Đặc điểm địa lí tự nhiên và kinh tế văn hóa-xã hội:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tư vấn các trường trung học phổ thông thành phố hồ chí minh (Trang 65 - 71)

10. Cấu trúc của đề tài:

2.1. Khái qt về địa lí, văn hóa-xã hội thành phố Hồ Chí Minh

2.1.1. Đặc điểm địa lí tự nhiên và kinh tế văn hóa-xã hội:

Thành phố Hồ Chí Minh là một đơ thị đặc biệt, trung tâm hàng đầu về kinh tế - văn hóa – xã hội của cả nƣớc và khu vực. Với vị trí đặc biệt, trung tâm của khu vực Đơng Nam Á, Thành phố Hồ Chí Minh là một đầu mối giao thông quan trọng về cả đƣờng bộ, đƣờng thủy và đƣờng không, nối liền các tỉnh trong vùng và là một cửa ngõ quốc tế, nơi giao thƣơng giữa các nƣớc trong khu vực. Thành phố có diện tích lớn thứ hai (sau Hà Nội) nhƣng có quy mơ dân số lớn nhất cả nƣớc với khoảng 8 triệu dân (nếu tính cả ngƣời cƣ trú khơng đăng ký thì dân số thành phố đã vƣợt trên 10 triệu ngƣời) trên diện tích hơn 2.000 km2. Thành phố Hồ Chí Minh cũng là địa phƣơng có tỷ lệ tăng dân số cao nhất cả nƣớc. Trong khi tỷ lệ tăng dân số tự nhiên thấp, chỉ khoảng 1,07%, thì tỷ lệ tăng cơ học lên tới 2,5%. Năm 1975, Thành phố chỉ có gần 3,5 triệu dân thì sau 40 năm đã tăng gần 2,3 lần (và tăng 2,85 lần nếu tính cả số dân cƣ trú không đăng ký).

Về kinh tế: phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Hồ Chí Minh gắn liền

với tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nƣớc. Tổng sản phẩm nội địa (GDP) Thành phố luôn cao nhất cả nƣớc. Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ sau 6 tháng đầu năm 2015, tỉ lệ tăng trƣởng tổng sản phẩm nội địa (GDP) trong 6 tháng đầu năm 2015 của Thành phố đạt mức 8,55%, qua đó, khả năng tăng trƣởng kinh tế cả năm 2015 của Thành phố Hồ Chí Minh sẽ đạt trên 9,5%, cao nhất so với cùng kỳ trong 4 năm trở lại đây và cao hơn nhiều so với mức tăng bình qn của tồn quốc dự kiến sẽ là 6,5%. Cũng trong 6 tháng đầu năm 2015, Thành phố đã thu ngân

sách ƣớc đạt 134.732 tỉ đồng, bằng 50,69% dự toán và tăng 6,18%, chiếm hơn 30% tổng thu ngân sách của cả nƣớc. Đây cũng là điều kiện quan trọng để thành phố có khả năng đầu tƣ nhiều cho giáo dục và cũng là thuận lợi cho cơng tác xã hội hóa giáo dục và đạo tạo tại Thành phố Hồ Chí Minh, một yếu tố rất quan trọng trong việc đầu tƣ cho hoạt động tƣ vấn trƣờng học.

Cơ cấu kinh tế chuyển biến tích cực, thể hiện rõ xu hƣớng lấy dịch vụ và cơng nghiệp có hàm lƣợng khoa học – công nghệ và giá trị gia tăng cao làm nền tảng phát triển.Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân Thành phố về chƣơng trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mơ hình tăng trƣởng giai đoạn 2011 – 2015, nếu tỉ trọng ngành dịch vụ của thành phố năm 2005 chiếm 50,5% trong tổng sản phẩm nội địa (GDP) thì đến năm 2015 tăng lên 59,6%. Trong khi đó, tỉ trọng ngành cơng nghiệp xây dựng ngày càng giảm từ 48% vào năm 2005 xuống còn 39,4% trong năm 2015. Riêng tỉ trọng ngành nơng nghiệp đóng góp vào GDP thành phố ln duy trì ở mức 1% trong suốt năm qua. Nhƣ vậy, khu vực dịch vụ tăng trƣởng nhanh và chiếm tỉ trọng ngày càng lớn; kinh tế Thành phố đang chuyển dần sang xu hƣớng nền kinh tế của đô thị phát triển theo hƣớng hiện đại hóa. Tuy nhiên, mặt trái của sự phát triển kinh tế mạnh mẽ là việc gia đình ít có thời gian dành cho con cái. Nhiều bậc phụ huynh quan niệm rằng chỉ cần tập trung lo kiếm tiền để đầu tƣ cho con cái, việc học tập, rèn luyện giao khoán hết cho nhà trƣờng, “trăm sự nhờ thầy”. Với quan niệm đó, nhiều bậc cha mẹ ít dành thời gian chăm sóc, trị chuyện, vui chơi cùng con cái. Sự thiếu quan tâm của cha mẹ đối với con cái đã đƣợc báo động từ lâu và là trở ngại không nhỏ đối với q trình hồn thiện nhân cách của trẻ cũng nhƣ những bức xúc, khó khăn gặp phải trong cuộc sống của các em ít đƣợc quan tâm, phát hiện.

