Đẩy mạnh tuyên truyền về giáo dục mầm non và phổ biến kiến thức nuô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tại trường mầm non hoa hồng, quận đống đa, hà nội trong bối cảnh hiện nay (Trang 67 - 70)

3.2. Biện pháp quản lý hoạtđộng chăm sóc,ni dưỡngtrong trường mầm non

3.2.5. Đẩy mạnh tuyên truyền về giáo dục mầm non và phổ biến kiến thức nuô

dạy trẻ cho các bậc cha mẹ, cộng đồng.

a/ Mục tiêu của biện pháp

Tổ chức các hoạt động tuyên truyền về GDMN và phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ cho các bậc cha mẹ, cộng đồng nhằm nâng cao nhận thức sâu sắc và ý thức trách nhiệm của phụ huynh trong việc chăm sóc, ni dưỡng trẻ, tạo điều kiện để trẻ phát triển tồn diện, góp phần làm giảm tỷ lệ trẻ SDD, hoặc thừa cân béo phì.

b/ Nội dung biện pháp

Tiếp tục đưa nội dung tuyên truyền phổ biến những quy định của ngành, những kiến thức nuôi dạy con cho các bậc cha mẹ và cộng đồng vào kế hoạch nhiệm vụ năm học để chỉ đạo thực hiện nhằm từng bước nâng cao chất lượng chăm sóc, ni dưỡng và GD trẻ.

Chỉ đạo các trường chủ động tham mưu với các cấp lãnh đạo chính quyền địa phương, phối hợp với các ban ngành, các lực lượng xã hội và cộng đồng tại địa phương để tun truyền về cơng tác chăm sóc và GDtrẻ. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền những nội dung liên quan đến GDMN thông qua các hoạt động thực tiễn và các hoạt động chuyên môn của ngành để chia sẻ kinh nghiệm; Tăng cường công tác tuyên truyền với các lực lượng XH, cha mẹ học sinh, Hội đồng GDđể hiểu rõ vai trò trách nhiệm và những yêu cầu đổi mới của GD trong tình hình mới, tạo thêm nhiều nguồn lực cho GDMN, góp phần nâng cao chất lượng GD tồn diện trong nhà trường.

Tuyên truyền phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ theo khoa học, phòng chống dịch bệnh cho GV và nhân viên, phụ huynh học sinh và cộng đồng. Đổi mới nội dung, phương pháp truyền thơng kiến thức chăm sóc và GD trẻ cho các bậc cha mẹ phù hợp với nhiệm vụ của cấp học và điều kiện thực tế của mỗi nhà trường.

Tuyên truyền cho các bậc cha mẹ về việc chuẩn bị toàn diện cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi vào học lớp 1 một cách khoa học, hình thức và nội dung phong phú, đa dạng, phương pháp GD tích cực... Thường xuyên trao đổi về phương pháp nuôi dạy con tại gia đình, phát huy ảnh hưởng của GDMN đối với XH. Mặt khác tuyên truyền và hướng dẫn phụ huynh về dinh dưỡng và sức khỏe, cách chăm sóc và GD trẻ, về VSATTP...

c/ Cách tiến hành

Ngay từ đầu năm học chỉ đạo GV tiến hành họp hội cha mẹ học sinh, thành lập trưởng ban hội cha mẹ học sinh để có kế hoạch hoạt động trong năm học. Đồng thời phối hợp chặt chẽ với Ban phụ huynh hội trong việc tuyên truyền nội dung chăm sóc, ni dưỡng trẻ, thể hiện qua việc tun truyền kiến thức dinh dưỡng, về cách tổ chức bữa ăn hợp lý, hợp vệ sinh và an toàn thực phẩm.

GD dinh dưỡng để nâng cao hiểu biết của Hội phụ huynh và cha mẹ trẻ, từ đó phụ huynh hiểu thêm cơng việc của nhà trường MN và hỗ trợ đắc lực cho nhà trường trong chăm sóc, ni dưỡng trẻ.

Xây dựng hệ thống biểu bảng để thông báo những vấn đề liên quan đến chế độ ăn uống, dinh dưỡng đối với trẻ, cũng như cơng khai tài chính về chế độ dinh dưỡng của trẻ ở trường MN.

