Đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá, xếp loại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tại trường mầm non hoa hồng, quận đống đa, hà nội trong bối cảnh hiện nay (Trang 62)

3.2. Biện pháp quản lý hoạtđộng chăm sóc,ni dưỡngtrong trường mầm non

3.2.3. Đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá, xếp loại

a/ Mục tiêu của biện pháp :

Đổi mới công tác thanh kiểm tra và đánh giá xếp loại hằng năm nhằm không ngừng nâng cao ý thức trách nhiệm cá nhân và hiệu quả công việc, nâng cao chất lượngchăm sóc, ni dưỡng và giáo dục trẻ ở trường MN.

Qua kiểm tra, đánh giá đúng thực trạng nhà trường; chỉ rõ những ưu, khuyết điểm của từng tổ, bộ phận, cá nhân; đôn đốc, thúc đẩy hoạt động dạy và học; nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý; Củng cố và thiết lập trật tự, kỷ cương, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục trong các trường học.

Đổi mới công tác thanh kiểm tra và đánh giá một hoạt động quản lý thường xuyên của thủ trưởng đơn vị, là một yêu cầu tất yếu của quá trình đổi mới quản lý giáo dục hiện nay.

b/ Nội dung biện pháp:

Tự kiểm tra toàn diện nhà trường (kiểm tra nội bộ)

Kiểm tra về số lượng, chất lượng và cơ cấu đội ngũ giáo viên, cán bộ và nhân viên, tình hình bố trí, sử dụng đội ngũ và hình thành, tổ chức bộ máy nhà trường theo quy định; kiểm tra điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật; kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ giáo dục; tự kiểm tra công tác quản lý của Hiệu trưởng.

Các điều kiện về CSVC và các thông số kỹ thuật: Số lượng, chất lượng, việc bố trí, sắp xếp, khai thác, sử dụng, bảo quản CSVC kỹ thuật, trang thiết bị, khuôn viên, các khu vực vệ sinh. Công tác quản lý của QL: Xây dựng và triển khai thực hiện các loại kế hoạch; quản lý, bố trí sử dụng, bồi dưỡng, đánh giá xếp loại…đội ngũ cán bộ, nhà giáo, nhân viên và người học; thực hiện chế độ chính sách; thực hiện quy chế dân chủ, giải quyết khiếu nại, tố cáo; công tác kiểm tra của QL theo quy định; tổ chức, tham gia các hoạt động XH; quản lý hành chính, tài chính, tài sản; công tác tham mưu, phối hợp và công tác XHH GD; việc công khai công khai chất lượng GD; công khai các điều kiện CSVC, trang thiết bị phục vụ dạy học và đội ngũ; phân bổ hợp lý các nguồn tài chính và sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí; cơng khai và minh bạch về thu, chi tài chính.

Kiểm tra hoạt động tổ, nhóm chuyên mơn, trong đó chú trọng đến tổ nuôi, bếp.

Kiểm tra hoạt động tổ, nhóm chun mơn và các bộ phận cơng tác chức năng có thể kết hợp cùng thời điểm với kiểm tra toàn diện nhà trường trên cơ sở:

Xem xét, đánh giá năng lực, uy tín của tổ khối trưởng, cán bộ phụ trách bộ phận.

Xem xét, đánh giá quá trình thực hiện nhiệm vụ (xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện, đôn đốc kiểm tra hiệu quả thực hiện các nhiệm vụ, các công việc của nhà trường và ngành giáo dục đã triển khai) thông qua hồ sơ sổ sách và hoạt động của các thành viên tổ khối, bộ phận.

Việc kiểm tra các chuyên đề tổ khối, bộ phận là tuỳ theo chức năng, nhiệm vụ được phân công để QL lựa chọn nội dung, đối tượng kiểm tra (đảm bảo ít nhất 1lần/tổ khối, bộ phận/năm học).

Kiểm tra, đánh giá GV- NV

Trong 1 năm học, QLtổ chức kiểm tra toàn diện việc thực hiện nhiệm vụ của 30% giáo viên và kiểm tra chuyên đề ít nhất 70% giáo viên hoặc bộ phận, tổ nhóm chun mơn.

Việc kiểm tra, đánh giá GV theo quy định về chuẩn nghề nghiệp GVMN, các qui định về ngành nghề, qui chế đối với NV.

Kiểm tra kết quả trên trẻ

Kiểm tra trên trẻ cũng được thực hiện thường xuyên theo định kì. Nội dung kiểm tra:

+ Tình hình sức khỏe của trẻ về cân nặng, chiều cao và biểu đồ phát triển của trẻ

+ Theo dõi việc đi học chuyên cần của trẻ. Những trường hợp học sinh nghỉ học thường xuyên cần được tìm hiểu nguyên nhân, chú ý đến những trẻ hay bị ốm đau

+ Theo dõi lịch tiêm chủng định kì.

