Thực trạng quản lí cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tư vấn các trường trung học phổ thông thành phố hồ chí minh (Trang 104)

10. Cấu trúc của đề tài:

2.4. Thực trạng cơng tác quản líhoạt độngtƣ vấn trƣờng học

2.4.4. Thực trạng quản lí cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt

động tư vấn trường học:

Với việc tăng cƣờng tuyên truyền, vận động, kiểm tra, giám sát của Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh, nhận thức của Lãnh đạo các đơn vị đối với hoạt động tƣ vấn trƣờng học đã có nhiều chuyển biến tích cực. Số lƣợng các trƣờng có phịng tƣ vấn riêng biệt đã ngày càng tăng mặc dù tỉ lệ vẫn chƣa đạt nhƣ mong muốn. Trong điều kiện phòng ốc thiếu thốn, việc ngày càng nhiều lãnh đạo các trƣờng mạnh dạn dành một phòng để làm phòng tƣ vấn là biểu hiện sự nâng tầm nhận thức rõ rệt đối với hoạt động tƣ vấn trƣờng học.

Theo Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, mục tiêu là tới năm 2020, 100% các trƣờng có phịng tƣ vấn riêng biệt và đảm bảo thực hiện đúng quy định về hỗ trợ cơ sở vật chất cho hoạt động tƣ vấn. Tuy nhiên, để đạt đƣợc mục tiêu này, Sở Giáo dục và Đào tạo phải tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát.

2.4.5. Thực trạng quản lí cơng tác kiểm tra, đánh giá hoạt động tư vấn trường học

Cả 5 trƣờng tiến hành khảo sát đều có phân cơng Phó Hiệu trƣởng theo dõi hoạt động tƣ vấn trƣờng học. Điều này chứng tỏ việc quan tâm của Lãnh đạo nhà trƣờng đối với mảng công tác này và cũng là điều kiện hết sức quan trọng để nhà trƣờng kiểm tra, đánh giá hiệu quả hoạt động.

100% đơn vị khảo sát đều yêu cầu giáo viên tƣ vấn xây dựng kế hoạch năm học, có báo cáo hàng năm, mỗi học kỳ, thậm chí có trƣờng yêu cầu báo cáo hàng quý, hàng tháng. Bên cạnh đó, 4/5 trƣờng có tổ chức kiểm tra sổ tƣ vấn ít nhất theo năm học, có trƣờng theo học kỳ. Việc kiểm tra, giám sát chặt chẽ nhƣ vậy giúp Ban Giám hiệu nhà trƣờng theo sát đƣợc tiến độ thực hiện kế hoạch, kịp thời giúp đỡ giáo viên tƣ vấn và đảm bảo chất lƣợng hoạt động.

Phó Hiệu trƣởng trƣờng THPT Marie Curie (ơng H.) cho biết, năm học 2008 – 2009, khi kiểm tra thấy số lƣợng học sinh đến tƣ vấn trực tiếp quá ít, Ban Giám hiệu đã trao đổi với giáo viên tƣ vấn và thông qua các giáo viên bộ mơn để tìm hiểu. Kết quả phát hiện có 2 nguyên nhân chính: một là tâm lí e ngại của học sinh, hai là sự thiếu tin tƣởng vào giáo viên tƣ vấn của các giáo viên khác. Để khắc phục tình trạng này, Ban Giám hiệu đã thống nhất với giáo viên tƣ vấn đƣa giờ giáo dục kĩ năng sống vào dạy trong lớp, do giáo viên tƣ vấn đứng lớp và tổ chức thêm chuyên đề cho giáo viên bộ mơn. Việc làm này đƣợc duy trì và phát triển rất tốt trong những năm học tiếp theo, đã khắc phục đƣợc 2 nguyên nhân trên, giúp tăng số lƣợng học sinh đến với phịng tƣ vấn. Ngồi ra, nhà trƣờng hiện đang sử dụng mẫu báo cáo số liệu mà Sở Giáo dục và Đào tạo đã triển khai năm 2012. Qua đó, theo dõi chặt chẽ tình hình hoạt động tƣ vấn. Tuy nhiên, ông H. cũng thừa nhận, cịn thiếu những cơng cụ khoa học cần thiết (bộ chỉ số) để đánh giá đúng chất lƣợng hoạt động tƣ vấn.

