Phân tích tình hình thu nhập, chi phí, khả năng sinh lời

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính của ngân hàng thương mại cổ phần quân đội (Trang 28)

5. Kết cấu khóa luận

1.3. Nội dung phân tích BCTC trong các NHTM

1.3.5 Phân tích tình hình thu nhập, chi phí, khả năng sinh lời

Mục tiêu lợi nhuận luôn là mục tiêu hƣớng đến cuối cùng của bất kì doanh nghiệp nào. Phân tích tình hình thu nhập chi phí có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động kinh doanh của NHTM. Thơng qua đó, NHTM đánh giá đƣợc hoạt động kinh doanh nào mang lại lợi nhuận nhiều nhất, hoạt động nào chƣa hiệu quả, đồng thời kiểm sốt chặt chẽ chi phí trong kỳ. Phân tích thu nhập, chi phí, khả năng sinh lời của NHTM bao:

Phân tích doanh thu: bao gồm:

- Quy mô tổng doanh thu

- Tốc độ tăng trƣởng doanh thu: đƣợc tính bằng cơng thức - Tỷ trọng từng khoản doanh thu

→ Doanh thu có thể phân loại theo nhiều tiêu thức nhƣ doanh thu từ lãi, doanh thu từ dịch vụ, doanh thu từ kinh doanh ngoại tệ, doanh thu từ hoạt động đầu tƣ.

Phân tích chi phí: bao gồm:

- Quy mơ tổng chi phí

- Tốc độ tăng trƣởng tổng chi phí: đƣợc tính bằng cơng thức

- Tỷ trọng từng khoản chi phí : Chi phí có thể phân loại theo nhiều tiêu thức nhƣ: chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh và chi phí hoạt động thơng thƣờng…

- Tỷ trọng Tổng chi phí/ Doanh thu: Chỉ tiêu này giúp nhà quản lý thấy đƣợc để tạo ra 1 đồng doanh thu thì NHTM phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí. Từ đó, chỉ tiêu này giúp đánh giá đƣợc hiệu quả sử dụng và kiểm sốt chi phí trong Ngân hàng.

20

- Tỷ trọng chi phí lƣơng/ Doanh thu: Chỉ tiêu này giúp nhà quản lý thấy đƣợc để tạo ra 1 đồng doanh thu thì NHTM phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí lƣơng. Từ đó giúp nhà quản lý đánh giá đƣợc năng suất lao động trong Ngân hàng.

- Tổng lợi nhuận sau thuế.

- Quy mô tổng lợi nhuận sau thuế - Tốc độ tăng trƣởng

→ Các chỉ tiêu trên đƣợc sử dụng để đánh giá quy mơ, mức độ tăng trƣởng lợi nhuận nói chung cũng nhƣ các bộ phận lợi nhuận khác cấu thành nên tổng lợi nhuận của NHTM. Thông qua các chỉ tiêu này, nhà phân tích cũng có thể xem xét đƣợc hiệu quả kiểm sốt chi phí và thấy đƣợc hoạt động kinh doanh nào chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng lợi nhuận của Ngân hàng. Thông thƣờng các lợi nhuận từ lãi sẽ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng lợi nhuận của NHTM ở Việt Nam. Tuy nhiên, tại các NHTM hiện đại trên thế giới thì tỷ trọng này ngày càng giảm, thay vào đó, tỷ trọng lợi nhuận hoạt động dịch vụ ngày càng tăng và chiếm tỷ trọng lớn.

Phân tích khả năng sinh lời:

- Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu cho thấy với 100 đồng doanh thu thì sẽ

tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.

- ROE : phản ánh khái quát nhất hiệu quả sử dụng vốn của NHTM. Nó cho

biết 100 đồng VCSH sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận

- ROA : là một thông số chủ yếu về tính hiệu quả quản lý, nó chỉ ra khả

năng của Ngân hàng trong quá trình chuyển tài sản thành lợi nhuận ròng. Chỉ tiêu này thấp thể hiện kết quả của chính sách đầu tƣ hoặc cho vay là khơng hiệu quả hoặc chi phí của Ngân hàng quá cao và ngƣợc lại. Tuy nhiên, nếu chỉ tiêu này quá cao thể hiện mức lợi nhuận quá nóng có thể dẫn tới rủi ro cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

- Chỉ tiêu chênh lệch lãi suất bình quân : đƣợc sử dụng để đo lƣờng hiệu quả kinh doanh. Chỉ tiêu này đo lƣờng hiệu quả đối với hoạt động trung gian của Ngân hàng trong quá trình huy động vốn và cho vay, đồng thời nó cũng đo lƣờng cƣờng độ cạnh tranh trong thị trƣờng Ngân hàng. Nếu những nhân tố khác không đổi, chênh lệch lãi suất bình quân sẽ giảm khi sự cạnh tranh tăng lên, buộc ban lãnh

21

đạo phải điều chỉnh chiến lƣợc kinh doanh, đƣa ra các biện pháp bù đắp mức chênh lệch lãi suất bị mất.

