2.1. Khái quát về vị trí địa lý, kinh tế - xã hội và giáo dục và đào tạo của huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam
2.1.1. Vị trí địa lý.
Huyện Kim Bảng là huyện nằm ở phía Tây Bắc thuộc tỉnh Hà Nam, Việt Nam. Huyện có diện tích: 18.487,2 ha
Huyện Kim bảng gồm 2 thị trấn: Thị trấn Ba Sao và Thị trấn Quế (huyện lị) cùng với 16 xã: Đồng Hóa, Đại Cương, Lê Hồ, Hồng Tây, Khả Phong, Ngọc Sơn, Liên Sơn, Nhật Tân, Nguyễn Úy, Tân Sơn, Nhật Tựu, Thi Sơn, Thanh Sơn, Tượng Lĩnh, Thụy Lôi, Văn Xá.
Huyện Kim Bảng cách Hà Nội khoảng 60 km, phía bắc Kim Bảng giáp với các huyện Ứng Hồ, Mỹ Đức, Hà Nội, phía tây Kim Bảng giáp với huyện Lạc Thủy tỉnh Hịa Bình, phía đơng Kim Bảng giáp với huyện Duy Tiên và thành phố Phủ Lý, phía nam Kim Bảng giáp với huyện Thanh Liêm.
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Huyện Kim Bảng có ngành nơng nghiệp - thủy sản giữ vai trò quan trọng, trong đời sống kinh tế của hơn 70% dân số toàn huyện.
Tốc độ phát triển giá trị sản xuất nông nghiệp hàng năm đạt 25 - 27 triệu đồng/ha, năng suất lúa bình quân đạt 104 tạ/ha. Huyện Kim Bảng có cụm cơng nghiệp Biên Hịa nằm dọc quốc lộ 21B có diện tích 8 ha. Ngồi ra Kim Bảng cịn có Cụm tiểu, thủ cơng nghiệp tại xã Nhật Tân có diện tích 17 ha gắn với nghề dệt, chế biến gỗ. Đây là 1 trong 4 cụm tiểu thủ công nghiệp của huyện Kim Bảng.
Hệ thống các làng nghề trong huyện cũng đa dạng.
Ngoài nhà máy xi măng Bút Sơn do Doanh nghiệp nhà nước quản lý. Dựa vào nguồn Tài ngun khống sản hiện có cho phép Kim Bảng tập trung khai thác và chế biến trên quy mô công nghiệp khai khống. Với trữ lượng đá vơi có khoảng 162 triệu tấn, tập trung ở các mỏ Hồng Sơn và Bút Phong, là
nguồn nguyên liệu dồi dào cho sản xuất xi măng và vật liệu xây dựng. Huyện Kim Bảng có khoảng 12 làng nghề và có nghề Tiểu thủ cơng nghiệp. Nơi nổi tiếng nhất huyện là làng đa nghề Nhật Tân.
Tồn huyện có 16 chợ và và nhiều điểm kinh doanh thương mại với chủng loại hàng hóa phong phú, giá cả ổn định. Kim Bảng có nhiều tiềm năng để phát triển các loại hình du lịch sinh thái, thám hiểm hang động, lễ hội... với tài nguyên du lịch tương đối độc đáo đa dạng, trong đó nổi bật là hệ thống hang động như Ngũ Động Sơn, Cô Đôi, động Thuỷ, động Bà Lê Chân, hồ Tam Trúc, cụm du lịch Đền Trúc - Ngũ Động Thi Sơn và tuyến du lịch trên sơng Đáy... Ngồi ra cịn có chùa Bà Đanh, núi Ngọc, đền thờ bà Lê Chân và di tích lịch sử văn hóa Núi Cấm với nhiều huyền thoại hấp dẫn. Tỉnh Hà Nam xác định khu du lịch dịch vụ Tam Chúc – Ba Sao là điểm nhấn của trục văn hóa tâm linh: Chùa Hương Tích (Hà Nội) - Tam Chúc - Ba Sao (Kim Bảng Hà Nam) - Tam Cốc - Bích Động và Bái Đính - Hoa Lư (Ninh Bình).
Kim Bảng là một huyện giàu truyền thống cách mạng và truyền thống hiếu học; Huyện Kim Bảng đang dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển tiểu thủ công nghiệp và làng nghề, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp và nông thôn, thực hiện đề án xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp nơng thơn theo tiêu chí nơng thơn mới. Đây là một điều kiện thuận lợi để phát triển sự nghiệp giáo dục của địa phương.
