Khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học phổ thông c kim bảng, huyện kim bảng, tỉnh hà nam trong bối cảnh hiện nay (Trang 102)

Thông thường các đề tài khoa học được tiến hành đánh giá tính chân thực thơng qua lấy ý kiến chuyên gia hoặc trải qua thực nghiệm. Song thời gian nghiên cứu có hạn, tác giả tiến hành kiểm chứng tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ cho học sinh trường THPT C Kim Bảng bằng phương pháp xin ý kiến của CBQL, cán bộ đoàn của nhà trường và các giáo viên có kinh nghiệm trong quản lý và GDĐĐ học sinh.

3.4.1. Mục đích

Đánh giá tính cấp thiết và khả thi của 06 biện pháp được đề xuất.

3.4.2. Đối tượng xin ý kiến

Trưng cầu bằng phiếu hỏi các đối tượng: Ban Giám hiệu, cán bộ đoàn

và các thầy cô giáo nhiều kinh nghiệm trong quản lý giáo dục đạo đức học sinh ở trường THPT C Kim Bảng, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.

3.4.3. Cách thức tiến hành

Câu hỏi tôi nêu ra là: “Xin thầy/cơ cho biết ý kiến của mình về tính cấp

thiết và khả thi của 06 biện pháp được đề xuất”,

Qua ý kiến của 74 cán bộ, giáo viên, tác giả thấy đa số người được hỏi đều cho rằng các biện pháp trên là cấp thiết và có thể thực hiện được, mặc dù có biện pháp có tính cấp thiết cao hơn nhưng tính khả thi lại thấp hơn. Cụ thể, kết quả đạt được thể hiện ở bảng 3.1.

Bảng 3.1: Nhận thức về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý giáo dục đạo đức học sinh

TT Các biện pháp Tính cấp thiết (%) Tính khả thi (%) Rất Cấp thiết (3đ) Cấp thiết (2đ)) Không cấp thiết (1đ) Rất Khả thi (3đ) Khả thi (2đ) Không khả thi (1đ) Biện pháp 1 92,7 7,3 0 85,5 14,5 0 Biện pháp 2 74,2 25,8 0 71,1 28,9 0 Biện pháp 3 91,5 8,5 0 67 33 0 Biện pháp 4 68,1 31,9 0 52,3 47,7 0

Biện pháp 5 66,5 33,5 0 53 47 0

Biện pháp 6 66,5 33,5 0 53 47 0

3.4.4. Phân tích kết quả khảo nghiệm

Qua bảng 3.1 chúng tôi đã kiểm chứng được rằng: cả 06 biện pháp quản lý GDĐĐ trên đều cấp thiết và rất cấp thiết cho việc nâng cao chất lượng GDĐĐ cho học sinh trường THPT C Kim Bảng (100%); đồng thời các biện pháp đều có tính khả thi và rất khả thi cao (100% ).

Tuy nhiên mức độ rất cấp thiết chỉ có biện pháp 1,3 là trên 90% số người được hỏi đồng ý, biện pháp 4,5 số người cho là rất cấp thiết là gần 70%, khơng có ai được hỏi trả lời là khơng cấp thiết.

Mức độ tính khả thi của từng biện pháp không giống nhau: Biện pháp 1 và biện pháp 2 đạt trên 70% số người được hỏi cho là rất khả thi và còn các biện pháp 3 là 67%, biện pháp 4,5,6 có trên 50% số người được hỏi cho là rất khả thi.

Sự khác biệt và chênh lệch trong đánh giá như vậy là tất yếu, khách quan. Mặc dù không được 100% ý kiến cho rằng các biện pháp đề xuất trong đề tài là cấp thiết và khả thi nhưng kết quả khảo nghiệm đã khẳng định rất chắc chắn là: tất cả sáu biện pháp được đề xuất đều có tính cấp thiết và tính khả thi trong quá trình tổ chức thực hiện trong thực tiễn.

Tiểu kết chƣơng 3

Việc đề xuất các biện pháp quản lý được dựa trên những nguyên tắc xác định, đó là: Đảm bảo tính mục đích xã hội, đảm bảo tính thực tiễn và đảm bảo tính thống nhất.

Đề tài đã đề xuất được 06 biện pháp chủ yếu trong công tác GDĐĐ cho học sinh trường THPT C Kim Bảng, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam trong bối cảnh hiện nay. Mỗi biện pháp đều có: Mục tiêu, nội dung và cách tiến hành, điều kiện thực hiện một cách rõ ràng, cụ thể. Đồng thời mỗi biện pháp đều có

vị trí, vai trị riêng trong q trình quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh trường THPT C Kim Bảng, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.

