Tổ chức các hoạtđộng tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức về công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tại trường mầm non hoa hồng, quận đống đa, hà nội trong bối cảnh hiện nay (Trang 56)

3.2. Biện pháp quản lý hoạtđộng chăm sóc,ni dưỡngtrong trường mầm non

3.2.1. Tổ chức các hoạtđộng tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức về công

Đa trong bối cảnh hiện nay.

a/ Mục tiêu của biện pháp

Nâng cao nhận thức chất lượng đội ngũ giúp nâng cao ý thức trách nhiệm, năng lực nghề nghiệp của từng cán bộ, GV và nhân viên để phục vụ tốt việc chăm sóc, ni dưỡng và GD trẻ ở trường MN.

b/ Nội dung biện pháp

Nâng cao nhận thức về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác BDGVMN để từ đó có ý thức được trách nhiệm cá nhân đối với việc BD và tự bồi dưỡng về cơng tác chăm sóc, ni dưỡng trẻ tại trường MN.

Đối với CBQL trong nhà trường: Hiểu rõ xu thế phát triển GDMN và yêu cầu của XH đối với chất lượng chăm sóc, ni dưỡng trẻ. Nhận thức được sứ

mệnh chính trị cao của nhà trường, uy tín của nhà trường đối với XH là do đội ngũ GVNV quyết định. Vì vậy xây dựng tập thể vững mạnh là nhiệm vụ quan trọng, là mục tiêu ưu tiên hàng đầu trong công tác quản lý, điều hành công việc.

Đối với giáo viên mầm non và nhân viên nuôi dưỡng: Nhận thức đúng vai trị, chức năng, nhiệm vụ của mình và ý thức được vấn đề BD và tự BD nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ. Phải làm việc thường xuyên với thái độ nghiêm túc tích cực, tự giác, có như vậy mới tiếp cận nhanh chóng những thành tựu mới của khoa học, cập nhật kịp thời những đổi mới trong việc chăm sóc, ni dưỡng trẻ.

c/ Cách tiến hành

Thực hiện đúng theo sự chỉ đạo của phòng GD&ĐT quán triệt đầy đủ các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, phương hướng nghiệp vụ của ngành đối với mọi GV bằng các hình thức BD hợp lý, có hiệu quả.

Nhận thức được vấn đề tự học, tự BD và tích cực tham gia các lớp bồi dưỡng để nâng cao trình độ tay nghề đó là một trong những tiêu chuẩn quan trọng đánh giá các danh hiệu thi đua.

Đối với GV: Ban giám hiệu họp hội đồng nhà trường tuyên truyền, phổ biến nội dung chăm sóc, ni dưỡng trẻ và thực hiện theo qui chế chuyên môn của ngành. GV phải nhận thức được tầm quan trọng của việc chăm sóc, ni dưỡng trẻ và biết được trách nhiệm của mình phải chăm sóc trẻ, cho trẻ ăn hết suất…

Đối với nhân viên nuôi dưỡng: Ban giám hiệu phát tài liệu, các loại sách dạy nấu ăn. Hàng tháng họp hội đồng tuyên truyền để nhân viên nuôi dưỡng nhận thức đúng vai trị nhiệm vụ của mình trong việc nâng cao về kiến thức khoa học dinh dưỡng chăm sóc, ni dưỡng trẻ MN bằng cách nấu ăn ngon, hợp khẩu vị trẻ, thay đổi thực đơn theo mùa…

Tạo điều kiện về vật chất và thời gian để GV và nhân viên nuôi dưỡng yên tâm phấn khởi tham gia các hoạt động BD. Chống khuynh hướng chủ quan cho rằng đội ngũ GV và nhân viên nuôi dưỡng được đào tạo chuẩn nên coi nhẹ công tác bồi đưỡng thường xuyên.

d/ Điều kiện thực hiện biện pháp

Ban giám hiệu rà soát, đánh giá, phân loại được chất lượng GV- NV xem họ thiếu và cần được trang bị bổ sung những kiến thức gì?

