1.2.3 .Quản lý nhà trường
2.1. Khái quát về tình hình kinh tế xã hội và giáo dục của quận Hà
Đông, thành phố Hà Nội
2.1.1. Điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế - xã hội của quận Hà Đông, thành phố Hà Nội thành phố Hà Nội
2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Quận Hà Đơng có toạ độ địa lý 20059 vĩ độ Bắc, 105045 kinh Đông, nằm giữa giao điểm của Quốc lộ 6 từ Hà Nội đi Hịa Bình và quốc lộ 70A. Hà Đông cũng là nơi khởi đầu của quốc lộ 21B, nối trung tâm Hà Nội với các quận phía nam của Thủ đô và tỉnh Hà Nam, tỉnh Ninh Bình. Trên địa bàn quận có sơng Nhuệ, sơng Đáy, kênh La Khê chảy qua, có diện tích tự nhiên 4.833,7 ha và 17 đơn vị hành chính phường. Quận Hà Đơng giáp với các huyện: Hoài Đức, Thanh Oai, Chương Mỹ, Thanh Trì, Quốc Oai và quận Thanh Xuân. Hà Đông là vùng đồng bằng với địa hình bằng phẳng nên có điều kiện thuận lợi cho thực hiện đa dạng hóa cây trồng vật ni, ln canh tăng vụ, tăng năng suất sản xuất nông nghiệp và thủ công nghiệp.
Hà Đơng nằm trong nền chung của khí hậu miền Bắc và vùng tiểu khí hậu đồng bằng Bắc Bộ dưới chế độ khí hậu của vùng đồng bằng sơng Hồng, chịu ảnh hưởng của gió biển nên khí hậu nóng ẩm và có mùa đơng lạnh do ảnh hưởng của gió mùa Đơng Bắc. Đặc điểm khí hậu nhiệt đới, gió mùa nóng ẩm vào mùa hạ và lạnh khô vào mùa đông, là một trong những thuận lợi để cho quận phát triển một nền nông nghiệp đa dạng với các loại cây trồng có nguồn gốc nhiệt đới, á nhiệt đới và ôn đới, đặc biệt là các cây trồng cho giá trị sản phẩm, kinh tế cao như rau cao cấp - súp lơ, cà rốt, cây màu, cây vụ đông và hoa cây cảnh các loại. Bên cạnh đó, Hà Đơng cịn có nguồn tài nguyên đất và nước dồi dào đảm bảo cho nhu cầu tưới tiêu cho các hoạt động
sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt cho cộng đồng dân cư trên địa bàn toàn quận.
2.1.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội
Với mục tiêu xây dựng quận thành một đơn vị kinh tế xứng tầm là quận nội thành của thành phố Hà Nội, trong 10 năm qua, Hà Đơng đã có sự phát triển vượt bậc. GDP bình quân đầu người trung bình hàng năm tăng từ 1.095 USD năm 2010 tới 2.642 USD năm 2013. Sản xuất ngành công nghiệp và tiểu thủ cơng nghiệp tiếp tục tăng trưởng, bình qn 5 năm giá trị tăng thêm ngành công nghiệp - xây dựng đạt 20,1%/năm. Doanh thu thương mại - du lịch - dịch vụ có mức tăng trưởng khá, bình quân mỗi năm tăng 48,7%. Sản xuất nông nghiệp có nhiều tiến bộ, giá trị trồng trọt/1ha canh tác tăng bình quân 11,7%/năm. Thực hiện các dự án xây dựng và triển khai đề án chuyển đổi mơ hình hoạt động hợp tác xã nơng nghiệp sang dịch vụ tổng hợp nhằm khuyến khích phát triển kinh tế tập thể. Công tác huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển được tập trung chỉ đạo và đạt được kết quả đáng khích lệ. Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện 5 năm (2006-2010) đạt 17.375 tỷ đồng, thu chi ngân sách trên địa bàn đạt kết quả tốt. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn quận tăng bình quân 61,6%/năm, thu ngân sách quận tăng bình quân 44,3%/năm. Chi ngân sách địa phương tăng bình qn 53,1%/năm.
Cơng tác xây dựng và quản lý đơ thị có chuyển biến tích cực với tổng số 132 dự án quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt với tổng diện tích 2.624 ha. Hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị, nhất là các cơng trình giao thơng trọng điểm được chỉ đạo thực hiện quyết liệt. Tập trung đầu tư hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội cho các phường, đặc biệt là 7 phường mới thành lập về đường giao thông, điện, nước sạch, trường học, trạm y tế, nhà họp dân, trụ sở UBND. Công tác chỉnh trang, nâng cấp đơ thị được tích cực triển khai và đạt kết quả bước đầu.