Biện pháp 1: “Tổ chức các hoạt động tuyên truyền để nâng cao nhận

thức cho các lực lượng liên quan về giáo dục đạo đức cho học sinh trong bối cảnh hiện nay”

Biện pháp 2: “Chỉ đạo thực hiện giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua dạy học các môn học phù hợp”

Biện pháp 3: “Quản lý tốt công tác chủ nhiệm lớp, phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong thực hiện giáo dục đạo đức cho học sinh’’

Biện pháp 4:“Chỉ đạo đa dạng hóa các hình thức giáo dục đạo đức cho

học sinh phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, địa phương’’

Biện pháp 5: “Đẩy mạnh hoạt động phối hợp giữa các lực lượng trong

hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh (Gia đình, nhà trường và xã hội)’’

Biện pháp 6: “Tăng cường và đổi mới kiểm tra, đánh giá công tác giáo

dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thơng”

Đây là hệ thống các biện pháp có mối quan hệ qua lại, hỗ trợ, bổ sung cho nhau tạo nên hiệu quả cao trong quá trình thực hiện.

Kết quả khảo nghiệm: Cả 06 biện pháp đều có tính cấp thiết và tính khả thi cao.. nếu các biện pháp trên được sử dụng một cách có hệ thống, đồng bộ và sáng tạo vào việc quản lý hoạt động GDĐĐ chắc chắn sẽ từng bước nâng cao chất lượng GDĐĐ, góp phần tích cực vào giáo dục tồn diện nhân cách cho học sinh trường THPT C Kim Bảng, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam trong bối cảnh hiện nay.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Từ những kết quả thu được sau một quá trình nghiên cứu, tác giả rút ra một số kết luận như sau:

1. Trong xã hội hiện nay khi trình độ khoa học cơng nghệ đã phát triển vượt bậc, cùng với sự hội nhập quốc tế đã đem đến cho các quốc gia có cơ hội rất lớn để tiếp thu các tinh hoa văn hóa nhân loại cũng như có điều kiện thuận lợi để phát triển nền kinh tế. Thế nhưng mặt trái của nó cũng ảnh hưởng khơng nhỏ, ăn sâu tới mọi ngóc ngách của đời sống xã hội, nó làm đảo lộn rất nhiều những giá trị đạo đức truyền thống, làm một bộ phận khơng nhỏ thanh niên sống khơng có lý tưởng, hồi bão, ước mơ, quay lưng lại với các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Đó chính là vấn đề đặt ra đối với cơng tác GDĐĐ cho học sinh nói chung và cho học sinh các trường THPT nói riêng.

Đạo đức là gốc, là nền tảng của sự phát triển nhân cách con người. Ở mọi thời đại, mọi quốc gia, vấn đề đạo đức và GDĐĐ là công việc quan trọng luôn được quan tâm và tạo mọi điều kiện. Ở nước ta, mục tiêu của nhà trường phổ thông là đào tạo ra những con người phát triển tồn diện. Do đó, cơng tác QL GDĐĐ học sinh là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong nhà trường phổ thông hiện nay.

Bởi vậy, việc quan tâm GDĐĐ cho thế hệ trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước là việc làm cần thiết hơn bao giờ hết. Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều nghị quyết, chính sách nhằm phát triển con người mới, con người Việt Nam XHCN đáp ứng sự nghiệp CNH - HĐH đất nước. Đây là quá trình lâu dài và phức tạp, địi hỏi phải có sự quan tâm của tồn XH, trong đó nhà trường đóng vai trị chủ đạo và là tác nhân chính trong việc huy động, liên kết các lực lượng XH cùng tham gia. GDĐĐ trở thành nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong tồn bộ cơng tác GD của các nhà trường.

2. Qua kết quả nghiên cứu công tác QL GDĐĐ học sinh ở trường THPT C Kim Bảng, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam cho thấy:

