Chỉ đạo hoạt động sinh hoạt chuyên môn theo cụm giữa các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tư vấn các trường trung học phổ thông thành phố hồ chí minh (Trang 129)

10. Cấu trúc của đề tài:

3.2. Một số biện pháp quản líhoạt độngtƣ vấn trƣờng học khố

3.2.6. Chỉ đạo hoạt động sinh hoạt chuyên môn theo cụm giữa các

giáo viên tư vấn trường học

3.2.6.1. Mục tiêu biện pháp

Tăng cƣờng sinh hoạt, giao ban, trao đổi chuyên môn, giúp giáo viên tƣ vấn nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ thông qua việc học hỏi lẫn nhau. Ngoài ra, cũng nâng cao tính liên kết giữa các giáo viên tƣ vấn để giúp

đỡ lẫn nhau khi gặp những ca khó.

3.2.6.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Thực tế, dù có quan tâm nhiều hơn đi nữa, thì việc tổ chức bồi dƣỡng, tập huấn, giao ban công tác tƣ vấn trƣờng học cũng không thể quá thƣờng xuyên. Nhiều nhất thì mỗi năm, giáo viên tƣ vấn chỉ có khoảng 3-4 lần để trao đổi, nâng cao trình độ chuyên mơn, nghiệp vụ. Mà hoạt động tƣ vấn thì liên tục cần bổ sung kiến thức, nhất là những thay đổi chung của giới trẻ. Việc trao đổi thƣờng xuyên giữa các giáo viên tƣ vấn có thể giúp các trƣờng học tập lẫn nhau những mơ hình hay, cách làm hiệu quả, học hỏi những ca xử lí đặc biệt, những tình huống bất thƣờng mới nảy sinh, trao đổi để tìm ra biện pháp can thiệp hiệu quả đối với những trƣờng hợp phức tạp.

Hiện nay, khối THPT tại Thành phố Hồ Chí Minh có 8 cụm chun mơn. Các cụm này thƣờng xun có hoạt động thao giảng, dự giờ, trao đổi về chuyên môn của từng môn học. Đối với giáo viên tƣ vấn, vì mỗi trƣờng chỉ có 1-2 giáo viên tƣ vấn nên việc trao đổi, học tập lẫn nhau cần có sự kết nối liên trƣờng. Vì vậy, trong chỉ đạo chung cần có ngày bộ mơn (theo Quyết định 1090 là ngày thứ Tƣ) để các trƣờng tổ chức giao ban, học tập lẫn nhau theo cụm chuyên môn. Việc sinh hoạt chuyên môn cần tổ chức định kì, ít nhất 1 tháng / 1 lần để giáo viên tƣ vấn gặp gỡ nhau nhiều hơn, tăng khả năng gắn kết, tạo điều kiện để cùng hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong công việc. Đây cũng là biện pháp có thể giúp nâng cao chất lƣợng, trình độ của giáo viên tƣ vấn.

3.2.7. Tăng cường kiểm tra, giám sát, đảm bảo hiệu quả hoạt động tư vấn trường học tại Thành phố Hồ Chí Minh

3.2.7.1. Mục tiêu biện pháp

Sở Giáo dục và Đào tạo tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát hoạt động tƣ vấn trƣờng học, đảm bảo các trƣờng thực hiện đầy đủ những chỉ đạo, quy định, qua đó, đảm bảo hiệu quả, chất lƣợng hoạt động tƣ vấn trƣờng học tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời, phối hợp với đơn vị có chun mơn để xây dựng bộ chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động tƣ vấn, làm công cụ cho

các nhà quản lí giáo dục đánh giá đƣợc chất lƣợng của hoạt động.

3.2.7.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Hiện nay, quản lí hoạt động tƣ vấn trƣờng học đƣợc Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo giao cho Phòng Cơng tác học sinh sinh viên. Phịng Cơng tác học sinh sinh viên cần phân công chuyên viên phụ trách trực tiếp, theo dõi sát sao để tham mƣu các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tƣ vấn trƣờng học.

