo việc lập kế hoạch kiểm tra, khảo sát chất lượng và đánh giá kết quả học tập của HV theo phân phối chương trình và theo sự chỉ đạo của Sở GD&ĐT;
+ Chỉ đạo các tổ chuyên môn và GV thực hiện kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HV;
+ Ban Giám đốc giám sát và điều chỉnh kế hoạch kiểm tra, khảo sát chất lượng và đánh giá kết quả học tập của HV.
Năm là, xây dựng và thực hiện qui chế quản lí tự bồi dưỡng của GV:
+ Kết hợp bồi dưỡng nội dung dạy học với bồi dưỡng PPDH và bồi dưỡng sử dụng TBDH; Tạo điều kiện cho GV tự học, tự nghiên cứu theo tinh thần học tập suốt đời; Bồi dưỡng tại chỗ, thường xuyên các chuyên đề thiết thực; Bồi dưỡng thông qua sinh hoạt tổ, nhóm chun mơn bằng các hình thức thảo luận, luyện tập, thực hành nghiệp vụ, …
+ Tạo điều kiện về kinh phí và thời gian cho GV tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng;
+ Tổ chức thăm lớp, dự giờ, thao giảng, thi GV dạy giỏi;
+ Ngồi ra, những qui định về: quản lí hoạt động học hệ bổ túc THPT của HV; chế độ miễn, giảm học phí; định mức khen thưởng cho các danh hiệu thi đua; qui chế chi tiêu nội bộ cũng cần có thơng báo các qui định và thực hiện qui định hết sức minh bạch trong trung tâm.
- Kiểm tra, đánh giá
+ Định kì tổ chức kiểm tra nội bộ việc thực hiện các qui định nội bộ, đồng thời phải theo dõi thường xuyên việc thực hiện các qui định để kịp thời điều chỉnh, tổ chức và chỉ đạo thực hiện tốt hơn.
*Điều kiện để thực hiện biện pháp
Để cụ thể hóa các chủ trương , chính sách, các qui định về dạy học hệ bổ túc THPT của các cấp quản lí thành qui định nội bộ, giám đốc trung tâm
cần cung cấp cho GV : chương trình da ̣y ho ̣c cả cấp ho ̣c ; các tài liệu liên quan đến chương trình ; hướng dẫn thực hiê ̣n chương trình của Bô ̣ , của Sở và các yêu cầu cu ̣ thể của trung tâm ; cung cấp các văn bản qui đi ̣nh về soa ̣n bài , chuẩn bi ̣ phương tiê ̣n da ̣y ho ̣c , các bước lên lớp của mỗi tiết học để GV tham khảo và xây dựng kế hoạch giảng dạy của cá nhân; cung cấp cho GV các chế độ, chính sách liên quan đến TTGDTX, đến GV và HV.
Biện pháp 2: Đổi mới quản lí hoạt động dạy học * Mục tiêu của biện pháp
Nhằm đổi mới quan điểm và thực hiện một mơ hình quản lí, coi trọng u cầu đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá.
* Lập kế hoạch thực hiện biện pháp
+ Kế hoạch hóa cơng tác quản lí việc xây dựng kế hoạch dạy học; chỉ đạo việc thực hiện đổi mới PPDH; chỉ đạo đổi mới cách kiểm tra, đánh giá giờ dạy của GV và cách kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HV; tạo động lực cho người dạy. Trong kế hoạch có chỉ rõ các bước đi, các biện pháp thực hiện và các nguồn lực để đạt được các mục tiêu.
* Tổ chức thực hiện biện pháp
Chuyển từ tư tưởng quản lí mệnh lệnh, hành chính sang quản lí chủ yếu
bằng quy chế, quy định. Chuyển phương thức quản lí một chiều, từ trên xuống
sang tương tác, lấy GV và HV làm trung tâm. Chuyển sang cơ chế quản lí
phân cấp, dân chủ, tự chủ và tự chịu trách nhiệm.
