1.2.3 .Quản lý nhà trường
2.3. Thực trạng công tác quản lý HĐGDNGLL ở các trường THPT
2.3.2. Tổ chức thực hiện HĐGDNGLL
Kết quả khảo sát cho thấy mặc dù cả CBQL và giáo viên đều đánh giá cao việc xây dựng và thực hiện kế hoạch chủ nhiệm hàng tuần, hàng tháng nhưng khi kiếm tra giáo án của một số GVCN lại cho thấy các khâu chuẩn bị
của giáo viên còn sơ sài. Nội dung trong sổ chủ nhiệm thường được sao chép lại qua các năm dù mỗi năm giáo viên được phân công chủ nhiệm một lớp học sinh khác nhau. Các GVCN cũng đã tự đánh giá công tác chủ nhiệm của mình chưa được hồn thành tốt, đặc biệt là cơng tác phối hợp với phụ huynh học sinh tổ chức HĐGDNGLL. Có thể thấy một phần lý do khiến phụ huynh học sinh chưa quan tâm đến HĐGDNGLL của các em học sinh là do áp lực về thi cử. Nội dung chương trình học hiện nay khá nặng nề nên hầu hết phụ huynh học sinh đều rất quan tâm đến việc học hành của con cái, tuy nhiên lại chỉ tập trung vào điểm số các mơn văn hóa và các lớp học thêm kiến thức khoa học. Thậm chí họ cũng khơng tạo điều kiện cho con cái được giải trí, thư giãn. Bản thân giáo viên cũng bị áp lực về điểm số, chất lượng bộ môn, nề nếp, nội qui nhà trường nên công tác phối hợp với CMHS trong việc tổ chức HĐGDNGLL còn nhiều hạn chế, chưa phát huy hết được sức mạnh của hội phụ huynh học sinh. Một nội dung nữa qua khảo sát chúng tôi thấy cả CBQL và giáo viên đều chưa quan tâm đúng mức đó là Bồi dưỡng kỹ năng sinh hoạt cộng đồng cho HS trong lớp, việc phối hợp giữa GVCN với các giáo viên bộ môn khác trong tổ chức HĐGDNGLL cũng chưa thỏa đáng. Điều này dẫn đến hạn chế trong tổ chức các hoạt động tự quản của học sinh và tổ chức các hoạt động tập thể trong và ngoài lớp học.
HĐGDNGLL được tổ chức cả ở trong nhà trường và ngồi xã hội. Do đó, nhà trường cần phối hợp với các lực lượng giáo dục khác ngoài trường học như: chính quyền địa phương, các tổ chức kinh tế - chính trị - xã hội, hội phụ huynh học sinh... Nếu nhà trường biết cách phối hợp và phát huy sức mạnh của các lực lượng giáo dục ngồi nhà trường thì khơng những đảm bảo được sự phối hợp thống nhất giữa gia đình, nhà trường, xã hội trong giáo dục học sinh mà còn nâng cao hơn nữa trách nhiệm các lực lượng này trong cơng tác phối hợp quản lí, giáo dục học sinh, đồng thời tạo thuận lợi cho nhà trường tổ chức HĐGDNGLL. Kết quả là tạo nên sức mạnh tổng hợp để các em được
giáo dục mọi lúc, mọi nơi, tạo điều kiện khép kín q trình giáo dục, tác động đồng bộ đến nhân cách học sinh.
Biểu đồ 1: Đánh giá tác dụng của HĐGDNGLL của CBQL, cán bộ đoàn, GVCN và cha mẹ học sinh
Kết quả khảo sát cho thấy 100% CBQL, cán bộ đoàn và GVCN đều thấy được tầm quan trọng và tác dụng của HĐGDNGLL đối với việc hình thành và phát triển nhân cách của học sinh. Trong khi đó, kết quả phỏng vấn cha mẹ học sinh cho thấy nhiều ý kiến khác nhau.
Biểu đồ 2: Đánh giá của cha mẹ học sinh về sự phù hợp của các hình thức tổ chức HĐGDNGLL đối với học sinh