Các nguyên tắc đề xuất các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tư vấn các trường trung học phổ thông thành phố hồ chí minh (Trang 113 - 115)

10. Cấu trúc của đề tài:

3.1. Các nguyên tắc đề xuất các biện pháp

Hoạt động tƣ vấn trƣờng học là một hoạt động còn rất mới, thiếu các văn bản pháp quy, chƣa có sự chỉ đạo một cách nhất quán từ Trung ƣơng và cịn rất nhiều khó khăn từ cơng tác tƣ tƣởng, nhận thức đến đội ngũ, cơ sở vật chất, phƣơng tiện hỗ trợ,... Vì vậy, cịn rất nhiều vấn đề cần phải làm để đẩy mạnh hiệu quả quản lí, thúc đẩy sự phát triển của hoạt động tƣ vấn trƣờng học.

Trong bối cảnh nền kinh tế, xã hội nƣớc ta cịn nhiều khó khăn, ngân sách nhà nƣớc còn hạn hẹp, cả nƣớc đang tập trung thực hiện chỉ đạo cắt giảm biên chế, cắt giảm chi tiêu, việc đề xuất các biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tƣ vấn trƣờng học phải nhìn thẳng vào thực tế, lựa chọn để đề xuất những giải pháp cụ thể, khả thi, đảm bảo đạt đƣợc những hiệu quả tích cực. Vì vậy, khi đề xuất các biện pháp cần tuân thủ một số nguyên tắc nhƣ sau:

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính cấp thiết

Trong bối cảnh có rất nhiều vấn đề cần khắc phục, phải đề xuất những giải pháp đảm bảo tính cấp thiết, khơng thể khơng thực hiện. Tính cấp thiết có lẽ sẽ không quá quan trọng trong những đề tài nghiên cứu khoa học khác, nhƣng với một hoạt động mới, còn nhiều ngổn ngang cần xây dựng, bổ sung, chỉnh sửa kịp thời nhƣ hoạt động tƣ vấn trƣờng học thì tính cấp thiết lại hết sức quan trọng.

Vì vậy, các biện pháp đƣợc đề xuất phải có thể thực hiện ngay, mang lại hiệu quả tức thì mà nếu thiếu nó thì hoạt động tƣ vấn trƣờng học sẽ không phát triển đƣợc. Nếu đề xuất quá nhiều giải pháp thì sẽ chỉ thu đƣợc những giải pháp mang tính “trƣng bày”, khó thực hiện, nhất là trong điều kiện xã hội

và ngành giáo dục và đào tạo còn rất nhiều vấn đề cần quan tâm.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động tƣ vấn trƣờng học phải đƣợc xây dựng trên cơ sở gắn liền với thực tiễn của từng trƣờng học, của ngành giáo dục và đào tạo, của thành phố và của toàn xã hội. Biện pháp phải đƣợc đặt vào bối cảnh cả nƣớc, thành phố và ngành giáo dục cần đầu tƣ nhiều vấn đề, đẩy mạnh nhiều hoạt động, đang trong quá trình thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW Hội nghị Trung ƣơng 8 – khóa XI. Không thể đặt ra những biện pháp quá tầm, khơng phù hợp với đặc điểm tình hình của thành phố và cả nƣớc, nhất là những vấn đề liên quan đến chính sách, đến con ngƣời, đến cơ sở vật chất,...

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Nhƣ đã nêu ở trên, với nhiều khó khăn nhƣ hiện nay, nhiều vấn đề cần đƣợc cải thiện, các biện pháp đề xuất phải đảm bảo tính khả thi. Tức là đề xuất biện pháp để thực thi, có thể thực thi ngay. Tính khả thi và tính thực tiễn có mối quan hệ rất mật thiết. Nếu đề xuất biện pháp đảm bảo tính thực tiễn thì mới khả thi, mới thực hiện đƣợc. Và một biện pháp có tính khả thi nghĩa là đã đƣợc xây dựng phù hợp với thực tiễn, với tình hình chủ quan và khách quan.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo sự phối hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường cùng tham gia hoạt động

Học sinh là một đối tƣợng tƣ vấn đặc biệt. Các em chƣa có sự suy nghĩ thực chín chắn, chƣa hồn tồn chịu trách nhiệm về suy nghĩ và hành vi của mình và bị tác động bởi mơi trƣờng xung quanh, gia đình, bạn bè, thầy cơ, nhà trƣờng,... rất nhiều. Vì vậy, để tƣ vấn thay đổi một học sinh đòi hỏi sự phối hợp sức mạnh tổng thể của gia đình – nhà trƣờng – xã hội.

Bản thân ngành giáo dục và đào tạo khơng có sẵn những chuyên gia quản lí giỏi về hoạt động tƣ vấn nên trong q trình quản lí hoạt động đặc thù này cần có sự hỗ trợ và tham gia của các chuyên gia hàng đầu, những nhà khoa học giỏi chuyên mơn nghiệp vụ, có nhiều hiểu biết.

Với sự tác động mạnh mẽ của xã hội vào suy nghĩ, thói quen, hành động của học sinh, ngày càng nhiều em có những biểu hiện bị ảnh hƣởng nghiêm trọng. Những căn bệnh trầm cảm nặng, hoang tƣởng, hiện tƣợng đồng tính,... cần có sự tham gia của các nhà trị liệu chuyên nghiệp với những biện pháp trị liệu khoa học, dài hơi, có sự hỗ trợ của các trang thiết bị, thuốc men,... Những việc mà ngày xƣa thuộc hàng vơ cùng hiếm thì nay đã bắt đầu xuất hiện thƣờng xuyên hơn, nhất là ở những thành phố lớn, những mơi trƣờng có sự cạnh tranh mạnh mẽ.

Với những nguyên nhân trên, các biện pháp đề xuất để nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động tƣ vấn trƣờng học phải đảm bảo lôi kéo đƣợc sự tham gia của các lực lƣợng trong và ngồi nhà trƣờng thì mới thực sự đem lại chất lƣợng cho hoạt động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tư vấn các trường trung học phổ thông thành phố hồ chí minh (Trang 113 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)