→ Phân tích tình hình thu nhập, chi phí và khả năng sinh lời có ý nghĩa quan trọng. Thơng qua đó, NHTM biết đƣợc quy mơ, cơ cấu thu nhập, chi phí trong kỳ, đánh giá đƣợc hoạt động kinh doanh nào mang lại lợi nhuận nhiều nhất, hoạt động nào chƣa hiệu quả, đồng thời kiểm sốt chặt chẽ chi phí trong kỳ. Cũng qua các chỉ tiêu này, nhà phân tích sẽ so sánh đƣợc kết quả thu nhập chi phí qua các thời kỳ khác nhau, so sánh với các Ngân hàng khác để thấy đƣợc quy mô hoạt động, xu hƣớng biến động của các khoản thu nhập và chi phí, thấy đƣợc tính hợp lý của từng khoản thu, từng khoản chi, từ đó mà có biện pháp phù hợp nhằm tăng lợi nhuận, khả năng sinh lời đồng thời có thể kiểm sốt đƣợc rủi ro kinh doanh

1.3.6 Phân tích dấu hiện rủi ro và an tồn vốn

Với các hoạt động kinh doanh đặc thù thì hoạt động NH tiềm ẩn nhiều rủi ro. Những rủi ro này có thể tƣơng tự nhƣ rủi ro trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thơng thƣờng hoặc có thể là rủi ro đặc thù của ngân hàng. Trụ cột trong việc đánh giá rủi ro của Ngân hàng liên quan tới việc duy trì tỷ lệ vốn an tồn (CAR) tối thiểu. Để kiểm sốt hiệu quả rủi ro thì các nhà phân tích có thể sử dụng nguồn số liệu từ thuyết minh BCTC của NHTM để phân tích và từ đó để kiểm sốt các loại rủi ro sau:

Rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng là khả năng

xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng khơng thực hiện hoặc khơng có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết.

Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động quan trọng nhất của NHTM, đặc biệt là tại Việt Nam. Rủi ro tín dụng nếu xảy ra có thể dẫn tới thiệt hại lớn cho ngân hàng, ảnh hƣởng trực tiếp tới thu nhập và dẫn tới các rủi ro khác vì vậy việc hiểu và nhận biết tốt về rủi ro tín dụng là cơ sở để quản lý rủi ro tín dụng. Giữa mức độ rủi ro tín dụng và chất lƣợng danh mục cho vay của ngân hàng có mối liên hệ trực tiếp.

22

Một ngân hàng có số lƣợng các khoản cho vay không thu hồi đƣợc nhiều một cách bất thƣờng sẽ đƣợc coi nhƣ có danh mục cho vay với mức độ rủi ro tín dụng cao. Cách phịng ngừa rủi ro tín dụng tốt nhất là thực hiện việc quản lý danh mục, bao gồm cả việc xây dựng các chuẩn mực cấp tín dụng và chính sách đa dạng hóa phù hợp.

Rủi ro thanh khoản

Rủi ro thanh khoản là loại rủi ro dẫn đến tổn thất và/hoặc mất khả năng thanh

tốn khi Ngân hàng khơng đủ vốn khả dụng vào đúng thời điểm cần để đáp ứng các nghĩa vụ thanh tốn, tài chính phải thực hiện. Rủi ro thanh khoản lớn nhất khi ngân hàng không thể dự kiến đƣợc nhu cầu vay vốn mới hay nhu cầu rút tiền gửi, và không tiếp cận đƣợc các nguồn bổ sung tiền mặt.

Hiện nay trên thuyết minh BCTC của NHTM đã phân chia tài sản và nguồn vốn của Ngân hàng theo từng kỳ hạn nhƣ 1 tháng, 1-3 tháng, từ 3-12 tháng, từ 1–5 năm và trên 5 năm. Do đó, việc phân tích BCTC có thể phát hiện ra các kỳ hạn bất cân xứng giữa tài sản có thể thanh tốn và nợ phải trả của Ngân hàng để phát hiện ra các vấn đề về thanh khoản (nếu có).