Ở cấp độ Thành phố, chỉ có năm 2012 và 2013, việc kiểm tra, giám sát hoạt động tƣ vấn trƣờng học mới đƣợc thực hiện thƣờng xuyên. Mỗi cuối năm học, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh đều yêu cầu các trƣờng báo cáo với mẫu rất chi tiết. Từ đó, các trƣờng cũng xây dựng mẫu báo cáo để kiểm tra, giám sát hiệu quả hoạt động tƣ vấn tại đơn vị. Bên cạnh đó, Sở Giáo dục và Đào tạo còn tổ chức Hội nghị sơ kết hoặc giao ban liên quan đối với đội ngũ giáo viên tƣ vấn trƣờng học để kịp thời nhắc nhở, điều chỉnh những mặt hạn chế. Tuy nhiên, từ năm 2014 đến nay, do công tác luân chuyển cán

bộ nên Sở Giáo dục và Đào tạo hiện khơng cịn nhân sự theo dõi chặt mảng này nhƣ trƣớc. Qua phỏng vấn đƣợc biết, việc Sở Giáo dục và Đào tạo không kiểm tra, giám sát chặt chẽ phần nào khiến các trƣờng giảm sự quan tâm, thiếu các biện pháp thúc đẩy quyết liệt đối với hoạt động tƣ vấn trƣờng học.

Ngoài ra, hiện nay việc đánh giá chất lƣợng hoạt động tƣ vấn tại các trƣờng của Sở Giáo dục và Đào tạo cũng đang thiếu bộ cơng cụ, bộ chỉ số để có thể đánh giá một cách khách quan và chính xác nhất. Trong q trình khảo sát, tơi cũng sử dụng bảng số liệu về hạnh kiểm của học sinh trong 5 năm học gần đây để thử tìm hiểu về hiệu quả hoạt động tƣ vấn trƣờng học tại 5 trƣờng chọn mẫu. Cụ thể nhƣ sau:

Bảng 2. 17: Kết quả xếp loại hạnh kiểm Tốt – Khá

Năm học 2010 - 2011 2011 - 2012 2012 - 2013 2013 - 2014 2014 - 2015 Marie Curie 3.146 3.119 3.269 3.246 2.974 95,16% 96,86% 96,77% 97,54% 98,15% Mạc Đĩnh Chi 3.296 3.082 2.960 2.746 2.840 99,73% 97,41% 97,63% 97,27% 98,27% Nguyễn Thƣợng Hiền 2.073 1.950 1.868 1.898 1.891 99,57% 99,54% 98,52% 99,22% 98,08% Trần Phú 2.925 2.815 2.631 2.627 2.641 99,80% 99,79% 99,66% 99,92% 99,70% Nguyễn Thị Minh Khai 1.924 1.889 1.857 1.767 1.737

99,48% 99,32% 99,41% 99,94% 99,37%

Tuy nhiên, việc khảo sát cho thấy sự thay đổi ở 4 trƣờng THPT Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Thƣợng Hiền, Trần Phú, Nguyễn Thị Minh Khai là rất ít và khơng đều. Chỉ có ở trƣờng THPT Marie Curie, tỉ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm Tốt – Khá có tăng dần.

Biểu đồ 2. 4: Kết quả hạnh kiểm Tốt – Khá của học sinh Marie Curie trong 5 năm học từ 2010 – 2011 đến 2014 – 2015

Điều này chứng minh, xếp loại hạnh kiểm của học sinh phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau (đƣơng nhiên có yếu tố chất lƣợng hoạt động tƣ vấn trƣờng học) nên nếu chỉ căn cứ vào tỉ lệ về hạnh kiểm để đánh giá chất lƣợng hoạt động tƣ vấn trƣờng học là hết sức phiến diện và khơng chính xác. Vì vậy, nhất thiết phải xây dựng Bộ Chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động tƣ vấn trƣờng học một cách khoa học, khách quan và thống nhất ở các đơn vị.