GV- NV có ý thức trong việc nâng cao trình độ năng lực, phẩm chất chính trị, có tinh thần cầu thị, ham học hỏi, sẵn sàng tiếp thu cái mới.

Nhà trường phối hợp tốt với các ban ngành đoàn thể liên quan, các cơ quan chuyên môn đảm bảo thực hiện công tác bồi dưỡng về công tác CSND đúng người, đúng việc nâng cao hiệu quả của chất lượng đội ngũ.

3.2.2 Nâng cao năng lực chăm sóc, ni dưỡng trẻ cho đội ngũ giáo viên và nhân viên trong nhà trường.

a/ Mục đích của biện pháp:

- Bồi dưỡng, bổ sung kiến thức về tâm lý học, sinh lý lứatuổi mầm non. - Tổ chức học tập những nội dung, phương pháp, kỹ năng cần thiết về công tác chăm sóc, ni dưỡng học khoa học mới nhất để giáo viên, nhân viên cho đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên có thể đưa ra những biện pháp tối ưu tác động đến trẻ một cách hiệu quả nhất, phù hợp nhất.

b/ Cách tiến hành:

- Nhà trường mời chuyên gia tâm lý, sinh lý (giảng viên bộmôn tâm lý học, sinh lý học ở các trường cao đẳng, trường đại học) về tập huấn, bổ sung kiến thức cho đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên. Tổ chức hội thảo trao đổi, giải quyết những tình huống mà thực tiễn cơng tác chăm sóc, ni dưỡng trẻ gặp phải để cùng tìm ra những biện pháp giải quyết phù hợp, hiệu quả cao nhất.Bên cạnh các loại sách giáo khoa, tài liệu phục vụ hoạt động chuyên môn, lãnh đạo nhà trường mua bổ sung thêm vào thư viện nhà trường các loại sách chuyên khảo về Tâm lý học lứa tuổi, sách nghiệp vụ công tác chăm sóc, ni dưỡng, sách về y tế học đường…và tạo điều kiên thuận lợi cho đội ngũcán bộ giáo viên, nhân viên của nhà trường có thể tiếp cận, tìm hiểu một các dễdàng nhất.

- Ngay từ đầu năm học tổ chức cho các cán bộ giáo viên, nhân viên trao đổi các nội dung, phương pháp, kỹ năng cần thiết về cơng tác chăm sóc, ni dưỡng

Về nội dung:

Rèn luyện phát triển thể chất; Chăm sóc vệ sinh, dinh dưỡng; Chăm sóc sức khỏe tâm lý;

Chăm sóc sức khỏe học đường, phịng tránh bệnh tật;

Cập nhật hồ sơ cơng tác chăm sóc, ni dưỡng và hồ sơ học sinh;

Công tác phối hợp, tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học với gia đình trẻ; cơng tác kiểm tra, đánh giá.

Kỹ năng chăm sóc, giáo dục:

Kỹ năng xây dựng kế hoạch cơng tác chăm sóc, ni dưỡng. Kỹ năng tổ chức các hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh

Kỹ năng tổ chức khám sức khỏe, cân, đo chấm biểu đồ tăng trưởng Kỹ năng giải quyết các tình huống

Kỹ năng ứng phó với căng thẳng và quản lý cảm xúc của bản thân. Kỹ năng xử lý tai nạn thương tích.

Kỹ năng phối hợp với các lực lượng giáo dục khác. Kỹ năng đánh giá kết quả chăm sóc, ni dưỡng. Kỹ năng tuyên truyền phổ biến kiến thức.

Kỹ năng chăm sóc, ni dưỡng trẻ mới ốm dậy, trẻ thừa cân, suy dinh dưỡng

Kỹ năng tổ chức các hoạt động.

Kỹ năng làm việc với hồ sơ: Hồ sơ quản lý nhà trường, hồ sơ giáo viên, hồsơ học sinh.