Về xã hội: các chƣơng trình chăm sóc sức khỏe cộng đồng trên địa bàn

thành phố hiệu quả, đảm bảo việc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Tỉ lệ suy dinh dƣỡng của trẻ em dƣới 5 tuổi từ 7,8% năm 2006 giảm xuống còn 5,3% năm 2009. Tỉ lệ 15 bác sĩ / 10.000 dân mà Thành phố Hồ Chí Minh đang phấn

đấu cũng cao nhất trong cả nƣớc (hiện nay cả nƣớc chỉ mới đạt 7,6). Đây là điều kiện rất quan trọng để thành phố tăng cƣờng giáo dục sức khỏe giới tính, sức khỏe vị thành niên cho trẻ.

Chƣơng trình xóa đói giảm nghèo thành phố đƣợc triển khai từ năm 1992, với nhiều lần điều chỉnh nâng mức chuẩn nghèo cho phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Đến đầu năm 2014, thành phố đã tổng kết giai đoạn 3 trƣớc thời hạn, hồn thành mục tiêu cơ bản: khơng cịn hộ nghèo theo chuẩn quốc gia giai đoạn 2011 - 2015. Đánh giá về chƣơng trình, Ơng Nguyễn Thành Tài, Nguyên Phó Chủ tịch Thƣờng trực Ủy ban nhân dân thành phố đã nhận xét: “Thực tiễn 40 năm qua chứng minh rằng ngƣời lao động, ngƣời nghèo luôn đƣợc quan tâm và tôn trọng trong xã hội. Thành phố ln xem việc chăm lo lợi ích cho dân, ra sức xây dựng cuộc sống bình yên, ấm no, hạnh phúc cho ngƣời dân là mục tiêu hàng đầu và xun suốt. Đó cũng chính là phẩm hạnh của Đảng cầm quyền”.

Có thể nói, Lãnh đạo thành phố luôn rất chủ động, với tƣ tƣởng sẵn sàng đổi mới, sẵn sàng thử nghiệm, mong muốn đƣa thành phố vƣợt lên trƣớc, trở thành đầu tàu kéo kinh tế - văn hóa – xã hội của cả nƣớc cùng phát triển. Đây là yếu tố hết sức quan trọng để xây dựng các cơ chế mở, có tính đột phá cho hoạt động tƣ vấn trƣờng học tại Thành phố Hồ Chí Minh, khi mà hoạt động này còn chƣa đƣợc Bộ Giáo dục và Đào tạo quan tâm đúng mức, chƣa có những cơ chế, hành lang pháp lí vững vàng.

2.1.2.Thành tựu của giáo dục và đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh:

Tính đến đầu năm học 2015 – 2016, chỉ tính riêng khối phổ thơng, Thành phố Hồ Chí Minh đã có hơn 1,5 triệu học sinh với hơn 100 ngàn cán bộ - giáo viên – nhân viên ngành giáo dục và đào tạo, hơn 650 trƣờng học và hơn 12.000 phòng học (nhiều nhất trong cả nƣớc). Cụ thể nhƣ sau:

Bảng 2. 1: Số liệu trường, lớp, học sinh và đội ngũ ngành giáo dục và đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh năm học 2015 - 2016 ST T Ngành học, bậc học trƣờng Số Lớp Học sinh Phòng học CB-GV-NV Tổng cộng 1.919 42.654 1.538.251 40.913 103.655 1 Mầm non 975 12.694 354.255 13.998 38.389 2 Tiểu học 488 15.122 584.320 13.332 26.411 3 THCS 265 9.515 397.599 8.168 21.234 4 THPT 193 5.323 202.077 5.415 17.621