Trao đổi lịch sinh hoạt của trẻ trong ngày và thực đơn ăn uống của các nhóm tuổi, đồng thời mời tất cả phụ huynh toàn trường dự hội giảng “Cho trẻ ăn” và các hội thi “Bé khéo tập nội trợ”, thi cấp dưỡng giỏi để phụ huynh nắm được nội dung hoạt động của nhà trường để phối hợp tốt hơn. Từ đó đặt ra vấn đề với Phụ huynh tham gia đóng góp xây dựng và tu sửa CSVC phục vụ tốt hơn trong cơng tác chăm sóc, giáo dục trẻ.

Trao đổi trực tiếp với phụ huynh và các giờ đón- trả trẻ về ngày tiêm chủng, ngày cân đo trẻ, khám sức khoẻ, ngày uống vitamin A…

Lắng nghe ý kiến của cha mẹ trẻ, chủ động xây dựng mối quan hệ tốt với phụ huynh. Sẵn sàng tư vấn và giúp đỡ các kiến thức chăm sóc GD trẻ khi gia đình có u cầu.

Thơng tin đầy đủ cho cha mẹ trẻ về chương trình chăm sóc, GD trẻ ở trường bằng nhiều hình thức khác nhau như: Họp phụ huynh, bản thông báo, góc trao đổi với phụ huynh…Ví dụ: Trước ngày tiếp nhận trẻ vào trường, cần có những hướng dẫn cho bố me, giới thiệu những hoạt động trong ngày ở trường của giáo viên và của trẻ.Nếu trẻ lần đầu đến lớp, GV trao đổi cụ thể về chế độ sinh hoạt của trẻ ở trường, nắm bắt những thông tin, đặc điểm của trẻ, cho bố mẹ làm quen trẻ với lớp, với các bạn và cô giáo. Thời gian đầu có thể cho bố mẹ vào lớp chơi cùng trẻ, đón trẻ về sớm, có thể cho trẻ mang theo đến lớp những đồ chơi ưa thích mà trẻ thường chơi ở nhà để tránh sự hụt hẫng ban đầu.

Liên lạc thường xuyên với gia đình để tìm hiểu sinh hoạt của trẻ ở gia đình, thơng tin cho cha mẹ trẻ biết về tình hình của trẻ ở lớp, những thay đổi của trẻ nếu có để kịp thời có biện pháp tác động chăm sóc, GD phù hợp.

Cần thống nhất với các bậc cha mẹ về nội quy, các hình thức và biện pháp phối hợp giữa phụ huynh và nhà trường trong từng giai đoạn và cả năm học.

Phụ huynh tạo điều kiện cho trẻ củng cố kĩ năng rửa tay, đánh răng, rửa mặt,… Những yêu cầu này GV nên thơng báo cho phụ huynh trong giờ đón, trả

trẻ và ở góc “tuyên truyền cho cha mẹ”. Sau một thời gian đưa ra yêu cầu đối với phụ huynh GV có thể đưa ra một số thơng tin: thơng báo danh sách những phụ huynh đã thực hiện yêu cầu, hoặc nhắc lại yêu cầu với một số phụ huynh.

d/ Điều kiện thực hiện biện pháp

Đội ngũ CBQL, GV, NV nhận thức sâu sắc về việc chăm sóc, ni dưỡng trẻ MN, có hiểu biết về tâm sinh lý lứa tuổi. Chỉ đạo GV để tạo sự tin tưởng và thu hút sự tham gia của phụ huynh vào các hoạt động chăm sóc GD trẻ của lớp và của nhà trường.

Đầy đủ hệ thống biểu bảng tuyên truyền ở các vị trí trong nhà trường thuận tiện cho việc theo dõi của phụ huynh, đầu tư hệ thống âm li, loa đài đảm bảo thực hiện tốt công tác tuyên truyền.

Phụ huynh luôn quan tâm đến con của mình, trao đổi thường xun với cơ giáo. Chấp hành nội qui, qui định của nhà trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tại trường mầm non hoa hồng, quận đống đa, hà nội trong bối cảnh hiện nay (Trang 67 - 70)