Kỹ năng báo cáo thường kỳ hoặc đột xuất với Hiệu trưởng theo nhiệm vụ. Bồi dưỡng cho GV và nhân viên những kiến thức, kĩ năng thực hành chăm sóc trẻ, tập huấn kiến thức dinh dưỡng và chăm sóc trẻ là rất cần thiết vì cơ là người trực tiếp quyết định chất lượng CSND.

Tổ chức hình thức bồi dưỡng chun mơn như:Phát tài liệu cho GVMN nghiên cứu trước nội dung: Bảng kiểm về các yêu cầu cần cho công tác CSND trẻ MN; những kiến thức cơ bản về CSND, vệ sinh DD, sức khoẻ, vệ sinh phòng bệnh; lịch tiêm chủng cho trẻ từ 0 – 6 tháng tuổi; vệ sinh cá nhân cho cô, trẻ; một số bệnh thường gặp ở trẻ và cách xử lý ban đầu một số tai nạn thường gặp ở trẻ....

Tổ chức các buổi tọa đàm đi sâu vào các phần liên quan trực tiếp đến công việc hàng ngày của các GV, nhân viên ni dưỡng và nhân viên kế tốn thủ quĩ, thủ kho. Tổ chức toạ đàm, trao đổi, giải đáp thắc mắc cho giáo viên tại phòng họp của trường. Các buổi toạ đàm riêng đi sâu vào các phần có liên quan trực tiếp đến cơng việc hàng ngày của các cô.

Vận dụng kiến thức đã được bồi dưỡng vào công việc nuôi dưỡng, CSGD trẻ MN ở trường khuyến khích vận dụng thực tế:

Nhân viên nuôi dưỡng: Khi nhận thực phẩm nhận biết được, lựa chọn

thực phẩm an toàn cho trẻ đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đúng thực đơn. Đảm bảo tươi ngon và mua thực phẩm của các hãng có uy tín. Phân chia thực phẩm theo nhóm, cách kết hợp và thay thế thực phẩm trong mỗi bữa ăn hàng ngày, biết lựa chọn thức ăn tốt cho trẻ.

Biết cách chế biến theo đúng kĩ thuật để đảm bảo chất lượng bữa ăn, vệ sinh bếp, dây chuyền chế biến thức ăn theo đúng 1 chiều, sắp xếp lại đồ dùng, dụng cụ bếp đảm bảo vệ sinh… Đảm bảo vệ sinh trong khi chế biến thực phẩm và khi chế biến phải mặc trang phục, đeo khẩu trang.

Tất cả nhân viên nuôi dưỡng đều phải nắm được thế nào là bữa ăn cân đối:

Chế độ ăn, lượng thực phẩm cần cho trẻ ăn trong 1 bữa chính, 1 bữa phụ/ 1 ngày. Đảm bảo tỉ lệ cân đối giữa các chất (P 14- 16; L 24- 26 ; G 60- 62; Calo 750~850) bữa chính đạt 70%, bữa phụ đạt 30%.

Nguyên tắc xây dựng khẩu phần, thực đơn cho trẻ ở trường MN; cách chế biến thức ăn cho trẻ ở trường. Các biện pháp đảm bảo vệ sinh ăn uống, vệ sinh

thực phẩm cho trường MN, vệ sinh bếp, vệ sinh cá nhân cho cô, trẻ, vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh.

Kết hợp với giáo dục dinh dưỡng cho trẻ MN cho cha mẹ trẻ.

Nguyên nhân, biểu hiện các biện pháp phòng chống SDD, phòng và chống bệnh tiêu chảy, giun sán cho trẻ.

Một số bệnh thường gặp ở trẻ và cách xử lý ban đầu một số tai nạn thường gặp ở trẻ; lịch tiêm chủng cho trẻ từ 0-6 tuổi.

Giáo viên:

Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ cả về thể chất và tinh thần.