Công tác quản lý đất đai và bảo vệ môi trường được tập trung chỉ đạo quyết liệt. Hoàn thành quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của quận giai đoạn và
tập trung giải quyết các chính sách, kịp thời hỗ trợ bằng hình thức giao đất dịch vụ cho nhân dân khi nhà nước thu hồi đất nơng nghiệp. Hồn thành quy hoạch bảo vệ môi trường quận Hà Đông đến năm 2010, định hướng đến năm 2020.
Cơng tác văn hố - xã hội tiếp tục phát triển. Giáo dục - đào tạo có bước phát triển mạnh về quy mô và chất lượng theo hướng bảo đảm chất lượng giáo dục tồn diện. Trên địa bàn quận có thêm 14 trường đạt chuẩn quốc gia, nâng tỷ lệ trường đạt chuẩn từ 9,09% lên 32%. Công tác xã hội hóa giáo dục có bước phát triển mạnh mẽ, có 8 trường thuộc loại hình tư thục được thành lập, trong đó 5 trường đã đi vào hoạt động có hiệu quả.
Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, Chương trình số 06 của Quận uỷ về “Tiếp tục thực hiện việc cưới, việc tang theo nếp sống văn hoá " đã dần đi vào nề nếp. Các vấn đề xã hội được tập trung giải quyết có hiệu quả, đã giải quyết việc làm cho 12.536 lao động, đào tạo nghề cho 7.722 lao động. Thành lập Trung tâm giới thiệu việc làm. Tỷ lệ hộ nghèo hàng năm giảm. Chính sách hỗ trợ các đối tượng chính sách và người nghèo được thực hiện tốt. Cơng tác y tế và chăm sóc sức khoẻ nhân dân được quan tâm và có nhiều tiến bộ.
Đảng bộ và nhân dân quận Hà Đơng đang hồn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội trong giai đoạn 2010 - 2020, tạo tiền đề vững chắc để Hà Đông cất cánh trong những năm tiếp theo. Tự hào với những chặng đường lịch sử đã qua, đặc biệt là hơn 15 năm thực hiện đổi mới tồn diện, Đảng bộ, chính quyền và các tầng lớp nhân dân quận Hà Đơng quyết tâm đồn kết một lịng đẩy mạnh sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, phấn đấu vì mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh", xây dựng quận Hà Đông xứng đáng là đơn vị có nền kinh tế phát triển, đứng trong "top" đầu của thành phố Hà Nội.
2.1.2. Tổng quan về đối tượng khảo sát
Về giáo dục, Hà Đơng là một quận có truyền thống giáo dục phát triển so với các quận khác của Thủ đơ Hà Nội. Tồn quận có 4 trường THPT đó là:
trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ, trường THPT Lê Quý Đôn, trường THPT Trần Hưng Đạo và trường THPT Quang Trung với cơ cấu như sau:
Bảng 2.1. Bảng thống kê tình hình giáo viên, học sinh và số lƣợng khảo sát tại các trƣờng THPT quận Hà Đông
Stt Trƣờng THPT
Số lớp Số học sinh Số giáo viên
Tổng số SL khảo sát Tổng số SL khảo sát Tổng số SL khảo sát
1 Chuyên Nguyễn Huệ 45 4 1575 152 129 15
2 Lê Quý Đôn 41 3 1714 116 118 15
3 Quang Trung 32 3 1333 115 97 15
4 Trần Hưng Đạo 32 3 1171 117 101 15
Tổng số 150 13 5793 500 445 60
Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, UBND quận Hà Đơng, phịng Giáo dục và Đào tạo quận Hà Đông, trong những năm qua ngành giáo dục và đào tạo quận nói chung, cấp THPT nói riêng đã thu được những kết quả đáng kể.
Về cơ sở vật chất, nhờ sự quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện của các cấp, hệ thống cơ sở vật chất của các nhà trường ngày càng được tăng cường theo hướng chuẩn hóa hiện đại, đảm bảo phục vụ tốt cho hoạt động dạy và học trong các nhà trường. Đặc biệt, các nhà trường đã được quan tâm đầu tư trang bị các thiết bị CNTT hiện đại, có đủ âm thanh, loa đài và các thiết bị khác phục vụ HĐGDNGLL.