+ Một là, chỉ đạo GV xây dựng kế hoạch dạy học: Trên cơ sở kế hoạch chung, dựa vào sự phân công của giám đốc trung tâm, của tổ chuyên môn, yêu cầu mỗi GV phải xây dựng kế hoạch cá nhân về kế hoạch dạy học. Kế
hoạch đó phải được thơng qua trước tổ chun mơn và được tổ trưởng giám sát, giám đốc trung tâm xuyên theo dõi, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, kế hoạch cần ghi cụ thể như: soạn giáo án, lên lớp, dự giờ, thao giảng, chấm chữa bài, tự bồi dưỡng, các chuyên đề sáng kiến, kinh nghiệm… trong từng nội dung cần nhấn mạnh các vấn đề cần đổi mới.
+ Hai là, chỉ đạo việc thực hiện đổi mới PPDH: Chỉ đạo thay đổi cách soạn giáo án, chuyển trọng tâm từ thiết kế các hoạt động của GV sang thiết kế các hoạt động của HV, tăng cường tổ chức các hoạt động độc lập theo nhóm bằng các phiếu học tập, tăng cường giao tiếp giữa GV và HV, mở rộng giao tiếp giữa HV với HV. Để có một tiết học mà hoạt động học tập của HV chiếm tỉ trọng cao hơn so với hoạt động của GV, thì trước đó, trong khâu chuẩn bị soạn bài GV phải đầu tư rất nhiều công sức và thời gian. Trên cơ sở hình dung các hoạt động học tập của HV trong giờ học GV có thể chuẩn bị các phiếu học tập hay phiếu làm việc để HV thực hiện. Đây là những mẫu có in sẵn những nhiệm vụ cụ thể và yêu cầu HV thực hiện trong một thời gian ngắn, nhằm hình thành một kiến thức, tập dượt một kĩ năng, rèn luyện một thao tác tư duy, hoặc thăm dò thái độ trước một vấn đề. Cần tổ chức soạn bài theo tổ, nhóm chun mơn để nội dung sinh hoạt tổ, nhóm chun mơn có chiều sâu.
Chỉ đạo thực hiện giờ lên lớp có chất lượng theo hướng đổi mới PPDH là điều rất quan trọng. Nếu trong PPDH truyền thống GV truyền thụ kiến thức
cho HV theo kiểu giảng bài, thì PPDH mới địi hỏi GV phải là người tổ chức các hoạt động học, hướng dẫn, gợi mở, đưa HV vào các tình huống có vấn đề, tổ chức cho HV thực hành, thảo luận, nhập vai, tự nghiên cứu để giải quyết vấn đề. Đó là sự cộng tác cùng nhau chia sẻ khó khăn, cùng vui với kết quả và cùng buồn khi chưa đạt được mục đích đề ra. Điều này chỉ có thể cảm nhận trực tiếp khi dự giờ mà rất khó định lượng khi đánh giá giờ dạy.
+ Ba là, chỉ đạo đổi mới cách kiểm tra, đánh giá giờ dạy của GV, và cách kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HV: xây dựng chuẩn đánh giá giờ
dạy theo hướng đổi mới PPDH; tổ chức học tập, thảo luận tiêu chuẩn đánh giá tiết dạy theo hướng đổi mới mà trung tâm đã xây dựng và ban hành; tạo mọi điều kiện về PTDH, hỗ trợ cho việc lên lớp đạt hiệu quả.
Đổi mới việc dự giờ: ngoài việc qui định số tiết cần dự trong từng học
kỳ, từng năm học, việc tổ chức dự giờ cần có mục đích, yêu cầu rõ ràng về nội dung và phương pháp. Tăng cường dự giờ đột xuất, dự giờ theo chuyên đề đổi mới PPDH, đánh giá rút kinh nghiệm, so sánh kết quả sau mỗi đợt dự giờ. Có thể mời đồng nghiệp cùng chuyên môn ở trường khác đến dự để rút kinh nghiệm.
Đổi mới việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HV: tổ chức học
tập, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện qui chế kiểm tra, cho điểm, xếp loại, đánh giá HV. Thành lập ngân hàng đề, tổ chức thi nghiêm túc theo đề chung, được rút ngẫu nhiên từ ngân hàng đề, đổi chéo GV coi thi, đảm bảo sự khách quan trong đánh giá. Công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HV phải đảm bảo các yêu cầu về đổi mới nội dung kiểm tra, đổi mới hình thức kiểm tra và đổi mới khâu chấm, chữa bài, đánh giá chất lượng HV.