Thực hiện nghiêm túc Quy chế ni dạy trẻ, chế độ chăm sóc sức khỏe và vệ sinh cho trẻ theo chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ. Duy trì thực hiện lịch vệ sinh hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng. Tổ chức giấc ngủ cho trẻ cần có đủ trang thiết bị theo quy định, phù hợp theo mùa và đảm bảo vệ sinh.

Nhân viên y tế:

Phối hợp cùng y tế phường Thịnh Quang thực hiện công tác tiêm chủng mở rộng và theo dõi tiêm chủng, cơng tác phịng chống dịch bệnh theo qui định. Quản lý hồ sơ sức khỏe trẻ tại phòng y tế.

Phối hợp chặt chẽ với tổ bếp, giáo viên trên lớp thực hiện các biện pháp can thiệp với trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, thấp cịi, béo phì và trẻ khuyết tật học hịa nhập.

d/ Điều kiện thực hiện biện pháp:

Ban giám hiệu rà soát, đánh giá, phân loại được chất lượng GV- NV xem họ thiếu và cần được trang bị bổ sung những kiến thức gì? quan tâm, tổ chức tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên tham gia các lớp học tập nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ.

GV- NV có ý thức trong việc nâng cao trình độ năng lực, phẩm chất chính trị, có tinh thần cầu thị, ham học hỏi, sẵn sàng tiếp thu cái mới.

Nhà trường phối hợp tốt với các ban ngành đoàn thể liên quan, các cơ quan chuyên môn đảm bảo thực hiện công tác bồi dưỡng về công tác CSND đúng người, đúng việc nâng cao hiệu quả của chất lượng đội ngũ.

3.2.3. Đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá, xếp loại

a/ Mục tiêu của biện pháp :

Đổi mới công tác thanh kiểm tra và đánh giá xếp loại hằng năm nhằm không ngừng nâng cao ý thức trách nhiệm cá nhân và hiệu quả cơng việc, nâng cao chất lượngchăm sóc, ni dưỡng và giáo dục trẻ ở trường MN.

Qua kiểm tra, đánh giá đúng thực trạng nhà trường; chỉ rõ những ưu, khuyết điểm của từng tổ, bộ phận, cá nhân; đôn đốc, thúc đẩy hoạt động dạy và học; nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý; Củng cố và thiết lập trật tự, kỷ cương, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục trong các trường học.

Đổi mới công tác thanh kiểm tra và đánh giá một hoạt động quản lý thường xuyên của thủ trưởng đơn vị, là một yêu cầu tất yếu của quá trình đổi mới quản lý giáo dục hiện nay.

b/ Nội dung biện pháp:

Tự kiểm tra toàn diện nhà trường (kiểm tra nội bộ)

Kiểm tra về số lượng, chất lượng và cơ cấu đội ngũ giáo viên, cán bộ và nhân viên, tình hình bố trí, sử dụng đội ngũ và hình thành, tổ chức bộ máy nhà trường theo quy định; kiểm tra điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật; kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ giáo dục; tự kiểm tra công tác quản lý của Hiệu trưởng.

Các điều kiện về CSVC và các thông số kỹ thuật: Số lượng, chất lượng, việc bố trí, sắp xếp, khai thác, sử dụng, bảo quản CSVC kỹ thuật, trang thiết bị, khuôn viên, các khu vực vệ sinh. Công tác quản lý của QL: Xây dựng và triển khai thực hiện các loại kế hoạch; quản lý, bố trí sử dụng, bồi dưỡng, đánh giá xếp loại…đội ngũ cán bộ, nhà giáo, nhân viên và người học; thực hiện chế độ chính sách; thực hiện quy chế dân chủ, giải quyết khiếu nại, tố cáo; công tác kiểm tra của QL theo quy định; tổ chức, tham gia các hoạt động XH; quản lý hành chính, tài chính, tài sản; cơng tác tham mưu, phối hợp và công tác XHH GD; việc công khai công khai chất lượng GD; công khai các điều kiện CSVC, trang thiết bị phục vụ dạy học và đội ngũ; phân bổ hợp lý các nguồn tài chính và sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí; cơng khai và minh bạch về thu, chi tài chính.

