Thực trạng các biểu hiện vi phạm đạo đức của học sinh trường trung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học phổ thông c kim bảng, huyện kim bảng, tỉnh hà nam trong bối cảnh hiện nay (Trang 62 - 66)

2.4. Thực trạng giáo dục đạo đức học sin hở trường trung học phổ thông C

2.4.1. Thực trạng các biểu hiện vi phạm đạo đức của học sinh trường trung

học phổ thông C Kim Bảng, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam

Để làm rõ hơn thực trạng đạo đức của HS, tác giả đã tiến hành khảo sát bằng phiếu hỏi về biểu hiện vi phạm đạo đức của HS trường THPT C Kim Bảng, Hà Nam, kết quả cho ở bảng sau:

Bảng 2.5. Thực trạng biểu hiện vi phạm đạo đức của học sinh trường THPT C Kim Bảng

TT Nội dung các biểu hiện vi phạm đạo đƣ́c của học sinh trƣờng THPT C Kim Bảng Mức độ đánh giá Thƣờng xuyên % Thi thoảng % Không vi phạm % 1 Nghỉ học không phép, trốn tiết 29 12.7 45 19.7 155 67.7

2 Nói chuyện riêng trong giờ học

101 44.1 29 12.7 99

43.2

3 Lười học, không học bài ở nhà

90 39.3 101 44.1 38

16.6

4 Gian lận khi kiểm tra thi cử

154 67.2 65 28.4 10

4.4

5 Nói tục, chửi bậy, ăn nói thiếu văn hóa

100 43.7 103 45.0 26

11.4

6 Hút thuốc, uống rượu, bia

9 3.9 155 67.7 65

28.4

8 Sử dụng chất gây nghiện, ma túy

0 0.0 0 0.0 0

100.0

9 Nói dối 126 55.0 71 31.0 32 14.0

10 Vô lễ với giáo viên và người lớn

98 42.8 92 40.2 39

17.0

11 Bao che thói hư, tật xấu của bạn

136 59.4 75 32.8 18

7.9

12 Vi phạm luật giao thông 59 25.8 159 69.4 11 4.8

13 Gây gổ, quậy phá, đánh nhau làm mất trật tự nơi công cộng 10 4.4 168 73.4 51 22.3 14 Sử dụng điện thoại di động trong giờ học và các hoạt động giáo dục 160 69.9 51 22.3 18 7.9 15 Nghiện games 56 24.5 99 43.2 74 32.3

16 Khơng giữ gìn vệ sinh nơi công cộng

172 75.1 43 18.8 14

6.1

17 Các vi phạm khác 21 9.2 208 90.8 0 0.0

Nhận xét: Nhìn vào kết quả khảo sát ở bảng 2.5 cho thấy: Các biểu hiện vi phạm đạo đức của học sinh của trường THPT C Kim Bảng thường gặp là: Khơng giữ gìn vệ sinh nơi cơng cộng, lười học, không học bài ở nhà, sử dụng ĐTDĐ cùng, gian lận trong kiểm tra thi cử, có biểu hiện bao che thói hư tật xấu của bạn, nói tục, chửi bậy, ăn nói thiếu văn hóa, nói chuyện riêng trong giờ học.

Những kết quả trên cho thấy một thực trạng cần quan tâm khắc phục là: xã hội ngày càng phát triển và văn minh, song văn hoá ứng xử của học sinh lại đi ngược với sự phát triển đó. Cịn một tỷ lệ khá lớn học sinh nói tục, chửi bậy, ăn nói thiếu văn hóa và xem đó là một điều bình thường, khi được nhắc nhở vẫn khơng ý thức được đó là một hành vi xấu cần thay đổi mà chỉ lảng tránh đi chỗ khác. Qua ý kiến của các thầy cơ giáo thì học sinh chỉ chào hỏi các thầy cô giáo một cách khiên cưỡng khi các em học tập trong trường, cịn ra ngồi đường thì hầu như khơng chào. Kết quả trên cũng cho thấy ý thức chấp hành nội quy nhà trường, ý thức học tập và rèn luyện đạo đức của một bộ phận nhỏ học sinh còn chưa tốt.

Song điều đáng mừng là trong những năm qua trường THPT C Kim Bảng khơng có học sinh sử dụng chất gây nghiện, ma túy, điều này được kiểm nghiệm qua thử thực tế. Ngoài những sai phạm về đạo đức của học sinh nêu trên, hiện nay một bộ phận học sinh bàng quang, thờ ơ với các hoạt động của trường, của lớp, của chi đồn, khơng có ý thức vươn lên, ngại tham gia các hoạt động tập thể, văn nghệ Các em cho rằng chỉ cần học, không cần tham gia các hoạt động khác, lãng phí thời gian, ảnh hưởng đến học tập. Đó là những biểu hiện sai lệch về lập trường tư tưởng. Do đó rất cần có biện pháp QLGD đạo đức học sinh phù hợp đặc biệt là cơng tác giáo dục tư tưởng chính trị cho học sinh.