2.4.6. Thực trạng quản lí các yếu tố ảnh hưởng hoạt động tư vấn trường học

Trong những năm qua, với sự chỉ đạo quyết liệt của Lãnh đạo Ngành Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh, nhận thức của Lãnh đạo các đơn vị về vai trò, tác dụng của hoạt động tƣ vấn trƣờng học đã đƣợc nâng cao rõ rệt. Đây cũng là điều kiện hết sức quan trọng để các trƣờng tăng cƣờng đầu tƣ cơ sở vật chất, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho giáo viên tƣ vấn tổ chức thực hiện các hoạt động cũng nhƣ kêu gọi toàn bộ cán bộ, giáo viên của nhà trƣờng cùng tham gia hoạt động tƣ vấn nhƣ những vệ tinh giúp giáo viên tƣ vấn nhà trƣờng thực hiện tốt nhiệm vụ đƣợc giao. Đến nay, số trƣờng có

93.000% 94.000% 95.000% 96.000% 97.000% 98.000% 99.000% 2010 - 2011 2011 - 2012 2012 - 2013 2013 - 2014 2014 - 2015

ngày càng đầy đủ, đáp ứng phần nào đƣợc yêu cầu của hoạt động.

Sự phát triển nhanh của xã hội, các yếu tố văn hóa ngoại lai tác động và yêu cầu giáo dục toàn diện là những điều kiện rất thuận lợi để hoạt động tƣ vấn phát triển mạnh mẽ. Nhận thức của xã hội về hoạt động tƣ vấn trƣờng học đã có nhiều thay đổi. Kết quả khảo sát về sự ủng hộ của phụ huynh học sinh đối với hoạt động tƣ vấn trƣờng học nhƣ sau:

Bảng 2. 18: Kết quả khảo sát sự ủng hộ của CMHS đối với hoạt động TVTH

Đối tƣợng Trƣờng THPT Nhận thức về hoạt động TVTH Ủng hộ đóng góp Sẵn sàng tài chính Sẵn sàng phối hợp Cha mẹ học sinh Marie Curie 100,0% 100,0% 84,4% Mạc Đĩnh Chi 83,3% 80,0% 80,0% Nguyễn Thƣợng Hiền 60,0% 22,9% 51,4% Trần Phú 84,6% 84,6% 92,3%

Nguyễn Thị Minh Khai 86,7% 73,3% 40,0%

TRUNG BÌNH 82,9% 72,2% 69,6%

Nhìn chung, kết quả thu đƣợc là hết sức khả quan, trên 80% phụ huynh đƣợc hỏi ủng hộ hoạt động tƣ vấn trƣờng học, trên 70% các bậc cha mẹ sẵn sàng đóng góp kinh phí giúp hoạt động tƣ vấn đạt hiệu quả và gần 70% khẳng định sẵn sàng phối hợp cùng giáo viên tƣ vấn. Tỉ lệ thấp ở trƣờng THPT Nguyễn Thƣợng Hiền có thể do phụ huynh chƣa đƣợc tuyên truyền một cách đầy đủ hoặc có ngun nhân khách quan nào đó mà trong khn khổ đề tài chƣa tìm hiểu đƣợc hết, nhƣng những kết quả cịn lại thực đáng khích lệ. Đặc biệt, ở trƣờng THPT Marie Curie, qua tìm hiểu đƣợc biết, 100% phụ huynh đều đƣợc thông tin đầy đủ về các hoạt động tƣ vấn của nhà trƣờng. Do công tác tuyên truyền thực hiện tốt, bản thân phụ huynh thấy đƣợc tác động tích cực của hoạt động tƣ vấn nên 100% phụ huynh đƣợc hỏi đều khẳng định ủng hộ hoạt động và sẵn sàng đóng góp tài chính giúp hoạt động tƣ vấn trƣờng học ngày càng hiệu quả hơn nữa.