Trong nhà trường, đại đa số CBQL, GV và HS cũng như các lực lượng GD khác có nhận thức khá đúng đắn về tầm quan trọng của GDĐĐ cho HS và đã có nhiều cố gắng trong cơng tác này. Song nếu đi sâu vào tìm hiểu cơng tác GDĐĐ trong nhà trường chúng ta thấy vẫn còn một số điều bất cập: việc đánh giá đạo đức học sinh trong trường cịn mang tính hình thức, chủ yếu là ở biểu hiện chấp hành các nội quy trường lớp, chưa quan tâm GD toàn diện, chưa tạo nên động cơ, thái độ tích cực cần có ở HS; các lực lượng tham gia GD chưa biến nhận thức về tầm quan trọng của công tác GDĐĐ thành các hành động cụ thể mà mới chỉ là các hoạt động mang tính chung chung, các lực lượng GD trong nhà trường chưa phát huy hết tinh thần trách nhiệm; năng lực trong công tác GDĐĐ còn một số hạn chế, chưa đồng đều để đáp ứng được yêu cầu của xã hội hiện nay; nội dung GDĐĐ chưa phong phú, cịn phiến diện, hình thức cịn chậm đổi mới. Một trong những nguyên nhân của những hạn chế trên chính là biện pháp QL hoạt động này của HT nhà trường chưa thực sự hữu hiệu và phù hợp.

3. Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và phân tích thực trạng của cơng tác QL GDĐĐ, đề tài đã đề xuất 06 biện pháp QL của HT nhằm nâng cao chất lượng GDĐĐ cho học sinh trường THPT C Kim Bảng, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam như sau :

Biện pháp 1: “Tổ chức các hoạt động tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho các lực lượng liên quan về giáo dục đạo đức cho học sinh trong bối cảnh hiện nay”

Biện pháp 2: “Chỉ đạo thực hiện giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua dạy học các môn học phù hợp”

Biện pháp 3: “Quản lý tốt cơng tác chủ nhiệm lớp, phát huy vai trị của giáo viên chủ nhiệm trong thực hiện giáo dục đạo đức cho học sinh’’

Biện pháp 4:“Chỉ đạo đa dạng hóa các hình thức giáo dục đạo đức cho

học sinh phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, địa phương’’

Biện pháp 5: “Đẩy mạnh hoạt động phối hợp giữa các lực lượng trong

Biện pháp 6: “Tăng cường và đổi mới kiểm tra, đánh giá công tác giáo

dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông”

Việc thực hiện đồng bộ các giải pháp đã nêu là điều kiện cơ bản để các hoạt động GDĐĐ ở trường THPT C Kim Bảng, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam đạt được mục tiêu giáo dục đã đề ra, góp phần thực hiện tốt mục tiêu chung là hồn thiện nhân cách cho học sinh, nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phục vụ các nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội của địa phương, của đất nước.

4. Kết quả khảo nghiệm: Cả 06 biện pháp đều có tính cấp thiết và tính khả thi cao... Tác giả tin tưởng rằng, nếu các biện pháp trên được sử dụng một cách có hệ thống, đồng bộ và sáng tạo vào việc quản lý hoạt động GDĐĐ chắc chắn sẽ từng bước nâng cao chất lượng GDĐĐ, góp phần tích cực vào giáo dục tồn diện nhân cách cho học sinh trường THPT C Kim Bảng, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam

2. Khuyến nghị

2.1. Vớ i Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Cần biên soạn , xuất bản nhi ều sách , tài liệu tham khảo cho cán bộ quản lý, GVCN, phụ huynh về nội dung , biê ̣n pháp GDĐĐ cho ho ̣c sinh phù hợp với giai đoa ̣n hiê ̣n nay.

- Xây dựng cơ chế thống nhất phối hợp giữa nhà trường , gia đình và xã hô ̣i nhằm huy động các lực lượng để GDĐĐ cho học sinh.

- Có hướng dẫn cụ thể các tiêu chí đánh giá xếp loại hạnh kiểm học sinh.

2.2. Vớ i Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Nam

- Có kế hoạch thường kỳ chỉ đạo công tác GDĐĐ học sinh . Phải đặt vi ̣ trí, vai trò GDĐĐ như các mơn văn hóa khác.

- Chỉ đạo một số mơ hình về cơng tác GDĐĐ cho học sinh , rút kinh nghiê ̣m và phổ biến cho các trường khác ho ̣c tâ ̣p.

- Cần có những hô ̣i nghi ̣ để tuyên dương các cán bô ̣ quản lý giỏi trong công tác GDĐĐ, các GVCN, GVBM đã có thành tích trong hoa ̣t đô ̣ng GDĐĐ cho ho ̣c sinh trong toàn tỉnh.

2.3. Vớ i trường THPT C Kim Bảng, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam

- Thành lập Ban chỉ đạo GDĐĐ , có quy chế, có kế hoạch phối hợ p các lực lượng trong và ngoài nhà trường để GDĐĐ cho ho ̣c sinh.