Đổi mới nội dung kiểm tra: Việc kiểm tra không chỉ dừng lại ở yêu cầu
tái hiện kiến thức, mà cần chú ý đúng mức đến việc kiểm tra năng lực độc lập sáng tạo của HV. Nội dung kiểm tra phải bảo đảm tính tồn diện đồng thời chú ý đến tính phổ thơng, đại trà và tính phân hố trong học tập của HV.
Đổi mới hình thức kiểm tra: chỉ đạo GV sử dụng nhiều hình thức kiểm
tra khác nhau, nhiều dạng đề kiểm tra khác nhau như: trắc nghiệm khách quan, tự luận, hay kết hợp các hình thức trên. Hiện nay, SGK của một số môn học đã biên soạn hệ thống bài tập theo hướng kiểm tra trắc nghiệm, … cần hướng dẫn cho GV để họ sử dụng có hiệu quả các phương pháp kiểm tra mới, nhằm nâng cao chất lượng kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học, chú ý đánh giá quá trình, đánh giá năng lực thực hành và sáng tạo.
Đổi mới khâu chấm, chữa bài, đánh giá chất lượng HV: Lâu nay, quan
niệm về đánh giá còn phiến diện, GV giữ vị trí độc quyền trong đánh giá, cịn HV là đối tượng được đánh giá. Ngày nay khi coi việc rèn luyện phương pháp tự học cho HV là một trong những mục tiêu dạy học, thì GV cần hướng dẫn HV phát triển kĩ năng tự đánh giá để họ tự điều chỉnh cách học của mình. Trong việc kiểm tra hàng ngày, GV cần tạo điều kiện để HV được đánh giá lẫn nhau, cho phép HV tự chấm bài của mình và của bạn.
+ Song song với các điều đó, việc nhận xét, đánh giá của GV về bài làm của HV là hết sức quan trọng. Dù chỉ là một vài dịng nhận xét vắn tắt, thậm chí
chỉ là một dấu chấm hỏi hay một nét gạch nhưng nó thể hiện sự đánh giá của người thầy đối với bài làm của HV nên có thể làm cho HV vui, buồn và thay đổi nhận thức đối với nội dung học tập. Phải trao đổi giúp học viên có thể điều chỉnh phương pháp học tập từ những nhận xét đánh giá của giáo viên. Nhận xét đánh giá cần có tính tích cực, khích lệ. Trong các đợt kiểm tra chung của trung tâm có thể mã hố bài làm, hoặc phân công coi và chấm bài chéo nhau để đảm bảo sự khách quan, cơng bằng, nghiêm túc trong đánh giá, khắc phục tình trạng gian lận, thiếu trung thực, chạy theo thành tích nhằm đánh giá đúng chất lượng.
- Kiểm tra, đánh giá
Cần kiểm tra định kỳ và kiểm tra đột xuất việc thực hiện kế hoạch dạy học, đổi mới PPDH, đổi mới cách kiểm tra, đánh giá giờ dạy của GV, và cách kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HV để chấn chỉnh sai sót và kịp thời kích thích, động viên, tạo động lực đối với GV.
* Điều kiện để thực hiện biện pháp
+ Qui định nội bộ về việc xây dựng kế hoạch dạy học, việc thực hiện đổi mới PPDH, việc thực hiện đổi mới cách kiểm tra, đánh giá giờ dạy của GV và cách kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HV cùng các tiêu chuẩn về công tác thi đua nhằm tạo động lực cho GV.
+ Cung ứng đầy đủ, kịp thời CSVC - TBDH và các phương tiện khác cho GV.
Biện pháp 3: Bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm cho đội ngũ giáo viên * Mục tiêu của biện pháp
Nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm và năng lực công tác của đội ngũ giáo viên để đáp ứng được yêu cầu đổi mới trong dạy học, đặc biệt giúp HV tiến bộ trong học tập.
* Lập kế hoạch thực hiện biện pháp
+ Kế hoạch hóa cơng tác quản lí việc bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho GV; đặc biệt chú trọng kế hoạch bồi dưỡng tại chỗ theo nhu cầu, thường xuyên, thiết thực và việc cử GV đi học các lớp đào tạo, bồi dưỡng. Ban Giám đốc phải đi đầu trong việc bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ sư phạm, năng lực công tác để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.