Bài học này cũng đã đƣợc Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện rất tốt. Liên tục những năm 2010, 2011 và 2012, Sở Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức hàng loạt các Hội nghị, Hội thảo bàn về tác động tích cực của hoạt động tƣ vấn. Những hoạt động này có sự tham dự của Lãnh đạo Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Thành phố và các chuyên gia hàng đầu về tâm lí giáo dục, đƣợc các phƣơng tiện thơng tin, báo chí đƣa tin ủng hộ. Qua đó đã tác động mạnh mẽ đến nhận thức của các cấp lãnh đạo cùng ngƣời dân Thành phố. Kết quả là sự ra đời của Quyết định 1090 và sự ủng hộ của các ban ngành Thành phố đối với việc tuyển dụng, định biên chức danh giáo viên tƣ vấn trƣờng học, mà khối THPT là những đơn vị đƣợc hƣởng lợi trực tiếp và rõ ràng nhất.

Có thể khẳng định, sự ủng hộ của các cấp ban ngành Thành phố, của giới truyền thông và ngƣời dân Thành phố là những yếu tố ảnh hƣởng hết sức quan trọng đối với hiệu quả của hoạt động tƣ vấn trƣờng học.

2.3. Đánh giá chung

Quyết định 1090 ra đời là một “bƣớc ngoặt” của hoạt động tƣ vấn trƣờng học tại Thành phố Hồ Chí Minh.Trƣớc khi có Quyết định 1090, các trƣờng tại thành phố cũng đã bắt đầu quan tâm và một số trƣờng đã vận dụng xã hội hóa để tổ chức thực hiện nhƣng cịn vơ vàn khó khăn. Từ khi có Quyết định, bắt đầu có định biên, có tuyển dụng giáo viên tƣ vấn trƣờng học, có những hƣớng dẫn rất cụ thể về chế độ chính sách cho đội ngũ, về mục tiêu, nội dung, hình thức tổ chức hoạt động tƣ vấn trƣờng học. Từ đó, các đơn vị có kim chỉ nam để định hƣớng đƣợc hoạt động tƣ vấn tại nhà trƣờng.

Bản thân nhiều giáo viên tƣ vấn rất yêu nghề, đam mê với công việc, nhận thức rất rõ ý nghĩa của hoạt động nên có nhiều nỗ lực, sáng tạo, chủ động trong việc đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tƣ vấn trƣờng học. Những mơ hình hay tại một số trƣờng tiên phong trong hoạt động này đã đƣợc nhân rộng và giúp hoạt động tƣ vấn trƣờng học tại Thành phố Hồ Chí Minh phát triển mạnh mẽ.

Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm của cả nƣớc và khu vực về nhiều mặt. Sự phát triển về kinh tế, xã hội là những đòn bẩy quan trọng giúp hoạt động tƣ vấn trƣờng học có điều kiện để phát triển. Bên cạnh đó, thành phố cũng có đội ngũ chuyên gia giỏi, nhiều kinh nghiệm, đƣợc Hội Khoa học Tâm lí giáo dục Thành phố quy tụ, làm chỗ dựa về chuyên môn giúp nâng cao trình độ của giáo viên tƣ vấn cũng nhƣ tham mƣu nhiều giải pháp hữu hiệu cho Sở Giáo dục và Đào tạo để đẩy mạnh hiệu quả quản lí hoạt động.

Tuy nhiên, Quyết định 1090 cũng chỉ là những quy định tạm thời. Việc thiếu vắng hành lang pháp lí vững chắc khiến hoạt động tƣ vấn trƣờng học trở nên “bấp bênh”, việc áp dụng ở từng nơi, từng khu vực, từng nhà trƣờng thiếu nhất quán. Tình trạng thiếu giáo viên tƣ vấn chuyên trách, nhất là những giáo viên tƣ vấn đƣợc đào tạo bài bản, có bằng cấp chun mơn phù hợp là rào cản rất lớn đối với hoạt động tƣ vấn trƣờng học.

