Biện pháp quản lý là những hoa ̣t đô ̣ng quản lý nhằm tác đô ̣ng có hiê ̣u quả đến khách thể quản lý để thực hiện nhiệm vụ quản lý và đạt được những mục tiêu quản lý đã đề ra . Biện pháp quản lý là một hệ thống đa dạng, năng động. Mỗi biện pháp đều có những vị trí, vai trị nhất định trong quá trình quản lý giáo dục nói chung và quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh nói riêng. Tuy nhiên, khơng có biện pháp nào là vạn năng, mỗi biện pháp đều có ưu điểm và những hạn chế nhất định. Đồng thời mỗi biện pháp quản lý phải được thực hiện trong những điều kiện nhất định. Khi giải quyết một nhiệm vụ quản lý, người ta thường phải vận dụng và phối hợp nhiều biện pháp để giải quyết, phải tùy theo cơng việc, con người, điều kiện, hồn cảnh cụ thể mà lựa chọn và kết hợp các biện pháp quản lý thích hợp. Bởi vì các biện pháp quản lý giáo dục đạo đức ln có mối quan hệ chặt chẽ và hữu cơ với nhau.
Việc thực hiện tốt biện pháp này sẽ là tiền đề để thực hiện có hiệu quả các biện pháp khác và ngược lại. Vì vậy, cần đảm bảo được tính đồng bộ trong việc tổ chức thực hiện các biện pháp đã nêu. Mỗi biện pháp sẽ bị giảm hiệu quả khi được thực hiện đơn lẻ.
Trong những biện pháp đã nêu , biện pháp “Tổ chức các hoạt động tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho các lực lượng liên quan về giáo dục đạo đức cho học sinh trong bối cảnh hiện nay” có ý nghĩa tiên quyết, tạo tiền
đề để thực hiện có hiệu quả các biện pháp khác . Vì nhận thức bao giờ cũng đi trước, có nhận thức đúng thì mới có hàng động đúng . Nó khơng chỉ góp phần đổi mới QL nhà trường mà còn là yếu tố quyết định về chất lượng, hiệu quả
của việc QL GDĐĐ (từ việc xây dựng kế hoạch, tổ chức bộ máy, chỉ đạo thực hiện đến việc kiểm tra - đánh giá).
Biện pháp “Quản lý tốt công tác chủ nhiệm lớp, phát huy vai trò của
giáo viên chủ nhiệm trong thực hiện giáo dục đạo đức cho học sinh”, đây là
biện pháp đặc biệt quan trọng vì chính GVCN mới là người trực tiếp quản lý giáo dục các em. Người giáo dục - "thầy, cô giáo chủ nhiệm" luôn phải là một tấm gương sáng về đạo đức tác phong, lối sống, nhân cách, chuyên môn nghiệp vụ cho các em noi theo.
Các biện pháp: “Chỉ đạo thực hiện giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua dạy học các môn học phù hợp”, “Chỉ đạo đa dạng hóa các hình thức giáo dục đạo đức cho học sinh phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, địa phương”, “Đẩy mạnh hoạt động phối hợp giữa các lực lượng trong hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh (Gia đình, nhà trường và xã hội)”, “Tăng cường và đổi mới kiểm tra, đánh giá công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông” là những biện pháp then chốt, chủ lực để
thực hiện các mục tiêu, kế hoạch của hoạt động GDĐĐ cho học sinh. Giữa các biện pháp then chốt này lại có mối quan hệ qua lại, tác động hỗ trợ lẫn nhau và chúng cùng có quan hệ biện chứng với hai biện pháp có vị trí tiên quyết và chủ đạo. Đây là hệ thống biện pháp cơ bản giúp người Hiệu trưởng phát huy được sức mạnh tổng hợp, thực hiện tố công tác quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS. 1. Biện pháp 1 2. Biện pháp 2 3. Biện pháp 3 4. Biện pháp 4 5. Biện pháp 5 6. Biện pháp 6
Sơ đồ 3.2: Mối quan hệ giữa các biện pháp
BP 2 3 4 5 6 1