Kiểm tra hoạt động tổ, nhóm chuyên mơn, trong đó chú trọng đến tổ nuôi, bếp.

Kiểm tra hoạt động tổ, nhóm chun mơn và các bộ phận cơng tác chức năng có thể kết hợp cùng thời điểm với kiểm tra toàn diện nhà trường trên cơ sở:

Xem xét, đánh giá năng lực, uy tín của tổ khối trưởng, cán bộ phụ trách bộ phận.

Xem xét, đánh giá quá trình thực hiện nhiệm vụ (xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện, đôn đốc kiểm tra hiệu quả thực hiện các nhiệm vụ, các công việc của nhà trường và ngành giáo dục đã triển khai) thông qua hồ sơ sổ sách và hoạt động của các thành viên tổ khối, bộ phận.

Việc kiểm tra các chuyên đề tổ khối, bộ phận là tuỳ theo chức năng, nhiệm vụ được phân công để QL lựa chọn nội dung, đối tượng kiểm tra (đảm bảo ít nhất 1lần/tổ khối, bộ phận/năm học).

Kiểm tra, đánh giá GV- NV

Trong 1 năm học, QLtổ chức kiểm tra toàn diện việc thực hiện nhiệm vụ của 30% giáo viên và kiểm tra chuyên đề ít nhất 70% giáo viên hoặc bộ phận, tổ nhóm chun mơn.

Việc kiểm tra, đánh giá GV theo quy định về chuẩn nghề nghiệp GVMN, các qui định về ngành nghề, qui chế đối với NV.

Kiểm tra kết quả trên trẻ

Kiểm tra trên trẻ cũng được thực hiện thường xuyên theo định kì. Nội dung kiểm tra:

+ Tình hình sức khỏe của trẻ về cân nặng, chiều cao và biểu đồ phát triển của trẻ

+ Theo dõi việc đi học chuyên cần của trẻ. Những trường hợp học sinh nghỉ học thường xuyên cần được tìm hiểu nguyên nhân, chú ý đến những trẻ hay bị ốm đau

+ Theo dõi lịch tiêm chủng định kì.

*Thành lập Ban Thanh tra nhân dân

Cần phân biệt cụ thể, rõ ràng công tác kiểm tra nội bộ trường học với những nội dung hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân đơn vị trường học. Ban Thanh tra nhân dân không làm thay công việc kiểm tra nội bộ của thủ trưởng đơn vị mà thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát được quy định tại Nghị định 99/2005/ND-CP ngày 28/7/2005.

* Thành lập Ban Kiểm tra nội bộ

Đầu năm học, lựa chọn cán bộ, GV có năng lực, có kinh nghiệm cơng tác và am hiểu các văn bản quy định, ban hành Quyết định thành lập Ban kiểm tra nội bộ trường học do hiệu trưởng làm trưởng ban, phân công nhiệm vụ, xác định rõ trách nhiệm và quyền hạn các thành viên trong Ban.

* Xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ

Ban kiểm tra nội bộ phải xây dựng kế hoạch kiểm tra, nội dung kiểm tra phải bám sát vào các văn bản hướng dẫn của Sở, kế hoạch năm học của đơn vị; trong năm học, hoạt động KTNB trong nhà trường bảo đảm: ít nhất 02 lần/tổ, bộ phận; ít nhất 30% GV nhân viên được kiểm tra tồn diện, số GV cịn lại được kiểm tra chuyên đề.

* Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch

Công khai Kế hoạch kiểm tra đã được duyệt cho toàn thể Hội đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tại trường mầm non hoa hồng, quận đống đa, hà nội trong bối cảnh hiện nay (Trang 56)