*Thành lập Ban Thanh tra nhân dân

Cần phân biệt cụ thể, rõ ràng công tác kiểm tra nội bộ trường học với những nội dung hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân đơn vị trường học. Ban Thanh tra nhân dân không làm thay công việc kiểm tra nội bộ của thủ trưởng đơn vị mà thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát được quy định tại Nghị định 99/2005/ND-CP ngày 28/7/2005.

* Thành lập Ban Kiểm tra nội bộ

Đầu năm học, lựa chọn cán bộ, GV có năng lực, có kinh nghiệm cơng tác và am hiểu các văn bản quy định, ban hành Quyết định thành lập Ban kiểm tra nội bộ trường học do hiệu trưởng làm trưởng ban, phân công nhiệm vụ, xác định rõ trách nhiệm và quyền hạn các thành viên trong Ban.

* Xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ

Ban kiểm tra nội bộ phải xây dựng kế hoạch kiểm tra, nội dung kiểm tra phải bám sát vào các văn bản hướng dẫn của Sở, kế hoạch năm học của đơn vị; trong năm học, hoạt động KTNB trong nhà trường bảo đảm: ít nhất 02 lần/tổ, bộ phận; ít nhất 30% GV nhân viên được kiểm tra tồn diện, số GV cịn lại được kiểm tra chuyên đề.

* Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch

Công khai Kế hoạch kiểm tra đã được duyệt cho toàn thể Hội đồng trường;tổ chức hướng dẫn nội dung, hình thức, biện pháp thực hiện kế hoạch cho Ban kiểm tra nội bộ trường học; phân công nhiệm vụ cụ thể, định hướng công việc cho từng thành viên Ban kiểm tra nội bộ trường học.

Tổ chức thực hiện kiểm tra nội bộ trường học theo kế hoạch (cần lựa chọn nội dung, thời điểm, đối tượng, thành phần kiểm tra phù hợp; tránh tình trạng giao phó cho một cá nhân kiểm tra hoặc để người đứng đầu bộ phận tự kiểm tra, lập biên bản bộ phận mình).

Ban kiểm tra nội bộ trường học cụ thể hoá kế hoạch kiểm tra nội bộ trong năm học bằng việc lập kế hoạch thể cho từng tháng (theo thời gian), theo từng đợt (theo quy mô, nội dung). Mỗi nội dung kiểm tra nhất thiết phải lập biên bản

kiểm tra để làm căn cứ đánh giá, lưu trữ hồ sơ, các mẫu biên bản kiểm tra tùy theo từng cấp học, đối tượng...

Hàng tháng, phải đưa nội dung đánh giá công tác kiểm tra nội bộ trường học vào chương trình cơng tác, đồng thời điều chỉnh, bổ sung các kế hoạch cho sát thực tế. Cuối học kì và cuối năm học, phải báo cáo sơ kết, tổng kết công tác kiểm tra nội bộ trường học trước Hội đồng trường và báo cáo cấp trên quản lý trực tiếp.

Chú ý: ngoài hoạt động kiểm tra theo kế hoạch, nhà trường thực hiện kiểm tra đột xuất tùy theo yêu cầu của công tác quản lý.

* Đánh giá sau kiểm tra

Sau khi kiểm tra, phải có nhận xét, đánh giá ưu điểm, nhược điểm ; đưa ra các kiến nghị, đề xuất cho đối tượng kiểm tra và thực hiện xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ theo 4 mức : Tốt, Khá, Trung bình, Yếu.

Động viên khen thưởng kịp thời đối với CB- GV- NV làm tốt, xử lý với các mức độ khác nhau với các trường hợp làm chưa tốt.

d/ Điều kiện thực hiện biện pháp:

Nắm vững căn cứ các văn bản pháp luật về thanh tra; Chỉ thị, văn bản hướng dẫn của Sở Bộ GD&ĐT Hà Nội, phòng GD&ĐT quận Đống Đa về nhiệm vụ trọng tâm của GDMN trong năm học về việc hướng dẫn thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra; Hướng dẫn về việc hướng dẫn công tác kiểm tra nội bộ trường học để nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra nội bộ ở các trường MN.

Ban giám hiệu, ban kiểm tra nội bộ trường học phải nắm vững các qui chế, qui định đối với CB- GV- NV.

Ban giám hiệu, ban kiểm tra nội bộ có ý thức trách nhiệm và nghiêm túc thực hiện chế độ thanh kiểm tra theo như kế hoạch đã định. Kiểm tra đánh giá nhằm thúc đẩy chất lượng chăm sóc, ni dưỡng trẻ hơn là để đánh giá xếp loại.

3.2.4. Xây dựng và hồn chỉnh chế độ, chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ giáo viên, nhân viên mầm non.