2.1.3. Về Giáo dục và Đào tạo
Tính đến thời điểm tháng 11/2015 tồn huyện có 77 trường học, trong đó: Giáo dục mầm non có tổng số 18 trường; giáo dục tiểu học 18 trường; giáo dục THCS 18 trường; giáo dục THPT 4 trường; 01 Trung tâm GDTX; 18 TTHTCĐ ở các xã, thị trấn.
Bảng 2.1. Quy mô và mạng lưới trường, lớp trên địa bàn huyện Kim Bảng
TT Năm học MN Tiểu học THCS GDTX (1) (2) (1) (2) (1) (2) (1) (2) 1 2012-2013 18 8.105 18 10.146 18 7.911 1 315 2 2013-2014 18 7.629 18 9.599 18 7.433 1 323 3 2014-2015 18 7.627 18 9.657 18 7.618 1 306 4 2015-2016 18 8.250 18 9.781 18 7.579 1 289
Ghi chú: (1): số trƣờng; (2): số học sinh
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm học các năm 2012-2013; 2013-2014;2014- 2015; 2015-2016 của ngành GD&ĐT huyện Kim Bảng)
- Cấp học Mầm non: tồn huyện có 18 trường; Tỷ lệ trẻ trong độ tuổi nhà trẻ được huy động ra lớp đạt trên 37%, 100% số trẻ trong độ tuổi mẫu giáo được huy động ra lớp. Chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ được nâng lên, Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và thể thấp còi đều giảm, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân còn 5,47 %, mẫu giáo còn 5,34; tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi ở nhà trẻ còn 5,9%, mẫu giáo còn 5,92%.
- Cấp Tiểu học: tồn huyện có 18 trường, 340 lớp 9.947 học sinh. Tỷ lệ học sinh được cơng nhận hồn thành chương trình Tiểu học đạt 100%; huy động 100% học sinh tiểu học vào học lớp 6, khơng có học sinh bỏ học. Kết quả giáo dục tiểu học: Đánh giá về mức độ hình thành và phát triển năng lực: Loại đạt chiếm 99,79%; loại chưa đạt còn 0,21%; đánh giá về mức độ hình thành và phát triển phẩm chất: loại đạt chiếm 99,92%; loại chưa đạt còn 0,08 %; số học sinh được khen thưởng đạt 54,27%; số học sinh hồn thành chương trình lớp học đạt 99,59%.
- Cấp THCS: tồn huyện có 18 trường THCS, 210 lớp với 7.543 học sinh. Tỷ lệ học sinh bỏ học thấp <1%. Tỷ lệ HS dự thi vào lớp 10 THPT năm 2015: 100%. Kết quả Bậc học THCS: Xếp loại học lực khá, giỏi đạt 60,86%. Tốt nghiệp THCS đỗ 98,94% (trong đó đỗ loại khá, giỏi đạt 61,01%).
Chất lượng học tập của học sinh Tiểu học và THCS được củng cố duy trì vững chắc. Học sinh tiếp thu kiến thức chủ động, sáng tạo nhờ phát huy tích cực phương pháp dạy học theo hướng đổi mới PPDH và kiểm tra đánh giá. Toàn huyện giữ vững phổ cập Tiểu học, THCS đúng độ tuổi. Huyện Kim Bảng đạt chuẩn phổ cập mẫu giáo 5 tuổi vào năm 2015
Công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia: đến nay tồn huyện Cấp Mầm non có 18/18 trường (100%) đạt chuẩn quốc gia, trong đó chuẩn mức độ II: 11/18 trường ( 61.1%); cấp Tiểu học có 20/20 trường (100%) trường đạt chuẩn quốc gia cấp độ I trong đó 12/20 trường (60%) đạt chuẩn quốc gia
cấp độ II; cấp THCS có 13/18 trường (72.2%) đạt chuẩn quốc gia, 1/3 trường THPT đạt chuẩn quốc gia.
Công tác kiểm định chất lượng giáo dục : đã có 45/59 (chiếm 76.3%) trường Mầm non, Tiểu học, THCS được UBND tỉnh kiểm đi ̣nh công nhận đạt chuẩn chất lượng giáo dục cấp độ cao nhất theo quy định.