Giáo dục hiện đang gánh trên vai q nhiều vấn đề. Đó là địi hỏi chính đáng của xã hội về một nền giáo dục toàn diện, về chất lƣợng nguồn nhân lực phục vụ cơng cuộc cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa và từng bƣớc hội nhập của thành phố và thế giới,... tất cả đều yêu cầu giáo dục phải đổi mới căn bản và tồn diện. Đó là sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế - văn hóa – xã hội làm giáo dục phần nào bị lạc hậu, chƣa theo kịp đà tăng trƣởng. Đó là những tác động tiêu cực của xã hội, sự thâm nhập của nạn bạo lực và các tệ nạn xã hội vào nhà trƣờng đòi hỏi các đơn vị tăng cƣờng công tác quản lí, đẩy mạnh hoạt động phối hợp để đảm bảo an ninh, trật tự trƣờng học,... Khơng có vấn đề nào là “nhỏ” đối với giáo dục và đào tạo hiện nay nên việc tập trung chỉ đạo, đẩy mạnh hoạt động tƣ vấn trƣờng học cũng gặp khơng ít khó khăn.

Tiểu kết chƣơng 2

Trong phần nghiên cứu thực trạng cơng tác quản lí hoạt động tƣ vấn trƣờng học tại Thành phố Hồ Chí Minh, tơi đã tìm hiểu và phân tích đặc điểm tình hình của thành phố và của ngành giáo dục – đào tạo thành phố. Đó là cơ sở quan trọng giải thích tại sao trong 63 tỉnh thành phố của cả nƣớc, Thành phố Hồ Chí Minh lại có thể triển khai hoạt động tƣ vấn trƣờng học trƣớc một cách tƣơng đối có hệ thống và bài bản. Để tiến hành khảo sát thực trạng, tôi đã phát 640 phiếu khảo sát cho cán bộ quản lí, giáo viên tƣ vấn, giáo viên chủ nhiệm, phụ huynh và học sinh của 5 trƣờng THPT Cơng lập có hoạt động tƣ vấn trƣờng học phát triển và sử dụng phƣơng pháp phỏng vấn trực tiếp đối với cán bộ quản lí của Sở Giáo dục và Đào tạo, Phó Hiệu trƣởng phụ trách và 2 giáo viên tƣ vấn trƣờng THPT Marie Curie. Từ việc phân tích kết quả khảo sát và các tài liệu có liên quan, tơi đã tìm hiểu thực trạng hoạt động tƣ vấn trƣờng học và thực trạng cơng tác quản lí hoạt động tƣ vấn trƣờng học.

Về thực trạng hoạt động tƣ vấn trƣờng học tại Thành phố Hồ Chí Minh, tơi đã tìm hiểu các nội dung sau:

1. Thực trạng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động tƣ vấn trƣờng học.

2. Thực trạng đội ngũ giáo viên tƣ vấn trƣờng học (về số lƣợng và trình độ, về chế độ chính sách, về cơng tác tuyển dụng, về sự tín nhiệm của Ban Giám hiệu – giáo viên – phụ huynh và học sinh).

3. Thực trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động tƣ vấn trƣờng học.

4. Thực trạng nội dung tƣ vấn. 5. Thực trạng hình thức tƣ vấn.

Về thực trạng quản lí hoạt động tƣ vấn trƣờng học tại Thành phố Hồ Chí Minh, tơi đã tìm hiểu các nội dung sau:

và văn bản hành chính về hoạt động tƣ vấn trƣờng học.

2. Thực trạng quản lí việc xây dựng mục tiêu hoạt động tƣ vấn trƣờng học.

3. Thực trạng quản lí đội ngũ giáo viên tƣ vấn trƣờng học (về cán bộ phụ trách hoạt động của Sở GD&ĐT, về chế độ chính sách, về cơng tác tuyển dụng, về đào tạo – bồi dƣỡng, về tạo điều kiện làm việc).

4. Thực trạng quản lí cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động tƣ vấn trƣờng học.

5. Thực trạng quản lí cơng tác kiểm tra, đánh giá hoạt động tƣ vấn trƣờng học.

6. Thực trạng quản lí các yếu tố ảnh hƣởng hoạt động tƣ vấn trƣờng học. Trong thời gian qua, với trách nhiệm của một cơ quan quản lí đầu ngành, chịu trách nhiệm tham mƣu và quản lí giáo dục và đào tạo trên địa bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tư vấn các trường trung học phổ thông thành phố hồ chí minh (Trang 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)