(Số liệu từ báo cáo chuẩn bị năm học mới 2015 – 2016 và báo cáo tổng kết năm học 2014 – 2015)

Đại hội Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ IX (nhiệm kỳ 2010 – 2015) đã xác định nhiệm vụ của ngành giáo dục và đào tạo: “Xây dựng nền giáo dục tiên tiến, mang đậm bản sắc dân tộc, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế.”. Trong suốt 40 năm xây dựng và phát triển (1975 – 2015), giáo dục và đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh ln xứng đáng là ngọn cờ đầu của cả nƣớc, đạt đƣợc nhiều thành tựu quan trọng, đáp ứng yêu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài, phục vụ cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc và giúp thành phố ngày một phát triển, hội nhập với các nƣớc trong khu vực và trên thế giới. Sự phát triển mạnh mẽ đó có đƣợc do những đặc điểm hết sức cơ bản của thành phố và đây cũng là chỗ dựa để giáo dục và đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh đẩy mạnh hoạt động tƣ vấn trƣờng học.

2.1.2.1. Lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh ln thực sự xem giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu.

Thành phố Hồ Chí Minh là địa phƣơng có tốc độ tăng dân số rất nhanh. Với mong muốn đảm bảo trƣờng lớp, đáp ứng nhu cầu chỗ học cho con em nhân dân thành phố (kể cả ngƣời lao động nhập cƣ), Lãnh đạo thành phố đã ƣu tiên đầu tƣ rất lớn cho việc xây dựng trƣờng lớp. Từ 14.992 lớp học với

595 trƣờng, sau 40 năm, đến nay, Thành phố đã có 27.901 lớp học với 938 trƣờng. Qua đó, đảm bảo chỗ học cho 1.122.447 học sinh phổ thông (so với 742.763 học sinh vào năm 1975). Nhƣ vậy, số phòng học đã tăng 1,86 lần để theo kịp số học sinh tăng 1,51 lần. Đó là chƣa kể khoản ngân sách tăng hàng năm để đầu tƣ cho giáo dục và đào tạo thành phố.

Lãnh đạo thành phố cũng đã chỉ đạo tồn bộ hệ thống chính trị, các sở ban ngành, đồn thể, chính quyền địa phƣơng phải tích cực tham gia q trình phát triển giáo dục và đào tạo thành phố. Thành tựu lớn nhất của hệ thống chính trị đối với giáo dục thành phố là hoạt động phổ cập giáo dục. Thành phố Hồ Chí Minh sớm hồn thành phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở vào năm 2002 (cả nƣớc hoàn thành vào năm 2010), là địa phƣơng duy nhất hoàn thành phổ cập giáo dục trung học phổ thông (năm 2009) và cũng vừa đƣợc cơng nhận hồn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi.

2.1.2.2. Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh xây dựng được nhiều cơ chế, chính sách đặc thù mang tính đột phá.

Với nền tảng là sự ủng hộ của Lãnh đạo thành phố, Ngành Giáo dục và Đào tạo đã rất chủ động, tích cực để xuất nhiều cơ chế, chính sách đặc thù, mang tính đột phá nhằm thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW và giúp giáo dục thành phố liên tục là ngọn cờ đầu của cả nƣớc. Có thể kể đến những chế độ, chính sách đặc thù dành cho các giáo viên dạy môn giáo dục công dân, cán bộ pháp chế, cán bộ y tế nhà trƣờng,... đã giúp đội ngũ yên tâm hơn trong công tác. Gần đây nhất, Nghị quyết 01 của Hội đồng nhân dân thành phố về hỗ trợ giáo dục mầm non đã đƣa thêm chức danh nhân viên nuôi dƣỡng vào trƣờng mầm non và rất nhiều chế độ hỗ trợ thêm để cải thiện đời sống cho cán bộ - giáo viên – nhân viên ngành học mầm non. Đó là chƣa kể đến hàng loạt những đề án, giải pháp đột phá đƣợc ngành giáo dục và đào tạo thành phố tham mƣu nhƣ mơ hình “Trƣờng tiên tiến theo xu hƣớng hiện đại và hội nhập quốc tế”, đề án Thẻ học đƣờng SSC, chƣơng trình “Nhà ở cho cán bộ - giáo