Nhằm tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát, Sở Giáo dục và Đào tạo phải yêu cầu các trƣờng thƣờng xuyên báo cáo mỗi học kỳ, năm học; phối hợp với các nhà chuyên môn thiết kế những mẫu báo cáo số liệu, sổ sách, hồ sơ để chuẩn hóa các hoạt động. Từ đó, dễ dàng trong cơng tác thống kê và đảm bảo tính chính xác, trung thực của các báo cáo, phục vụ hiệu quả cơng tác quản lí hoạt động. Tuy nhiên, việc kiểm tra, giám sát trên cơ sở đọc báo cáo hoặc xem các sổ tƣ vấn đều mang tính cảm tính rất cao, thiếu khách quan, thiếu tính khoa học. Đây cũng là ngun nhân khiến cơng tác kiểm tra, giám sát hoạt động tƣ vấn trƣờng học trong thời gian qua chƣa thực chất.

Để đánh giá đúng chất lƣợng hoạt động tƣ vấn, Sở Giáo dục và Đào tạo cần đặt hàng, phối hợp với các nhà khoa học, các chuyên gia của Hội Khoa học tâm lí giáo dục thành phố xây dựng Bộ Chỉ số đánh giá hiệu quả thực chất của hoạt động tƣ vấn trƣờng học. Bộ Chỉ số này sau khi hoàn chỉnh và triển khai đến các đơn vị sẽ phục vụ rất đắc lực cho công tác kiểm tra, giám sát, giúp các nhà quản lí giáo dục từ cấp Sở đến các trƣờng có điều kiện để đánh giá hiệu quả hoạt động đúng thực chất và kịp thời điều chỉnh các chỉ đạo cho sát với thực tiễn hoạt động.

Sau hơn 3 năm triển khai, Sở Giáo dục và Đào tạo cũng cần tổ chức sơ kết tình hình thực hiện Quyết định 1090. Qua đó, nắm đƣợc những hạn chế, bất cập và kịp thời có những điều chỉnh, chỉ đạo phù hợp hơn với tình hình. Ngồi ra, hàng năm cũng cần tổ chức tổng kết hoạt động tƣ vấn trƣờng học để động viên, nhân rộng và khen thƣởng các cá nhân, tập thể, các mơ hình hay,

hiệu quả; đề ra những giải pháp, định hƣớng hoạt động phù hợp với diễn biến tình hình có nhiều biến động.

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Tất cả các biện pháp trên đều có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau. Việc tăng cƣờng hành lang pháp lí cho hoạt động tƣ vấn trƣờng học là cơ sở nền tảng, đảm bảo sự bền vững của hoạt động và góp phần thúc đẩy các biện pháp khác phát huy đƣợc hiệu quả. Có hành lang pháp lí vững chắc thì Sở Giáo dục và Đào tạo mới mạnh dạn chỉ đạo, đề xuất các biện pháp tăng cƣờng chất lƣợng hoạt động, tăng cƣờng kiểm tra, giám sát, đẩy mạnh công tác truyền thông, yêu cầu Lãnh đạo các đơn vị phải quan tâm, tạo điều kiện để hoạt động tƣ vấn trƣờng học đƣợc nâng tầm, nâng chất lƣợng. Ngoài ra, hành lang pháp lí xây dựng đƣợc cũng là kết quả của việc thực hiện đồng bộ các biện pháp khác. Muốn đề xuất Lãnh đạo thành phố thì đội ngũ giáo viên tƣ vấn phải hoạt động hiệu quả, có chất lƣợng, đủ đáp ứng yêu cầu. Để Đề án “Tƣ vấn trƣờng học” đƣợc thơng qua thì Lãnh đạo thành phố, Lãnh đạo các sở ban ngành, đồn thể, lực lƣợng truyền thơng và ngƣời dân thành phố phải nhận thức đầy đủ tầm quan trọng, ý nghĩa của hoạt động để quan tâm, ủng hộ...