Rủi ro tỷ giá

Rủi ro tỷ giá là khả năng xảy ra những biến động của tỷ giá dẫn đến tác động

bất lợi cho các hoạt động kinh doanh, doanh thu và/hoặc giá trị tài sản của Ngân hàng. Rủi ro tỷ giá phát sinh khi ngân hàng đối mặt với sự không cân xứng giữa TSC và TSN đối với từng loại ngoại tệ. "Ngoại tệ" là các đồng tiền đƣợc tổ chức tín dụng sử dụng trong kinh doanh, trừ đồng Việt Nam. "Trạng thái ngoại tệ" của mỗi ngoại tệ là chênh lệch giữa tổng TSC và tổng TSN của ngoại tệ đó, bao gồm cả các tài khoản ngoại bảng tƣơng ứng. Trƣờng hợp tổng TSC lớn hơn tổng TSN, sẽ phát sinh trạng thái ngoại tệ dƣ thừa, ngƣợc lại sẽ phát sinh trạng thái ngoại tệ dƣ thiếu. Trƣờng hợp tổng TSC bằng tổng TSN, trạng thái ngoại tệ cân bằng

Nguyên tắc tính trạng thái ngoại tệ:

- Nguyên tắc tính trạng thái của từng ngoại tệ: lấy tổng TSC của một ngoại tệ trừ đi tổng TSN của ngoại tệ đó, bao gồm cả các tài khoản ngoại bảng tƣơng ứng.

23

- Nguyên tắc tính Tổng trạng thái ngoại tệ: Quy đổi trạng thái ngoại tệ của từng ngoại tệ sang đồng Việt Nam. Sau đó cộng tất cả các trạng thái ngoại tệ dƣ thừa với nhau để tính Tổng trạng thái ngoại tệ dƣ thừa, cộng tất cả các trạng thái ngoại tệ dƣ thiếu với nhau để tính Tổng trạng thái ngoại tệ dƣ thiếu. Tính tỷ lệ phần trăm của từng Tổng trạng thái ngoại tệ so với VCSH. Theo Thông tƣ số 07/2012/TT-NHNN do Thống đốc NHNN ban hành ngày 20/02/2012, quy định về trạng thái ngoại tế đối với các TCTD, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngồi, có quy định:

- Tổng trạng thái ngoại tệ dƣ thừa cuối ngày không đƣợc vƣợt quá 20% vốn tự có của TCTD.

- Tổng trạng thái ngoại tệ dƣ thiếu cuối ngày không đƣợc vƣợt quá 20% vốn tự có của TCTD.

→ Các chỉ tiêu tổng trạng thại ngoại tệ dƣ thừa và tổng trạng thái ngoại tệ dƣ thiếu nội và ngoại của USD và EUR có thể đƣợc lấy từ mục 38 của thuyết minh BCTC của NHTM.

Rủi ro lãi suất

Rủi ro lãi suất: là khả năng xảy ra những biến động của lãi suất dẫn đến tác

động bất lợi tới hoạt động kinh doanh, thu nhập và/hoặc giá trị ròng của Ngân hàng. Phân tích GAP - phân tích khe hở nhạy cảm lãi suất là một công cụ cơ bản để đo lƣờng rủi ro lãi suất. Nó đo lƣờng sự khác biệt giữa tài sản nhạy cảm với lãi suất với nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất. GAP đƣợc định nghĩa là sự khác biệt giữa giá trị tài sản nhạy cảm với lãi suất và nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất. Các chỉ tiêu tài sản nhạy cảm với lãi suất và nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất và chênh lệch GAP phải đƣợc Ngân hàng đƣa ra số liệu cụ thể trong thuyết minh BCTC.

→ Ngoài ra cịn có nhiều loại rủi ro khác có thể đề cập đến như: rủi ro

danh tiếng, rủi ro tuân thủ, rủi ro hoạt động … Các loại rủi ro này đều cần được xem xét trong các các nội dung phân tích khác của NHTM đặc biệt là trong giai đoạn kinh tế đầy khó khăn và thách thức đối với hoạt động Ngân hàng như hiện nay

1.5.2. Một số bài học cho NHTM Việt Nam

Căn cứ vào nhu cầu và khả năng thực tế của NHTM Việt Nam nói chung, việc áp dụng một số chỉ tiêu và phƣơng pháp phân tích BCTC của các nƣớc phát triển trên

24

thế giới vào thực tiễn Việt Nam cũng có một sự chọn lọc nhất định. Hiện tại, các NHTM Việt Nam có thể áp dụng một số chỉ tiêu sau:

-Phân tích theo Business lines: các NHTM Việt Nam triển khai xây dựng mơ hình tổ chức theo từng khối kinh doanh và thực hiện phân tách số liệu kế toán theo khối kinh doanh. Trên cơ sở số liệu đã có, cơng tác phân tích BCTC cũng đƣợc thực hiện theo khối và có sự so sánh chéo với nhau để biết đƣợc khối nào hoạt động hiệu quả hơn, những mặt đƣợc và hạn chế của từng khối