viên – nhân viên ngành giáo dục và đào tạo thành phố, đề án “nâng cao năng lực tiếng Anh cho học sinh phổ thơng và chun nghiệp thành phố”, chƣơng trình “Dạy các mơn Tốn, Khoa học và Tiếng Anh tích hợp chƣơng trình Bộ Giáo dục Anh và Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam”,... đang phát huy hiệu quả, dần đƣa những nội dung của Nghị quyết 29 vào đời sống. Tất cả là cơ sở rất quan trọng để tin tƣởng vào việc Thành phố Hồ Chí Minh sẽ thơng qua những cơ chế, chính sách, giải pháp đặc thù cho hoạt động tƣ vấn trƣờng học.

2.1.2.3. Giáo dục tồn diện được Thành phố Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng

Thành phố Hồ Chí Minh ln quan tâm nhiều đến công tác giáo dục đạo đức, lối sống, kĩ năng sống cho học sinh. Với quan điểm giáo dục học sinh một cách tồn diện, khơng chỉ dạy chữ mà còn phải dạy ngƣời, ngành Giáo dục và Đào tạo thành phố luôn chỉ đạo các đơn vị trƣờng học thực hiện nhiều biện pháp, từ chuyên môn đến các hoạt động ngoại khóa để tăng cƣờng giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống. Lãnh đạo thành phố và lãnh đạo ngành chƣa bao giờ đặt ra những chỉ tiêu về điểm số, về thành tích đào tạo học sinh giỏi,... Mơ hình xây dựng trƣờng tiên tiến cũng khơng q đặt nặng về kết quả học tập mà mục tiêu là xây dựng thế hệ trẻ có lí tƣởng, hồi bão, sống tốt, sống có ích, có kĩ năng để trở thành ngƣời cơng dân tồn cầu, đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và phát triển thành phố.

Với những mối quan tâm đó, với sự coi trọng cơng tác an ninh, an toàn trƣờng học, xây dựng môi trƣờng sƣ phạm lành mạnh, hƣớng đến giáo dục toàn diện cho học sinh của ngành giáo dục và đào tạo, chắc chắn, hoạt động tƣ vấn sẽ là giải pháp đƣợc ủng hộ vì những mục tiêu của hoạt động gắn liền với mục tiêu giáo dục tồn diện và xây dựng mơi trƣờng sƣ phạm phù hợp để các em học tập, rèn luyện và trƣởng thành.

2.1.2.4. Truyền thống của giáo dục và đào tạo thành phố là tích cực đổi mới

đổi mới, sẵn sàng đột phá. Cách đây 10 năm, Thành phố đã thí điểm mơ hình trƣờng học tiên tiến nhằm đƣa mục tiêu hội nhập vào giáo dục phổ thơng. Cịn 15 năm trƣớc, thành phố đã thí điểm dạy tiếng Anh trong trƣờng Tiểu học (Bộ GD&ĐT bắt đầu thí điểm từ năm 2011). Thành phố cũng mạnh dạn áp dụng các chuẩn quốc tế để đánh giá trình độ tiếng Anh của học sinh.

Trong đổi mới phƣơng pháp dạy học, hàng loạt các mơ hình hay đã đƣợc nhân rộng từ Thành phố Hồ Chí Minh. Đó là dạy học hƣớng vào cá nhân học sinh, đề cao dạy phƣơng pháp tự học, tăng cƣờng tính chủ động và dạy kỹ năng thích ứng với cuộc sống cho học sinh,... Đó là đƣa các chuẩn Quốc tế vào đánh giá kết quả dạy môn Tiếng Anh và Tin học. Đó là chủ trƣơng đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, kêu gọi sự tham gia của toàn xã hội vào hoạt động giáo dục... Đó là đẩy mạnh phong trào học sinh nghiên cứu khoa học qua việc duy trì và phát triển các câu lạc bộ - đội – nhóm học thuật, nghiên cứu khoa học.

Với truyền thống đó, tin tƣởng, Thành phố Hồ Chí Minh đã và sẽ tiếp tục đi đầu, tích cực trong việc đẩy mạnh hiệu quả hoạt động tƣ vấn trƣờng học với nhiều giải pháp đồng bộ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tư vấn các trường trung học phổ thông thành phố hồ chí minh (Trang 65 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)