Đội ngũ giáo viên, cán bộ QLGD từng bước được chuẩn hóa, nâng cao đạo đức sư phạm và trình độ chun mơn nghiệp vụ, chỉ đạo và thực hiện tốt chương trình đổi mới giáo dục phổ thơng.
Về cơ sở vật chất: Bằng nguồn vốn đầu tư cho giáo dục, hàng năm các nhà trường ln có kế hoạch sửa chữa, thay thế và bổ sung CSVC trang thiết bị dạy học thiết yếu đảm bảo phục vụ tốt và hiệu quả cho công tác dạy và học. Tích cực đầu tư trang thiết bị hiện đại, CSVC khang trang đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục huyện nhà. Hiện nay 100% số xã, thị trấn có trường cao tầng, kiên cố đảm bảo đủ chỗ ngồi cho học sinh; 100% các trường đã sử dụng sổ điểm điện tử theo quy chế sử dụng phần mềm quản lý sổ điểm điện tử, sử dụng và khai thác tốt các phần mềm: phần mềm phổ cập giáo dục, phần mềm kiểm định chất lượng nhà trường, phần mềm thống kê chất lượng giáo dục tiểu học, phần mềm hỗ trợ sắp xếp thời khóa biểu, ứng dụng PMIS trong công tác quản lý của nhà trường, sử dụng phần mềm dạy học và cung cấp đầy đủ nhu cầu sách giáo khoa cho học sinh, sách tham khảo cho giáo viên.
Giáo dục và Đào tạo huyện Kim Bảng đã nhiều năm liên tục đạt và giữ vững danh hiệu đơn vị Tiên tiến xuất sắc. Quy mô các cấp học được ổn định và giữ vững. Chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao là một trong những đơn vị dẫn đầu toàn tỉnh về tỷ lệ học sinh giỏi thi đạt giải tỉnh, giải quốc gia.
2.1.4. Giáo dục trung học phổ thông huyện Kim Bảng
STT Năm học Số trƣờng Số lớp Số học sinh
1 2012-2013 5 102 4.345
2 2013-2014 5 102 4.352
3 2014-2015 5 101 4.270
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm học các năm 2012-2013; 2013-2014;2014- 2015; 2015-2016 của Sở GD&ĐT tỉnh Hà Nam)
Huyện có 05 trường THPT, đến năm học 2015-2016 còn 04 trường (4/4 trường đều đạt chuẩn quốc gia, trong đó trường THPT C Kim Bảng đạt chuẩn giai đoạn 2).
- Cơ sở vật chất: 4/4 trường THPT huyện Kim Bảng có hệ thống CSVC khang trang, đầy đủ và đảm bảo tốt cho dạy và học.
- Đội ngũ CBQL-GV-NV: Các trường THPT đều kiện toàn đủ số lượng CBQL và đảm bảo tốt về chất lượng cán bộ quản lý; 100% giáo viên đều đạt chuẩn về trình độ đào tạo (trong đó có gần 10% giáo viên đạt trên chuẩn). Hàng năm 100% giáo viên THPT được đánh giá, xếp loại theo Chuẩn nghề nghiệp; 70% giáo viên được đánh giá xếp loại Xuất sắc, 30% xếp loại Khá, khơng có giáo viên xếp loại TB, kém. Đội ngũ CBQL, giáo viên từng bước được chuẩn hóa, nâng cao đạo đức nghề nghiệp và trình độ chun mơn nghiệp vụ, chỉ đạo và thực hiện tốt chương trình đổi mới giáo dục phổ thông.
- Chất lượng giáo dục: Trong các năm học qua, chất lượng giáo dục toàn diện của các trường từng bước được ổn định và nâng cao, nhưng có sự chênh lệch giữa các trường do chất lượng đầu vào không đồng đều. Tỉ lệ đỗ tốt nghiệp THPT bình quân trên 99,9%, đạt và vượt tỷ lệ chung của tỉnh.
- Đặc biệt, khi tồn ngành thực hiện cuộc vận động “Hai khơng” do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT phát động, các trường THPT trong huyện đã thực hiện nghiêm túc cuộc vận động được thể hiện dưới nhiều biện pháp khác nhau như: đẩy mạnh phong trào thi đua “Dạy tốt - Học tốt”, đổi mới phương pháp giảng dạy của thầy, phương pháp học của trò và đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh do vậy chất lượng giáo dục toàn diện và tỉ lệ tốt nghiệp THPT được giữ vững và có bước phát triển.