Thực trạng hoạtđộng chăm sóc,ni dưỡngtrong trường mầm non Hoa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tại trường mầm non hoa hồng, quận đống đa, hà nội trong bối cảnh hiện nay (Trang 40 - 44)

Hoa Hồng quận Đống Đa, Hà Nội:

2.2.1. Thực trạng thực hiện mục tiêu chăm sóc,giáo dụctrẻ:

Trong những năm qua nhà trường luôn chú trọng nhằm đạt được mục tiêu giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một. Hình thành cho trẻ những cơ sở đầu tiên của nhân cách con người.

Trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, cơ thể phát triển hài hòa, cân đối. Giàu lòng thương, biết quan tâm, nhường nhịn những người gần gũi, thật thà, lễ phép, mạnh dạn, hồn nhiên.u thích cái đẹp, biết giữ gìn cái đẹp và mong muốn tạo ra cái đẹp ở xung quanh…Thơng minh, ham hiểu biết, thích khám phá tìm tịi, có một số kĩ năng sơ đẳng.

Bảng 2.1 Kết quả thực hiện mục tiêu giáo dục trong trường mầm non Hoa Hồng. Năm học 2013-2014 2014-2015 Lĩnh vực phát triển thể chất 93,4% 92,7% Lĩnh vực phát triển nhận thức 95,2% 97,3% Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ 97,3% 98,3% Lĩnh vực phát triển tình cảm và QHXH 97,5% 98,7% Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ 97.7% 98,4%

Nhìn vào bảng 2.1 ta thấy thực trạng thực hiện mục tiêu giáo dục lĩnh vực thể chất còn thấp so với các lĩnh vực khác đồng thời năm sau còn thấp hơn so với năm học trước do tỉ lệ trẻ có nguy cơ thừa cân, béo phì tăng hơn.

2.2.2. Thực trạng thực hiện nội dung ni dưỡng, chăm sóc trẻ

Cơng tác chăm sóc, ni dưỡng trẻ được coi là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu nên nhà trường đã chỉ đạo giáo viên nhân viên nghiêm túc thực hiện Quy chế nuôi dạy trẻ mầm non. Công tác phịng chống tai nạn, thương tích nhà trường quan tâm, đảm bảo an tồn tuyệt đối cho trẻ, khơng để xảy ra tai nạn, dịch bệnh, ngộ độc trong trường. Nhà trường thực hiện nghiêm túc Thông tư 13/2010/TT- BGD&ĐT ngày 15/4/2010 về việc ban hành Quy định về xây dựng trường học an tồn, phịng chống tai nạn, thương tích trong các cơ sở giáo dục mầm non và các triển khai đến 100% cán bộ giáo viên, nhân viên trong nhà trường. Tự kiểm tra đánh giá theo Bảng kiểm của Thơng tư và có kế hoạch đầu tư để thực hiện có hiệu quả.Nhà trường được cấpGiấy chứng nhận “Trường học an tồn, phịng, chống tai nạn thương tích” từ năm học 2013 - 2014.

Triển khai thực hiện Thông tư 22 về công tác Y tế trường học Ban giám hiệu và nhân viên y tế phối hợp với Trung tâm y tế quận xây dựng kế hoạch thực hiện công tác y tế trường học và kế hoạch phòng chống dịch bệnh trong nhà trường; phối hợp chặt chẽ với trung tâmy tế quậntổ chức tập huấn cho đội ngũ cán bộ, nhân viên nuôi dưỡng, y tế về cơng tác Phịng chống dịch bệnh trong nhà trường và sơ cấp cứu một số tại nạn, bệnh thường gặp trong các trường mầm non, tập huấn về cơng tác vệ sinh an tồn thực phẩm. Phối hợp với TT y tế quận,phường kịp thời xử lý phun thuốc khử trùng, sát khuẩn ở những điểm có nguy cơ mắc bệnh, kiên quyết khơng để dịch bệnh lan tràn.

Nhà trường đã chủ động có biện pháp phịng chống dịch bệnh tốt nhà trường không để xảy ra ngộ độc thực phẩm, hay dịch bệnh trong các nhà trường. Phối hợp với phịng Y tế và cơ quan chun mơn y tế kiểm tra để được cấp Giấy bếp ăn đảm bảo an toàn.

Nhà trường đã tập trung thực hiện các biện pháp để triển khai tốt công tác ni dưỡng và chăm sóc bảo vệ sức khỏe cho trẻ, tổ chức bán trú như: tiến