Cổng thông tin điện tử và Tổng đài tƣ vấn trƣờng học ra đời sẽ đem lại hiệu ứng xã hội to lớn. Đây là kênh thông tin, tuyên truyền vô cùng hiệu quả. Đồng thời, cũng là biện pháp nâng cao chất lƣợng của đội ngũ giáo viên tƣ vấn trƣờng học. Và cũng chỉ khi xã hội hiểu rõ tác dụng của hoạt động tƣ vấn thì Cổng thơng tin, Tổng đài tƣ vấn mới thu hút đông đảo phụ huynh, học sinh tham gia tƣ vấn.

Trong các biện pháp trên, việc hợp tác với giữa Sở Giáo dục và Đào tạo và Hội Khoa học tâm lí giáo dục thành phố là giải pháp kĩ thuật vô cùng quan trọng. Sự hợp tác này là có lợi cho cả đơi bên cũng nhƣ cho hoạt động tƣ vấn trƣờng học. Một bên là cơ quan quản lí, có cơng cụ, có quyền lực, nắm đƣợc đội ngũ, có tầm để đề xuất các giải pháp tích cực hơn với Lãnh đạo Thành

phố và Trung ƣơng nhƣng thiếu chuyên môn, chƣa hiểu nhiều, hiểu sâu, hiểu rõ về hoạt động tƣ vấn. Một bên quy tụ đƣợc những chuyên gia hàng đầu về hầu hết các lĩnh vực liên quan, có khả năng tham mƣu về chuyên môn, đủ năng lực để kêu gọi sự tham gia của những nhà khoa học, nhà nghiên cứu nhƣng khơng có cơng cụ, khơng có thẩm quyền để trực tiếp can thiệp, tổ chức, chỉ đạo, điều hành. Trong tất cả các biện pháp trên, vai trị của sự hợp tác giữa những nhà quản lí và những nhà chuyên môn đều hết sức quan trọng.

Tiểu kết chƣơng 3.

Công tác tƣ vấn trƣờng học là một hoạt động có ý nghĩa chủ động và góp phần giải quyết hiệu quả các khó khăn trong đời sống tâm lí của học sinh, phịng ngừa kịp thời những tác động tiêu cực có thể gây bất ổn, ảnh hƣởng đến chất lƣợng cuộc sống và học tập của các em. Việc lãnh đạo thành phố quan tâm và chỉ đạo đẩy mạnh, đƣợc các Sở ban ngành cùng phối hợp để phát triển và đƣợc các mạnh thƣờng quân, cha mẹ học sinh cùng hợp tác đã giúp công tác tƣ vấn trƣờng học ngày càng phát huy hiệu quả cao hơn.

Sự ra đời của quyết định ban hành quy định tạm thời về công tác tƣ vấn trƣờng học của Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh là bƣớc đi tích cực đầu tiên nhằm hồn thiện các cơ sở pháp lí, góp phần giúp cơng tác tƣ vấn trƣờng học có định hƣớng phát triển đúng. Nhờ vậy, số lƣợng giáo viên tƣ vấn chuyên trách tăng nhiều, công tác tƣ vấn đƣợc thực hiện chủ động hơn, xuất hiện nhiều mơ hình hay, hiệu quả.

Trong bối cảnh là đơn vị đi trƣớc, tiên phong trong việc triển khai công tác tƣ vấn trƣờng học, việc phối hợp với các đơn vị, các chuyên gia có ý nghĩa hỗ trợ rất tích cực nhất là để hình thành đội ngũ giáo viên tƣ vấn chuyên nghiệp, có chuyên môn và tay nghề cao, đáp ứng đƣợc nhu cầu công việc.