Để có sự so sánh một cách khách quan, tác giả sử dụng phiếu hỏi cho các đối tượng là CBQL, GV, CMHS và học sinh. Kết quả tổng hợp ở bảng dưới đây:

Bảng 2.6. Nguyên nhân dẫn đến học sinh có hành vi vi phạm đạo đức tại trường THPT C Kim Bảng

TT Nguyên nhân

Ý kiến của CBQL, GV và CNHS

Ý kiến của Học sinh Đồng ý % Không đồng ý % Đồng ý % Không đồng ý % 2 Định hướng giá trị

của lớp trẻ thay đổi 25 33.8 49 66.2 35 47.3 39 52.7 3 Một bộ phận cha mẹ, gia đình thiếu quan tâm 56 75.7 18 24.3 65 87.8 9 12.2 4 Nhà trường chưa thật quan tâm đến GD giá trị sống cho HS 5 6.8 69 93.2 8 10.8 66 89.2 5 Một bộ phận người lớn (Cha mẹ, Thầy, Cô) chưa làm gương cho HS 37 50.0 37 50.0 45 60.8 29 39.2 6 Kỷ luật chưa nghiêm 8 10.8 66 89.2 8 10.8 66 89.2 7 Một số em gia đình khơng hồn hảo (cha mẹ ly hôn/bạo lực...) 64 86.5 10 13.5 69 93.2 5 6.8

8 Cực đoan trong giải

xảy ra với HS, dẫn đến khủng hoảng niềm tin trong 1 bộ phận HS 9 Học yếu, hổng kiến thức nên chán học 28 37.8 46 62.2 34 45.9 40 54.1 10 Sự quản lý thiếu chặt chẽ của GĐ và nhà trường 32 43.2 42 56.8 39 52.7 35 47.3 11 Các nguyên nhân khác 29 39.2 45 60.8 32 43.2 42 56.8 Nhận xét:

Nhìn vào kết quả khảo sát tại bảng 2.6, ta nhận thấy ý kiến của CBQL, GV, CMHS và học sinh có sự chênh lệnh tuy khơng nhiều về việc đánh giá các nguyên nhân dẫn đến học sinh có hành vi vi phạm đạo đức tại trường THPT C Kim Bảng. Đặc biệt ở các nội dung: Định hướng giá trị của lớp trẻ thay đổi; Một bộ phận cha mẹ, gia đình thiếu quan tâm; Một bộ phận người lớn (Cha mẹ, Thầy Cô) chưa làm gương cho HS; Một số em gia đình khơng hồn hảo (cha mẹ ly hôn/bạo lực...); Học yếu, hổng kiến thức nên chán học

Tại các nội dung này cho thấy ý kiến đánh giá của học sinh là nhiều hơn của CBQL, GV, CMHS. Điều này khẳng định một điều rằng, người lớn đôi khi chưa đánh giá đúng những nguyên nhân dẫn đến sự vi phạm hay con em mình chưa ngoan. Mà chỉ khi con trẻ được quyền nói ra những ngun nhân chính dẫn đến vi phạm của bạn bè, của chính mình thì chúng ta mới nhận ra rằng: Những tác động từ bên ngồi trong đó chính ngun nhân từ chính người lớn, từ những gia đình có bố mẹ khơng hạnh phúc, không quan tâm đến tâm lý, tình cảm của con em mình, sự gương mẫu của người lớn có ảnh hưởng lớn đến sự thay đổi về hành vi, về suy nghĩ và về hành vi của con trẻ. Khi gia đình khơng hạnh phúc, bố mẹ cãi lộn, không quan tâm đến con cái, khiến con chán học. Khi chán học sẽ hổng kiến thức, học yếu dần và ngược lại.

Bên cạnh những nguyên nhân được đánh giá là chiếm tỷ lệ cao thì Nguyên nhân: Do định hướng giá trị của lớp trẻ thay đổi cũng là một nguyên nhân khiến những nhà Quản lý giáo dục cần phải quan tâm vì xã hội ngày

càng hiện đại, xự du nhập văn hóa của thế giới đã khiến cho định hướng giá trị của lớp trẻ thay đổi dẫn đến việc vi phạm đạo đức.

Theo đó những người làm cơng tác quản lý cần phải có cơ chế phối hợp tích cực giữa các mơi trường giáo dục gia đình - nhà trường - xã hội và biện pháp quản lý giáo dục đạo đức học sinh hiệu quả hơn nữa. Cần có biện pháp phối hợp với gia đình để quan tâm, giáo dục học sinh, nhà trường cũng cần có những hình thức tổ chức hoạt động giáo dục phù hợp để học sinh có hứng thú khi tham gia (từ bắt buộc đến tự nguyện) nhằm tránh được những tác động tiêu cực từ bên ngoài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học phổ thông c kim bảng, huyện kim bảng, tỉnh hà nam trong bối cảnh hiện nay (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)