Phân tích các chỉ tiêu tài chính của MB trong giai đoạn 2019 – 20

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính của ngân hàng thương mại cổ phần quân đội (Trang 56 - 59)

5. Kết cấu khóa luận

2.2.2. Phân tích các chỉ tiêu tài chính của MB trong giai đoạn 2019 – 20

Bên cạnh việc phân tích sự biến động về quy mơ tài sản và nguồn vốn, thì việc phân tích các chỉ tiêu tài chính của MB trong giai đoạn vừa qua cũng là một trong những việc hết sức quan trọng. Bởi các chỉ tiêu tài chính này sẽ phản ánh rõ nét hiệu quả đánh giá trên từng khía cạnh khác nhau.

2.2.2.1. Nhóm chỉ số khả năng sinh lời

Trong giai đoạn 2019 – 2021, lợi nhuận của MB luôn đƣợc duy trì và gia tăng một cách đều đặn. Mặc dù chịu ảnh hƣởng tiêu cực từ dịch bệnh Covid-19 khiến cho chất lƣợng một số khoản tín dụng bị ảnh hƣởng, nhƣng với chiến lƣợc kinh doanh của mình thì giai đoạn vừa qua, tỷ lệ trích lập dự phịng rủi ro của MB vẫn giữ đƣợc ở mức tƣơng đối tốt. Và hiệu quả kinh doanh của MB trong giai đoạn vừa qua sẽ đƣợc thể hiện rất rõ qua một số chỉ tiêu sinh lời nhƣ sau:

48

Bảng 2.4: Nhóm chỉ số sinh lời của MB trong giai đoạn 2019 – 2021

Nhóm chỉ số Sinh lợi Năm

2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân ( ROEA)

19,17 21,13 18,36 22,56

Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản bình quân (ROAA)

1,81 2,02 1,82 2,30

Tỷ suất sinh lợi của Tài sản Có sinh lãi (YOEA)

7,76 8,49 7,67 7,47

Tỷ lệ chi phí hình thành Tài sản có sinh lãi (COF)

3,48 3,98 3,28 2,65

Tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM) 4,56 4,90 4,75 5,08

Tỷ lệ chi phí hoạt động / Tổng thu nhập HĐKD trƣớc dự phòng (CIR)

44,70 39,45 38,58 33,51

Bảng 2.4 cho đã phản ánh cụ thể một cách chi tiết nhóm chỉ số sinh lợi của công ty trong giai đoạn 2019 – 2021 nhƣ sau:

Về tỷ suất sinh lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROA):

Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA) của MB ln đƣợc duy trì trong khoảng từ 1,8% - 2,3% trong giai đoạn 2019 – 2021. Đặc biệt năm 2021, ROA của MB đạt ngƣỡng cao nhất trong cả giai đoạn với 2,3%. Điều này cho thấy cứ bình quân 1 đồng tài sản sử dụng trong hoạt động kinh doanh của MB sẽ tạo ra từ 0,018 - 0,023 đồng lợi nhuận trong giai đoạn 2019 – 2021. Tuy nhiên với ROA đang đƣợc duy trì ở mức tƣơng đối thấp, điều này cho thấy việc sử dụng tài sản của MB trong giai đoạn vừa qua còn chƣua thực sự hiệu quả.

Đối với tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE):

Trái ngƣợc với ROA, ROE của công ty trong giai đoạn vừa qua đƣợc duy trì trong khoảng 18,36% - 22,56%. Nhƣ vậy trong giai đoạn 2019 – 2021, cứ một đồng vốn đƣợc công ty sử dụng vào kinh doanh sẽ tạo ra từ 0,18 – 0,22 đồng lợi nhuận. Tỷ suất ROE của công ty trong cả giai đoạn tƣơng đối ổn định. Bên cạnh đó ROE của MB trong giai đoạn này lại lớn hơn lãi suất đi vay hiện tại điều này cho thấy MB đang có tình hình sử dụng vốn một cách tƣơng đối hiệu quả.

Đối với Tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM):

Trong giai đoạn 2019 – 2021, NIM của MB đạt trong khoảng từ 4,75% - 5,08%. Hệ số NIM cho thấy sự chênh lệch giữa lãi suất cho vay của MB với lãi suất huy động của MB đạt ở mức tƣơng đối cao. NIM của MB trong giai đoạn này cao hơn

49

so với mặt bằng chung của hầu hết các ngân hàng thƣơng mại. Chính điều này đã thúc đẩy doanh thu và lợi nhuận của MB trong giai đoạn càng lúc càng tăng cao. Đồng thời các chính sách cho vay và sản phẩm dịch vụ của MB cũng tƣơng đối tốt vì vậy thu hút đƣợc một lƣợng lớn khách hàng, mặc dù lãi suất cho vay cao hơn nhiều so với một số ngân hàng khác.

Đối với tỷ lệ chi phí hoạt động/ Tổng thu nhập từ HĐKD trước dự phòng (CIR):

Để đánh giá hoạt động của bất kỳ một ngân hàng có hiệu quả hay khơng thì CIR là một chỉ số thể hiện tỷ lệ chi phí phải bỏ ra để đạt đƣợc tổng thu nhập từ tất cả hoạt động kinh doanh khi chƣa tính tới dự phịng. Trong giai đoạn vừa qua, chỉ số CIR của MB đạt mức dao động từ 33,51% - 44,7%. Nhƣ vậy có thể thấy cứ 1 đồng thu đƣợc từ tất cả các HĐKD sẽ phải bỏ ra từ 0,33 – 0,44 đồng cho chi phí hoạt động.

Có thể thấy tỷ lệ CIR của MB đang đƣợc duy trì ở mức tƣơng đối cao, do các chi phí có giá thành phát sinh, đồng thời MB đang thực hiện huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau, nên chi phí phải trả cho việc trả lãi huy động từ các nguồn đã khiến cho chi phí bị đẩy lên cao. Mặc dù vậy, trong giai đoạn 2019 – 2021, CIR của MB đang có chiều hƣớng giảm dần. Điều này cho thấy ban lãnh đạo của MB đang thực hiện những chính sách điều chỉnh để nhằm tối giản hóa các chi phí hoạt động nhƣng vẫn đẹp lại thu nhập và lợi nhuận một cách tối ƣu nhất.

Đồ thị 2.2: Biểu đồ biểu thị tỷ số khả năng sinh lời

0 5 10 15 20 25 2018 2019 2020 2021

50

Nhìn chung trong giai đoạn 2019 – 2021, tình hình sử dụng vốn của MB tƣơng đối tốt, NIM của chi nhánh tƣơng đối cao đã giúp cho chi nhánh gia tăng đƣợc lợi nhận và doanh thu. Tuy nhiên việc sử dụng tài sản vào kinh doanh của MB còn chƣua thực sự hiệu quả, tỷ lệ chi phí bỏ ra tƣơng đối cao mặc dù đã có sự điều chỉnh.

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính của ngân hàng thương mại cổ phần quân đội (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)