Trong thời gian tới, việc tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lí, đẩy mạnh phối hợp với các đơn vị chuyên môn, các trƣờng Đại học, Cao đẳng và

nhất là Hội Khoa học Tâm lí giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh sẽ có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả của hoạt động tƣ vấn trƣờng học tại các trƣờng THPT nói riêng và các trƣờng học ở mọi cấp học, bậc học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh nói chung. Tuy nhiên, để các biện pháp thực sự phát huy hiệu quả, rất cần sự quan tâm hơn nữa của Sở Giáo dục và Đào tạo. Chỉ có quyết tâm, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, kiên trì thực hiện đồng bộ các biện pháp thì hoạt động tƣ vấn trƣờng học mới thực sự phát triển mạnh mẽ.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Hoạt động tƣ vấn trƣờng học là một nhân tố chủ động góp phần xây dựng môi trƣờng “Trƣờng học thân thiện, học sinh tích cực”. Từ việc xây dựng hoạt động nhằm hỗ trợ, giúp đỡ các em học sinh giải quyết các thắc mắc về sự biến đổi trong đời sống tâm sinh lý lứa tuổi, trong các mối quan hệ về tình bạn, tình yêu tuổi mới lớn, về quan hệ gia đình, thầy cơ và về các quan hệ xã hội khác, cũng nhƣ các vấn đề cụ thể về tâm lý, tình cảm cụ thể trong cuộc sống. Dần dần, tƣ vấn trƣờng học đã trở thành một hoạt động quan trọng trong nhà trƣờng nhằm giáo dục, rèn luyện, hoàn thiện nhân cách, lối sống, giúp học sinh vƣợt qua những khó khăn, vƣớng mắc trong học tập, sinh hoạt, giải đáp cho các em không chỉ những vấn đề về tâm sinh lí mà cịn cả việc học hành, phƣơng pháp học tập hiệu quả, tƣ vấn hƣớng nghiệp, chọn nghề,...

Qua nghiên cứu lí luận và thực trạng hoạt động tƣ vấn trƣờng học tại 5 trƣờng THPT Cơng lập Thành phố Hồ Chí Minh, tơi đã tìm hiểu và đạt đƣợc những kết quả nhất định.

1.1. Về lí luận:

Hoạt động tƣ vấn đã đƣợc các nƣớc tiên tiến quan tâm và sớm đƣa vào trƣờng học từ đầu thế kỉ thứ 20. Sau một quá trình hình thành, xây dựng và phát triển, hoạt động tƣ vấn trƣờng học đã đƣợc mở rộng ở nhiều nƣớc với nhiều mơ hình đa dạng, phong phú. Để quản lí hoạt động tƣ vấn trƣờng học ở các nƣớc phát triển có sự phối hợp rất chặt chẽ, phân nhiệm rõ ràng giữa các nhà quản lí giáo dục ở từng cấp và đơn vị chuyên môn (các Hiệp hội). Khác với các nƣớc đã có hoạt động tƣ vấn trƣờng học phát triển, ở nƣớc ta, đây còn là một hoạt động khá mới mẻ, đặc biệt là cơng tác quản lí nhà nƣớc về hoạt động tƣ vấn trƣờng học.

Thơng qua nghiên cứu cơ sở lí luận, mơ hình quản lí hoạt động tƣ vấn của NASP và những nghiên cứu của một số chuyên gia đầu ngành trong nƣớc,

tơi đã tìm hiểu, so sánh và rút ra một số khái niệm, cơ sở lí luận cho hoạt động tƣ vấn trƣờng học cũng nhƣ cơng tác quản lí hoạt động tƣ vấn trƣờng học. Về các khái niệm tƣ vấn, tƣ vấn trƣờng học và quản lí hoạt động tƣ vấn trƣờng học của ta có khá nhiều đặc thù khác với các nƣớc. Do mới hình thành hoạt động tƣ vấn trƣờng học và cũng chƣa thực sự trở thành một hoạt động đều khắp, đƣợc quy định đầy đủ từ Trung ƣơng, lực lƣợng giáo viên tƣ vấn chƣa đƣợc phát triển đầy đủ về số lƣợng và chất lƣợng, cơng tác quản lí hoạt động cũng chƣa thống nhất, nên nhiều mảng nội dung của hoạt động tƣ vấn và quản lí hoạt động tƣ vấn ở nƣớc ta chƣa thực hiện đƣợc một cách đầy đủ. Điển hình nhƣ hoạt động phịng ngừa và trị liệu tâm lí chƣa đƣợc hiểu và thực hiện một cách đầy đủ; công tác kiểm tra, đánh giá, đảm bảo chất lƣợng hoạt động tƣ vấn trƣờng học cũng chƣa có các nghiên cứu, công cụ, bộ chỉ số để tổ chức thực hiện một cách khách quan, khoa học, chính xác.