- Vận dụng phƣơng pháp phân tích bằng cách đƣa ra các chỉ tiêu tài chính căn bản (KPI) làm cơ sở đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM. Các NHTM Việt Nam cần xây dựng một bản chính sách tài chính phản ánh các chỉ tiêu tài chính căn bản nói trên để làm thƣớc đo đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng, đồng thời kiểm soát chặt chẽ mức độ rủi ro trong quá trình hoạt động. Các chỉ tiêu này cần đƣợc tính tốn một cách chính xác và thống nhất để giúp nhà quản trị nhìn thấy đúng thực trạng và đề ra các chiến lƣợc kinh doanh kịp thời, mang tính thực tiễn cao.

- Phân tích chỉ tiêu ROE, ROA theo mơ hình Dupont: hiện tại hầu hết các NHTM Việt Nam mới chỉ tính tốn chỉ tiêu ROA, ROE định kỳ nhƣng chƣa thực hiện việc phân tích các chỉ tiêu này theo các nhân tố ảnh hƣởng. Việc sử dụng mơ hình Dupont để phân tích nên đƣợc thực hiện vì giúp nhà quản trị nhìn vào kết quả cuối cùng có thể phân tích đƣợc các ngun nhân và nhân tố ảnh hƣởng đến kết quả đó, từ đó có những giải pháp cụ thể và đúng đắn để nâng cao hiệu quả hoạt động của mình

25

CHƢƠNG 2 : THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI

2.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Quân Đội

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Quân Đội

Tính đến tháng 4 năm 2022, Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Quân Đội (MB) đã hoạt động đƣợc gần 26 tuổi. Hơn một phần tƣ thế kỷ xây dựng, phát triển và trƣởng thành, từ một ngân hàng nhỏ bé với vốn điều lệ 20 tỷ cùng quy mô nhân sự 25 ngƣời chỉ làm nhiệm vụ cấp phát và giám sát vốn đơn thuần khi mới thành lập, trải qua nhiều giai đoạn phát triển thăng trầm, cho đến nay, Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Quân Đội đã trở thành một trong những ngân hàng hàng đầu, giữ vị trí quan trong trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Bên cạnh đó khơng thể không kể tới việc Ngân hàng thƣơng cổ phần Quân Đội đã có nhiều đóng góp tích cực vào cơng cuộc xây dựng và phát triển kinh tế của đất nƣớc. Để đạt đƣợc những thành công nhƣ ngày hôm nay, Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Quân Đội đã phải trải qua một quá trình phấn đấu bền bỉ, kiên cƣờng, ln tìm tịi và đổi mới. Và dƣới đây là lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Quân Đội.

Đƣợc thành lập vào ngày 04 tháng 11 năm 1994, với tên gọi Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Quân Đội tại một điểm giao dịch duy nhất tại 28A Điện Biên Phủ, Hà Nội. Đây là ngân hàng đầu tiên đƣợc thành lập từ nguồn vốn và để phục vụ cho hệ thống Quân Đội nhân dân Việt Nam. Sau 06 năm phát triển, đến năm 2000, Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Quân Đội chính thức thành lập Công ty TNHH Chứng khốn Thăng Long (nay gọi là Cơng ty cổ phần chứng khoán ngân hàng TMCP Quân Đội - MBS) và Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản ngân hàng TMCP Quân Đội – MBAMC nhằm thực hiện kinh doanh và phát hành thêm chứng khoán huy động đồng thời thực hiện quản lý tài sản đảm bảo một cách hiệu quả. Ngay từ khi ra đời và thiết lập mối liên hệ với hai công ty trên, Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Quân Đội đã làm tốt nhiệm vụ là Ngân hàng chuyên trách việc cấp phát kịp thời vốn theo kế hoạch và

26

dự toán của các cá nhân, của Nhà nƣớc và Quân đội nhân dân Việt Nam; quản lý toàn bộ số vốn do ngân sách đƣợc cấp vào công tác kiến thiết cơ bản, kiểm tra và theo dõi tình hình sử dụng vốn và hoạt động tài vụ; cho các xí nghiệp quốc doanh và địa phƣơng vay vốn; tổ chức làm công tác nghiệp vụ kiến thiết, v.v… Với chức năng và nhiệm vụ quan trọng đó, sự ra đời của Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Quân Đội đƣợc kỳ vọng là sẽ góp phần to lớn vào công cuộc kiến thiết, phát triển kinh tế Việt Nam đồng thời đóng góp một phần vào việc xây dựng an sinh xã hội đều đặn hàng năm.

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính của ngân hàng thương mại cổ phần quân đội (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)