Về đội ngũ, số lượng cán bộ giáo viên nhân viên, học sinh của các nhà trường trong toàn quận ngày càng tăng. Trình độ của cán bộ giáo viên và nhân viên đều đạt chuẩn và trên chuẩn, đội ngũ lãnh đạo ngành giáo dục của quận từ phòng Giáo dục và Đào tạo đến lãnh đạo các nhà trường đều đoàn kết, năng động, sáng tạo trong việc lãnh đạo, chỉ đạo các hoạt động giáo dục tại cơ sở mình, Hà Đơng là một trong những quận có nhiều thành tích trong các cuộc thi GV giỏi, thi học sinh giỏi của thành phố, nhiều trường đã dành được giải
cao trong các cuộc thi về văn hóa, văn nghệ, TDTT. Điều đó góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo trong tồn quận, góp phần xây dựng và triển khai thành cơng chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục và đào tạo giai đoạn 2012-2015 gắn với thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội của quận .
2.2. Thực trạng HĐGDNGLL ở các trƣờng THPT quận Hà Đơng, thành phố Hà Nội
Để tìm hiểu thực trạng HĐGDNGLL ở các trường THPT quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu: tọa đàm, trò chuyện; Phỏng vấn trực tiếp; Điều tra bằng phiếu hỏi; Xử lý kết quả khảo sát và đánh giá để tăng độ chính xác, khách quan và lấy đó làm cơ sở cho việc xây dựng các biện pháp quản lý HĐGDNGLL tiếp theo.
Tác giả đã trưng cầu ý kiến của các CBQL (Cán bộ Sở GD&ĐT Hà Nội, Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng, tổ trưởng chun mơn), giáo viên (Bí thư, phó Bí thư Đồn trường, GVCN, và GVBM), và học sinh của 4 trường THPT trên địa bàn quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.
2.2.1. Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của HĐGDNGLL ở các trường THPT quận Hà Đông, thành phố Hà Nội trường THPT quận Hà Đông, thành phố Hà Nội
Để đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội hiện nay, việc đổi mới giáo dục đã diễn ra trên quy mơ tồn cầu. Việt Nam cũng đang thực hiện đổi mới giáo dục một cách toàn diện ở mọi cấp học, bậc học, từ mục tiêu đào tạo đến nội dung chương trình, phương pháp giáo dục và giảng dạy...đặc biệt là công tác phân luồng học sinh, kiểm tra, đánh giá và đổi mới trong thi cử đối với cấp học THPT. Nhận thức giữ vai trị đặc biệt quan trọng trong cơng tác quản lý HĐGDNGLL và phát triển giáo dục. Có nhận thức đúng đắn mới giúp cho cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh chuyển biến về thái độ, hành động; qua đó sẽ tích cực tham gia vào các hoạt động do nhà trường tổ chức. Trước yêu cầu đổi mới về GD&ĐT, việc nâng cao nhận thức về mọi mặt cho giáo viên và học
sinh, đặc biệt là nhận thức về HĐGDNGLL là yêu cầu cấp thiết; cũng là cơ sở để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.
Mục đích của HĐGDNGLL là hướng đến hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh. Hơn nữa, học sinh vừa là đối tượng vừa là chủ thể tích cực tham gia vào các hoạt động giáo dục. Do đó, để học sinh tham gia một cách tích cực, chủ động thì nhà trường phải nâng cao nhận thức cho các em về HĐGDNGLL góp phần làm cho hoạt động đạt hiệu quả cao.
Gia đình và giáo dục gia đình là một bộ phận khơng thể tách rời trong phương châm giáo dục của Đảng ta. Thói quen và hành vi của học sinh lại chịu ảnh hưởng và tác động của gia đình rất lớn. Chính vì thế, HĐGD của nhà trường có thành cơng hay không một phần là được sự đồng thuận ủng hộ của phụ huynh học sinh. Để học sinh tham gia một cách tích cực vào HĐGDNGLL, nhà trường cần đẩy mạnh tiến hành công tác tuyên truyền một cách thường xuyên, liên tục và có phương pháp để phụ huynh học sinh hiểu tác dụng của HĐGDNGLL trong việc giáo dục con em họ.
Hiện nay, ở nước ta trước áp lực của thi cử, chọn ngành nghề và cuộc sống tương lai của học sinh phần lớn xuất phát từ mong muốn của phụ huynh học sinh. Cha mẹ học sinh đều mong muốn con em mình tập trung cao nhất vào việc “học chữ” và cái đích cuối cùng của nhiều gia đình học sinh là các em vào học các trường đại học, cao đẳng. Vì vậy, nhà trường phải có nhiệm vụ chứng minh cho họ thấy tác dụng kép của HĐGDNGLL trong việc giáo dục học sinh phát triển nhân cách toàn diện.