- Đầu tư cơ sở vật chất , kinh phí cho hoa ̣t đô ̣ng GDĐĐ và thường xuyên kiểm tra, đánh giá theo đi ̣nh kỳ về công tác GDĐĐ ho ̣c sinh , từ đó rút kinh nghiê ̣m nâng cao hiê ̣u quả công tác này.

2.4. Đối với phụ huynh học sinh trường THPT C Kim Bảng , huyện Kim

Bảng, tỉnh Hà Nam

- Tăng cườ ng liên la ̣c với nhà trường để nắm bắt tình hình ho ̣c tâ ̣p rèn luyê ̣n đa ̣o đức của con em mình.

- Dự đầy đủ các cuô ̣c họp phụ huynh học sinh do nhà trường tổ chức. - Thườ ng xuyên nghiên cứu sách báo , nhất là sách tâm lý giáo du ̣c lứa tuổi phù hợp để có biê ̣n pháp giáo du ̣c, quản lý con em mình.

2.5. Đối với xã hội

Có trách nhiệm xây dự ng mơi trường trong sa ̣ch , lành mạnh. Phối hợp với nhà trường ta ̣o ra phong trào xã hô ̣i hóa giáo du ̣c , hỗ trợ nhà trường về kinh phí, phương tiê ̣n, cơ sở vâ ̣t chất, tạo điều kiện tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp để GDĐĐ cho ho ̣c sinh.

Tại các địa phương tích cực xây dựng và nhân rộng mơ hình gia đình văn hóa, cụm dân cư văn hóa, làng văn hóa và dòng họ hiếu học.... đây là những yếu tố vơ cùng quan trọng góp phần tích cực trong việc giáo dục học sinh nói riêng, thế hệ trẻ nói chung.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban tƣ tƣởng - Văn hoá Trung ƣơng (2002), Văn hoá với thanh niên, thanh niên với văn hoá.

2. Ban Chấp hành Trung ƣơng (2013), Nghị quyết số: 29-NQ/TW “Về đổi

mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”

3. Đặng Quốc Bảo (1999), Quản lý giáo dục - Quản lý nhà trường - Một số

hướng tiếp cận, Trường cán bộ Quản lý giáo dục Trung ương 1.

4. Đặng Quốc Bảo (2005), Vấn đề quản lý và việc vận vào quản lý nhà trường.

5. Mai Văn Bính, Lê Thanh Hà, Nguyễn Thị Thanh Mai, Lƣu Thu Thủy,

(2014), Giáo dục công dân 10,11,12. NXB Giáo dục

6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Điều lệ trường THCS, THPT và trường phổ thơng có nhiều cấp học.

7. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (1996), Lý luận đại cương về quản lý. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

8. Chính phủ (2012). Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020. NXB. Giáo dục, Hà Nội.

9. Phạm Khắc Chƣơng (1994), Giáo dục gia đình. NXB Giáo dục, Hà Nội 10. Phạm Khắc Chƣơng - Trần Văn Chƣơng (1999), Đạo đức học. NXB

Giáo dục, Hà Nội.

11. Nguyễn Tiến Dũng (2006), Lịch Sử Triết Học Phương Tây, NXB

Tổng Hợp TP.HCM.

12. Vũ Cao Đàm (2003), Phương pháp nghiên cứu khoa học. NXB Khoa

học kỹ thuật, Hà Nội

13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2015). Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam.

14. Trần Khánh Đức (2004), Quản lý và kiểm định chất lượng đào tạo nhân lực theo ISO & TQM. NXB Giáo dục.

15. Phạm Minh Hạc (1999). Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa thế kỷ

XXI. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

16. Phạm Minh Hạc (chủ biên)(2002). Giáo dục thế giới đi vào thế kỷ XXI. NXB Chính trị quốc gia. Hà Nội.

17. Phạm Minh Hạc (2001), Về phát triển con người toàn diện thời kỳ Cơng nghiệp hóa - Hiện đại hố, NXB Chính trị Quốc gia

18. Nguyễn Thị Phƣơng Hoa (2010), Tập bài giảng lý luận dạy học hiện đại, NXB Giáo dục. Hà Nội.

19. Đặng Vũ Hoạt, Hà Thế Ngữ (1998), Giáo dục học - Tập1,2. NXB

Giáo dục.

20. Trần Kiểm (2004). Khoa học quản lý giáo dục. Nxb Giáo dục. Hà Nội.

21. Trần Kiểm (2009) Những vấn đề cơ bản của khoa học Quản lí giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học phổ thông c kim bảng, huyện kim bảng, tỉnh hà nam trong bối cảnh hiện nay (Trang 102)