Yếu tố giáo dục gia đình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học phổ thông c kim bảng, huyện kim bảng, tỉnh hà nam trong bối cảnh hiện nay (Trang 48 - 51)

1.5. Những yếu tố tác động đến việc quản lý hoạt động GDĐĐ cho học sinh

1.5.3. Yếu tố giáo dục gia đình

Mối quan hệ trong gia đình là quan hệ tình cảm, dựa trên sự yêu thương, chia sẻ, chăm sóc lẫn nhau. Khơng có ở đâu khác, con người được nhận nhiều tình cảm và nhiều sự chăm sóc như ở gia đình. Đây là mơi trường lý tưởng cho sự hình thành và hồn thiện nhân cách.

Giáo dục gia đình có vai trị quyết định đối với việc hình thành nhân cách cá nhân cịn bởi lẽ, ngồi những yếu tố sinh học và di tuyền, thì tri thức, kỹ năng chun mơn, niềm tin, hệ giá trị - chuẩn mực... chỉ có thể hình thành thơng qua giáo dục. Đây là những tài sản mà các thế hệ trước đã thu lượm, đúc kết, sáng tạo và truyền lại cho các thế hệ sau, được các thế hệ sau lĩnh hội, biến đổi và chuyển hoá thành kinh nghiệm của bản thân và tạo nên nhân cách của mình. Cũng chính giáo dục vạch ra kế hoạch và phương pháp bù đắp những thiếu hụt, hạn chế do các yếu tố bẩm sinh - di truyền hoặc hoàn cảnh gây nên, nhằm xây dựng những nhân cách hồn thiện nhất có thể. Giáo dục

cịn có thể phát huy tối đa các mặt mạnh của các yếu tố chi phối sự hình thành và phát triển nhân cách và uốn nắn những sai lệch theo đúng hướng mong muốn của xã hội. Hơn thế, giáo dục có thể đi trước, đón đầu sự phát triển để “hoạch định nhân cách trong tương lai” phù hợp với sự phát triển của xã hội.

Mỗi cá nhân là một sản phẩm của sự giáo dục trong gia đình. Những điều trẻ em lĩnh hội được ở gia đình trong những năm đầu đời sẽ hình thành những nét nền tảng của nhân cách. Ngay cả những điều mà cha mẹ không chủ ý truyền dạy cho con, nhưng trẻ quan sát được hàng ngày thì cũng sẽ rất tự nhiên ngấm vào trẻ và được chúng lặp lại, học theo. Dấu ấn gia đình, vì thế, rất đậm nét và khó xố bỏ trong nhân cách mỗi cá nhân, vì những gì được xây dựng ban đầu thường rất bền vững, tuy sau đó có thể được điều chỉnh, nhưng rất khó bị xố bỏ hồn tồn.

Vì vậy, trong cơng tác quản lý cần chú ý kết hợp các phương pháp giáo dục ở gia đình và ở nhà trường với nhau một cách hợp lý, thì sẽ phát huy được điểm mạnh của mỗi loại, bổ khuyết những hạn chế cho nhau. Chắc chắn hiệu quả giáo dục đạo đức sẽ được nâng cao hơn nhiều.

Tiểu kết chƣơng 1

Trong chương 1, tác giả đã làm rõ các khái niệm cơ bản về quản lý, quản lý giáo dục, đạo đức, giáo dục đạo đức, quản lý giáo dục đạo đức. Trong đó quản lý giáo dục đạo đức được hiểu là hệ thống những tác động có chủ đích, có kế hoạch, hợp qui luật của chủ thể quản lý đến tập thể cán bộ, nhân viên, người dạy, người học, cha mẹ người học hay người đỡ đầu, các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường để khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, và cơ hội nhằm thực hiện có chất lượng mục tiêu giáo dục. Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPT bao gồm: quản lý thông qua các hoạt động dạy học các môn học và quản lý những hoạt động giáo dục khác; quản lý các điều kiện phục vụ hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh. Quản lý giáo dục đạo đức cho HS THPT trong bối cảnh hiện nay chịu tác động của nhiều yếu tố, trong đó vấn đề bối cảnh xã hội có nhiều thay đổi (tốc độ đơ thị hóa nhanh, cơng nghệ thơng tin phát triển, định

hướng giá trị có chiều hướng thay đổi...), thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa 3 mơi trường giáo dục gia đình, nhà trường, xã hội nên một bộ phân học sinh có biểu hiện lệch lạc trong nhân thức và lối sống, địi hỏi nhà quản lý trường học cần có biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức phù hợp với lứa tuổi học sinh và bối cảnh đó.

Đây là những vấn đề lý luận cơ bản đề làm cơ sở cho việc khảo sát và đánh giá thực trạng giáo dục đạo đức và quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh và đề xuất các biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPT C Kim Bảng tỉnh Hà Nam trong bối cảnh hiện nay ở các chương tiếp theo của luận văn.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG C KIM BẢNG,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học phổ thông c kim bảng, huyện kim bảng, tỉnh hà nam trong bối cảnh hiện nay (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)