2.2.1.1. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về sự cần thiết của HĐGDNGLL của HĐGDNGLL của HĐGDNGLL
HĐGDNGLL là hoạt động nối tiếp với hoạt động trên lớp, góp phần củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng hình thành thái độ đúng đắn cho học sinh; đồng thời là con đường để giáo dục, phát triển toàn diện nhân cách học sinh phù hợp với yêu cầu đặt ra của nền kinh tế - xã hội hiện nay. Vì vậy, nhận thức được vai trị, vị trí, nhiệm vụ của HĐGDNGLL là yếu tố rất quan trọng, đặc biệt là với cán bộ quản lý. Bởi chỉ khi người quản lý, giáo viên có nhận
thức đúng đắn, đầy đủ về HĐGDNGLL mới thực sự thực hiện chức năng quản lý HĐGDNGLL đạt hiệu quả cao.
Khi điều tra về sự cần thiết của HĐGDNGLL ở nhà trường trên ba đối tượng: cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh thu được kết quả như sau:
Bảng 2.2. Tính cần thiết của HĐGDNGLL
Mức độ CBQL Giáo viên Học sinh
SL % SL % SL %
Rất cần thiết 27 67,5 5 8,3 300 60,1
Cần thiết 10 25 15 25 182 36,5
Có cũng được, khơng có cũng được 2 5 36 60 13 2,6
Không cần thiết 1 2,5 4 6,7 5 0,8
Kết quả thống kê trong bảng 2.2 cho thấy HĐGDNGLL được 92,5% cán bộ quản lý và 96,6% học sinh đánh giá là hoạt động cần thiết và rất cần thiết. Ngược lại, chỉ có 33,3% giáo viên cho HĐGDNGLL là rất cần thiết và cần thiết; trong số 66,7% giáo viên cho rằng không cần thiết phải thực hiện HĐGDNGLL. Tóm lại, việc đánh giá về tính cần thiết của HĐGDNGLL giữa cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh rất khác nhau.
Hầu hết các cán bộ quản lý đều cho rằng HĐGDNGLL là rất cần thiết và cần thiết chứng tỏ rằng lãnh đạo nhà trường đã nhận thức được vai trò quan trọng của HĐGDNGLL. Ngược lại, đa số các giáo viên đều xem HĐGDNGLL là không quan trọng, chỉ là một hoạt động thứ yếu trong nhà trường; chưa nhận thức được đó là một hoạt động giáo dục khơng thể thiếu trong q trình giáo dục toàn diện cho học sinh, giúp học sinh mở rộng và nâng cao kiến thức, rèn luyện kỹ năng giao tiếp, góp phần cải tạo và xây dựng xã hội ngày càng văn minh. Nhận thức sai lầm này dẫn đến một thực trạng là có rất nhiều giáo viên chỉ chú trọng đến kết quả học lực và xem nhẹ việc trau dồi các hành vi đạo đức của học sinh. Từ kết quả điều tra tỷ lệ học sinh nhận thấy được sự cần thiết của HĐGDNGLL chiếm tới 96,4% cho thấy tinh thần tích cực của học sinh trong việc tham gia các HĐGDNGLL.
Qua điều tra cho thấy còn một bộ phận giáo viên và học sinh nhận thức chưa đầy đủ về vai trị, vị trí, nhiệm vụ và ý nghĩa của HĐGDNGLL trong giáo dục học sinh dẫn đến kết quả hoạt động ở nhiều nơi cịn mang tính hình thức, chưa đạt hiệu quả cao trong cơng tác giáo dục.
2.2.1.2. Lợi ích của việc tham gia HĐGDNGLL
Q trình điều tra về lợi ích của việc tham gia HĐGDNGLL của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh thu được kết quả sau:
Bảng 2.3. Ý kiến về lợi ích của việc tham gia HĐGDNGLL
NỘI DUNG
ĐÁNH GIÁ
CBQL Giáo viên Học sinh
SL % Thứ bậc SL % Thứ bậc SL % Thứ bậc
Hiểu biết về các giá trị truyền thống của dân tộc, giá trị tốt đẹp của nhân loại
29 72,5 5 41 68,33 8 182 36,47 8 Có ý thức trách
nhiệm với bản thân,