Xây dựng chế độ chính sách đãi ngộ xứng đáng đối với đội ngũ GV và nhân viên MN nhằm tạo sự cơng bằng, tính vừa sức trong lao động giúp mọi thành viên trong trường yên tâm với công tác được giao.

b/ Nội dung biện pháp:

Xây dựng chế độ chính sách nhằm đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần của đội ngũ giáo viên, nhân viên.

Môi trường công tác và các điều kiện bảo đảm chất lượng, hiệu quả làm việc của đội ngũ giáo viên, nhân viên.

Xây dựng chế độ chính sách học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ GV và nhân viên chăm sóc, ni dưỡng trẻ MN.

Đảm bảo thực hiện chính xác, kịp thời chế độ tiền lương và thang, bảng lương, chế độ phụ cấp (phụ cấp ưu đãi, phụ cấp thâm niên...) choGV, nhân viên.

Khen thưởng, xử lý vi phạm, khiếu tố và giải quyết yếu tố liên quan đến đội ngũ giáo viên, nhân viên.

c/ Cách tiến hành:

Nhà trường xây dựng đề án vị trí việc làm cho nhà trường để đảm bảo số lượng GV và nhân viên phù hợp với đặc điểm tình hình nhà trường, đề xuất tham mưu với UBND quận để tăng hoặc giảm biên chế và hợp đồng trong đơn vị.

Tích cực tham mưu với UBND quận, phối hợp chặt chẽ với Phòng Nội vụ, phòng GD và ĐT quận tạo điều kiện sắp xếp đủ giáo viên, nhân viên.

Chỉ đạo và phối hợp với Cơng đồn tổ chức tốt Hội nghị cán bộ viên chức đầu năm học thông qua quy chế dân chủ trong nhà trường; công tác chăm lo đời sống, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và chính đáng cho đồn viên và lao động trong nhà trường, tạo động lực nâng cao chất lượng GD&ĐT, phục vụ CNH - HĐH đất nước ln. Cơng đồn phối hợp với chính quyền nhà trường sắp xếp việc làm cho đoàn viên và lao động của đơn vị phù hợp với khả năng, năng lực chun mơn, hồn cảnh điều kiện cụ thể của từng người.

Giám sát, bảo vệ, kiểm tra việc thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với GV như tiền lương, phụ cấp bán trú, thưởng…. đối với GV, nhân

viên đểcác chế độ đều được chi trả đúng, đủ, kịp thời không để nợ đọng. Công bằng chính xác trong việc xét thưởng, xét nâng bậc lương thường xuyên, nâng lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc, đảm bảo nâng lương đúng, kịp thời cho cán bộ, viên chức đến niên hạn.

Đảm bảo chế độ học tập nâng cao trình độ chun mơn của GV và nhân viên; động viên khuyến khích những GV, nhân viên theo học các lớp bồi dưỡng hằng năm.

d/ Điều kiện thực hiện biện pháp

Nhà trường hiểu biết về luật lao động, luật giáo dục, điều lệ trường mầm non và các chế độ chính sách của người lao động.

Phối hợp chặt chẽ và nhận sự ủng hộ từ các ban ngành có liên quan, các tổ chức xã hội để các chế độ chính sách được thực hiện đúng và kịp thời.

GVvà nhân viên cần có hiểu biết về các chế độ, chính sách đối với bản thân được qui định trong các văn bản.

Phát huy sức mạnh của tổ chức Cơng đồn nhà trường để chăm lo đến đời sống cán bộ, GVvà nhân viên nhà trường mọi lúc, mọi nơi.

3.2.5. Đẩy mạnh tuyên truyền về giáo dục mầm non và phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ cho các bậc cha mẹ, cộng đồng. dạy trẻ cho các bậc cha mẹ, cộng đồng.

a/ Mục tiêu của biện pháp

Tổ chức các hoạt động tuyên truyền về GDMN và phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ cho các bậc cha mẹ, cộng đồng nhằm nâng cao nhận thức sâu sắc và ý thức trách nhiệm của phụ huynh trong việc chăm sóc, ni dưỡng trẻ, tạo điều kiện để trẻ phát triển tồn diện, góp phần làm giảm tỷ lệ trẻ SDD, hoặc thừa cân béo phì.

b/ Nội dung biện pháp

Tiếp tục đưa nội dung tuyên truyền phổ biến những quy định của ngành, những kiến thức nuôi dạy con cho các bậc cha mẹ và cộng đồng vào kế hoạch nhiệm vụ năm học để chỉ đạo thực hiện nhằm từng bước nâng cao chất lượng chăm sóc, ni dưỡng và GD trẻ.