Trong thực tế, ở nƣớc ta, nhiều nội dung, hình thức, cấp độ của tƣ vấn trƣờng học đã đƣợc thực hiện nhƣng chƣa có những nghiên cứu, cơ sở lí luận một cách chặt chẽ, rõ ràng. Những văn bản chỉ đạo của Bộ hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo thực tế đều có đề cập đến những nội dung, hình thức, cấp độ của hoạt động tƣ vấn, kể cả chủ thể và khách thể của hoạt động, nhiều nét tƣơng đồng với mơ hình của NASP nhƣng phần lí luận, trình bày chƣa rõ ràng, đầy đủ, khoa học. Những nghiên cứu về hoạt động tƣ vấn trƣờng học trƣớc đó thƣờng né tránh vai trị quản lí của các cơ quan quản lí nhà nƣớc (Bộ, Sở, Phòng).

Trong cơng tác quản lí hoạt động tƣ vấn trƣờng học, phần lí luận đã định hình đƣợc những nội dung cần thực hiện gồm quản lí hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính, quản lí việc xây dựng mục tiêu, quản lí đội ngũ giáo viên tƣ vấn, quản lí cơng tác kiểm tra đánh giá và quản lí các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động tƣ vấn trƣờng học.

1.2. Về thực trạng:

Trên cơ sở lí luận cơng tác quản lí hoạt động tƣ vấn trƣờng học, tôi đã tiến hành nghiên cứu các tài liệu thu thập đƣợc từ Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh và khảo sát bằng phiếu hỏi các Phó Hiệu trƣởng phụ trách, giáo viên tƣ vấn, giáo viên chủ nhiệm, phụ huynh và học sinh của 5 trƣờng THPT có hoạt động tƣ vấn trƣờng học đƣợc tổ chức bài bản và hiệu quả. Ngồi ra, tơi cịn tiến hành phỏng vấn Phó Giám đốc Sở GD&ĐT, Phó Hiệu trƣởng và 2 giáo viên tƣ vấn trƣờng THPT Marie Curie để tìm hiểu sâu hơn về thực trạng hoạt động và thực trạng quản lí hoạt động tƣ vấn trƣờng học.

Kết quả nghiên cứu hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật cho thấy, các văn bản chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo không mang lại hiệu quả. Rất ít cán bộ quản lí (20%) biết về các văn bản này (ví dụ cơng văn số 9971/BGDĐT-CTHSSV). Qua phỏng vấn đƣợc biết nguyên nhân là do các văn bản này không phải văn bản quy phạm pháp luật, không quy định và hƣớng dẫn cụ thể, khơng có tính pháp lí để thực thi. Nhƣng Quyết định 1090/QĐ-GDĐT-TC của Sở Giáo dục và Đào tạo thì lại đƣợc 100% cán bộ quản lí và giáo viên tƣ vấn biết và đánh giá văn bản đã tác động “Hiệu quả” đối với hoạt động tƣ vấn trƣờng học. Tác động lớn nhất của Quyết định 1090, theo đánh giá của Phó Hiệu trƣởng và giáo viên tƣ vấn các trƣờng là giúp thay đổi nhận thức của Lãnh đạo nhà trƣờng (4,0) và hƣớng dẫn hoạt động tƣ vấn trƣờng học (3,6). Tuy nhiên, kết quả phỏng vấn cho thấy các đơn vị vẫn kiến nghị cần pháp lí hóa Quyết định 1090, biến Quyết định ban hành quy định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tư vấn các trường trung học phổ thông thành phố hồ chí minh (Trang 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)