hành kí kết với các đơn vị cung cấp thực phẩm về điều kiện và chất lượng cung cấp để sử dụng thực phẩm sạch, an toàn, đảm bảo vệ sinh bếp ăn an toàn...thực hiện nghiêm túc hệ thống sổ sách ni dưỡng, quy trình dây chuyền bếp ăn 1 chiều theo quy định. Thực hiện nghiêm túc có hiệu quả việc nâng cao chất lượng bữa ăn, xây dựng thực đơn phù hợp với khẩu vị trẻ, tăng cường tự chế biến món ăn cho trẻ, sử dụng các món ăn tổng hợp nhiều loại thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao, tỷ lệ các chất cân đối, chú ý đến tỷ lệ Can xi, B1 theo lứa tuổi trong thực đơn, đảm bảo định lượng calo theo từng độ tuổi. Tổ chức tốt các buổi kiến tập, học tập việc tổ chức Hội thi thực hiện quy chế chăm sóc ni dạy trẻ.Nhà trường tổ chức hội thi xây dựng thực đơn, chế biến món ăn cho trẻ mầm non, nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, ni dưỡng tại nhà trường. Hội thi nhân viên nuôi dưỡng giỏi cấp quận với hình thức tổ chức thi tại trường là cơ hội để nhân viên được bồi dưỡng trực tiếp và kết quả cũng thực chất hơn, không mang tính trình diễn, thể hiện được khả năng, tài khéo léo trong việc lựa chọn và phối hợp các loại thực phẩm, sáng tạo trong kỹ thuật chế biến, phối hợp dây chuyền chế biến... tạo được nhiều món ăn ngon, lạ mắt giúp trẻ hứng thú và ăn ngon miệng hơn.

Thực hiện nghiêm túc việc cân, đo và phối hợp với Trung tâm y tế quận tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho học sinh và có nhiều biện pháp để cân và khám sức khoẻ cho trẻ đạt tỷ lệ cao (khám SK đạt 99,5% và cân, đo đạt 100%).

Tuy nhiên, đối với cấp học mầm non số trẻ đi học ở các tháng khơng ổn định vì vậy kết quả cân, đo hay khám sức khỏe so sánh giữa các đợt khơng chính xác bởi trong số trẻ suy dinh dưỡng hoặc nguy cơ béo phì có cả các cháu mới.

Công tác tuyên truyền tới các bậc cha mẹ và cộng đồng xã hội về việc hỗ trợ để đảm bảo an tồn, phịng chống tai nạn thương tích, chăm sóc, ni dưỡng trẻ tại gia đình cịn hạn chế.

2.2.3. Thực trạng kết quả ni dưỡng, chăm sóc trẻ

Trong những năm gần đây chất lượng chăm sóc, ni dưỡng của trường mầm non Hoa Hồng đã có những kết quả như sau:

Bảng 2.2 Kết quả chăm sóc, ni dưỡng trẻ trong trường mầm non Hoa Hồng Nội dung Năm học 2013 - 2014 Năm học 2014 - 2015 Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Tổng số lớp 12 12 Tổng số học sinh 753 100% 708 100%

1. Số trẻ được cân, đo, ghi biểu đồ tăng trưởng

753 100 708 100 a. Số trẻ được cân 753 100 708 100 Số trẻ ở kênh bình thường (- 2 đến 2) 703 93.4 657 92,7% Số trẻ ở kênh SDD (- 2 trở xuống) 27 3.6 24 3.3

Số trẻ có nguy cơ béo phì (kênh trên 2)

23 3 27 3.8

b. Số trẻ được đo chiều cao 753 100% 708 100% Kênh bình thường (từ -2 đến 2) 738 98% 695 98% Kênh thấp còi (từ -2 trở xuống) 15 2% 13 2% 2. Số trẻ được khám sức khoẻ 753 100% 708 100% Trẻ sức khỏe bình thường 715 95% 665 94% Trẻ bị bệnh 38 5% 43 6% Số trẻ được tiêm chủng 753 100% 708 100% 3. Tổ chức nuôi dưỡng

trẻ

Số trẻ được ăn ở trường 753 100% 708 100%

Nhìn vào bảng 2.2 ta thấy thực trạng tỷ lệ thừa cân béo phì, số trẻ mắc bệnh ngày càng có nguy cơ gia tăng, bên cạnh đó tỷ lệ SDD và thấp cịi có giảm nhưng khơng đáng kể. Cần có tác động tích cực hơn để tạo được chuyển biến về sự phát triển cân đối, hài hòa của trẻ.

Bảng 2.3: Nhu cầu dinh dưỡng 1 trẻ / 1 ngày đạt được ở trường

(so với nhu cầu của viện dinh dưỡng năm 1997)

Chất DD Tỷ lệ cân đối các chất DD Thực tế trẻ đạt Được Đánh giá P 14%- 16% 16%- 18% Thừa L 24%- 26% 26,5- 28% Thừa G 60%- 62% 55%- 58% Thiếu

Trong bảng 2.3 ta thấytỷ lệ cân đối giữa các chất trong thực đơn của trẻ còn vẫn chưa được nghiên cứu một cách khoa học, bài bản nên dẫn đến hiện tượng tỷ lệ các chất mất đi sự cân đối hài hòa.

Việc kết hợp để xây dựng ra một thực đơn chuẩn, đủ về khối lượng, cân đối về chất lượng của trẻ trong nhà trường hiện đang là một vấn đề khó khăn.

Các phần mềm quản lý ni dưỡng thì cịn nhiều hạn chế, cách tính hàm lượng các chất còn khác nhau giữa các tài liệu nghiên cứu về dinh dưỡng và phần mềm quản lý nuôi dưỡng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tại trường mầm non hoa hồng, quận đống đa, hà nội trong bối cảnh hiện nay (Trang 40 - 44)