Chỉ đạo các trường chủ động tham mưu với các cấp lãnh đạo chính quyền địa phương, phối hợp với các ban ngành, các lực lượng xã hội và cộng đồng tại địa phương để tuyên truyền về công tác chăm sóc và GDtrẻ. Đẩy mạnh cơng tác tun truyền những nội dung liên quan đến GDMN thông qua các hoạt động thực tiễn và các hoạt động chuyên môn của ngành để chia sẻ kinh nghiệm; Tăng cường công tác tuyên truyền với các lực lượng XH, cha mẹ học sinh, Hội đồng GDđể hiểu rõ vai trò trách nhiệm và những yêu cầu đổi mới của GD trong tình hình mới, tạo thêm nhiều nguồn lực cho GDMN, góp phần nâng cao chất lượng GD toàn diện trong nhà trường.

Tuyên truyền phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ theo khoa học, phòng chống dịch bệnh cho GV và nhân viên, phụ huynh học sinh và cộng đồng. Đổi mới nội dung, phương pháp truyền thơng kiến thức chăm sóc và GD trẻ cho các bậc cha mẹ phù hợp với nhiệm vụ của cấp học và điều kiện thực tế của mỗi nhà trường.

Tuyên truyền cho các bậc cha mẹ về việc chuẩn bị toàn diện cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi vào học lớp 1 một cách khoa học, hình thức và nội dung phong phú, đa dạng, phương pháp GD tích cực... Thường xuyên trao đổi về phương pháp nuôi dạy con tại gia đình, phát huy ảnh hưởng của GDMN đối với XH. Mặt khác tuyên truyền và hướng dẫn phụ huynh về dinh dưỡng và sức khỏe, cách chăm sóc và GD trẻ, về VSATTP...

c/ Cách tiến hành

Ngay từ đầu năm học chỉ đạo GV tiến hành họp hội cha mẹ học sinh, thành lập trưởng ban hội cha mẹ học sinh để có kế hoạch hoạt động trong năm học. Đồng thời phối hợp chặt chẽ với Ban phụ huynh hội trong việc tuyên truyền nội dung chăm sóc, ni dưỡng trẻ, thể hiện qua việc tun truyền kiến thức dinh dưỡng, về cách tổ chức bữa ăn hợp lý, hợp vệ sinh và an toàn thực phẩm.

GD dinh dưỡng để nâng cao hiểu biết của Hội phụ huynh và cha mẹ trẻ, từ đó phụ huynh hiểu thêm cơng việc của nhà trường MN và hỗ trợ đắc lực cho nhà trường trong chăm sóc, ni dưỡng trẻ.

Xây dựng hệ thống biểu bảng để thông báo những vấn đề liên quan đến chế độ ăn uống, dinh dưỡng đối với trẻ, cũng như cơng khai tài chính về chế độ dinh dưỡng của trẻ ở trường MN.

Trao đổi lịch sinh hoạt của trẻ trong ngày và thực đơn ăn uống của các nhóm tuổi, đồng thời mời tất cả phụ huynh toàn trường dự hội giảng “Cho trẻ ăn” và các hội thi “Bé khéo tập nội trợ”, thi cấp dưỡng giỏi để phụ huynh nắm được nội dung hoạt động của nhà trường để phối hợp tốt hơn. Từ đó đặt ra vấn đề với Phụ huynh tham gia đóng góp xây dựng và tu sửa CSVC phục vụ tốt hơn trong cơng tác chăm sóc, giáo dục trẻ.

Trao đổi trực tiếp với phụ huynh và các giờ đón- trả trẻ về ngày tiêm chủng, ngày cân đo trẻ, khám sức khoẻ, ngày uống vitamin A…

Lắng nghe ý kiến của cha mẹ trẻ, chủ động xây dựng mối quan hệ tốt với phụ huynh. Sẵn sàng tư vấn và giúp đỡ các kiến thức chăm sóc GD trẻ khi gia đình có u cầu.

Thơng tin đầy đủ cho cha mẹ trẻ về chương trình chăm sóc, GD trẻ ở trường bằng nhiều hình thức khác nhau như: Họp phụ huynh, bản thơng báo, góc trao đổi với phụ huynh…Ví dụ: Trước ngày tiếp nhận trẻ vào trường, cần có những hướng dẫn cho bố me, giới thiệu những hoạt động trong ngày ở trường của giáo viên và của trẻ.Nếu trẻ lần đầu đến lớp, GV trao đổi cụ thể về chế độ sinh hoạt của trẻ ở trường, nắm bắt những thông tin, đặc điểm của trẻ, cho bố mẹ làm quen trẻ với lớp, với các bạn và cô giáo. Thời gian đầu có thể cho bố mẹ vào lớp chơi cùng trẻ, đón trẻ về sớm, có thể cho trẻ mang theo đến lớp những

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tại trường mầm non hoa hồng, quận đống đa, hà nội trong bối cảnh hiện nay (Trang 62)